Những trò chơi cho bé khi còn nằm trong nôi
Những trò chơi giúp bé khám phá về bản thân mình và thế
giới xung quanh. Ngay khi bé còn nằm trong nôi, bạn và bé có thể chơi
những trò đơn giản như: tạo khuôn mặt cười, chơi trốn tìm...
Ở tuổi này bé rất dễ mệt và chỉ có thể tập trung chơi
trong vài phút. Đây là lúc bé có thể khám phá thế giới và cảm nhận sự
khác biệt của các đồ vật xung quanh trẻ.
Mọi thứ với bé đều mới mẻ vì thế bạn không cần thiết
phải mua những đồ chơi phát sáng, kêu bíp bíp. Bé có thể chơi trên
thảm, chạm vào những đồ chơi được làm bằng chất liệu nhẹ nhàng hoặc
quan sát một vật chuyển động nhẹ nhàng.
Trang Raising Children Network đưa ra một số gợi ý cho bạn và bé:
- Làm những khuôn mặt ngộ nghĩnh: Bạn hãy làm những
khuôn mặt khác nhau để bé nhìn: cười mỉm, cười thành tiếng, vẫy tay nhẹ
nhàng. Bé sẽ thấy rất hứng thú và thậm chí có thể bắt chước bạn.
- Trò chơi ú òa: Đây là một trò chơi đơn giản, bạn
hãy chơi trò trốn tìm và sẽ thấy bé tỏ ra rất thích thú. Trong những
tháng sắp tới, bé sẽ học cách chơi cùng bạn.
- Hát: Trẻ sơ sinh rất thích nghe giọng nói của mẹ và
những bài hát, nó cũng có thể giúp trí não bé phát triển. Bạn có thể
hát cho bé nghe khi thay tã, trong xe ôtô và khi đi tắm. Hoặc bạn cũng
có thể tự sáng tạo ra bài hát của riêng mình về bất kỳ việc gì bạn đang
làm gì.
- Đồ chơi: Những đồ chơi đơn giản có thể giúp bé mới
sinh rèn luyện tập các giác quan. Bạn có thể thử với những đồ chơi nhẹ
nhàng hoặc những cái lúc lắc bằng chất liệu khác nhau như: vải nhăn,
satanh và nhung.
Bằng cách chạm vào đồ vật và cảm nhận chúng, trẻ sẽ
thu thập được nhiều thông tin về thế giới xung quanh. Và bạn hãy chắc
chắn rằng những đồ chơi này an toàn với trẻ sơ sinh và sạch sẽ, như thế
bạn sẽ không phải lo lắng nếu bé cho vào miệng.
- Trò chuyện: Không phải lúc nào bạn cũng có thời
gian tạm dừng mọi việc để chơi với con vài phút. Vậy thì bạn hãy nói
chuyện với con về bất cứ việc gì bạn đang làm (giặt quần áo, nấu ăn).
Điều này không chỉ là trò tiêu khiển cho bé mà sẽ đặt nền tảng cho sự
phát triển ngôn ngữ của bé.
Nam Phương
Những trò chơi là cách giúp bé khám phá thế giới. Ảnh: Corbis.com. |
Những trò chơi giúp bé khám phá về bản thân mình và thế
giới xung quanh. Ngay khi bé còn nằm trong nôi, bạn và bé có thể chơi
những trò đơn giản như: tạo khuôn mặt cười, chơi trốn tìm...
Ở tuổi này bé rất dễ mệt và chỉ có thể tập trung chơi
trong vài phút. Đây là lúc bé có thể khám phá thế giới và cảm nhận sự
khác biệt của các đồ vật xung quanh trẻ.
Mọi thứ với bé đều mới mẻ vì thế bạn không cần thiết
phải mua những đồ chơi phát sáng, kêu bíp bíp. Bé có thể chơi trên
thảm, chạm vào những đồ chơi được làm bằng chất liệu nhẹ nhàng hoặc
quan sát một vật chuyển động nhẹ nhàng.
Trang Raising Children Network đưa ra một số gợi ý cho bạn và bé:
- Làm những khuôn mặt ngộ nghĩnh: Bạn hãy làm những
khuôn mặt khác nhau để bé nhìn: cười mỉm, cười thành tiếng, vẫy tay nhẹ
nhàng. Bé sẽ thấy rất hứng thú và thậm chí có thể bắt chước bạn.
- Trò chơi ú òa: Đây là một trò chơi đơn giản, bạn
hãy chơi trò trốn tìm và sẽ thấy bé tỏ ra rất thích thú. Trong những
tháng sắp tới, bé sẽ học cách chơi cùng bạn.
- Hát: Trẻ sơ sinh rất thích nghe giọng nói của mẹ và
những bài hát, nó cũng có thể giúp trí não bé phát triển. Bạn có thể
hát cho bé nghe khi thay tã, trong xe ôtô và khi đi tắm. Hoặc bạn cũng
có thể tự sáng tạo ra bài hát của riêng mình về bất kỳ việc gì bạn đang
làm gì.
- Đồ chơi: Những đồ chơi đơn giản có thể giúp bé mới
sinh rèn luyện tập các giác quan. Bạn có thể thử với những đồ chơi nhẹ
nhàng hoặc những cái lúc lắc bằng chất liệu khác nhau như: vải nhăn,
satanh và nhung.
Bằng cách chạm vào đồ vật và cảm nhận chúng, trẻ sẽ
thu thập được nhiều thông tin về thế giới xung quanh. Và bạn hãy chắc
chắn rằng những đồ chơi này an toàn với trẻ sơ sinh và sạch sẽ, như thế
bạn sẽ không phải lo lắng nếu bé cho vào miệng.
- Trò chuyện: Không phải lúc nào bạn cũng có thời
gian tạm dừng mọi việc để chơi với con vài phút. Vậy thì bạn hãy nói
chuyện với con về bất cứ việc gì bạn đang làm (giặt quần áo, nấu ăn).
Điều này không chỉ là trò tiêu khiển cho bé mà sẽ đặt nền tảng cho sự
phát triển ngôn ngữ của bé.
Nam Phương