Sữa non giúp bé chống lại bệnh tật
Sữa non chứa nhiều kháng thể và bạch cầu hết sức cần
thiết cho trẻ mới lọt lòng mẹ. Nó bảo vệ tốt cho đứa trẻ chống lại hầu
hết các loại vi khuẩn.
Hiện nay, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng
tuyên truyền về tầm quan trọng của sữa non, vậy sữa non quan trọng như
thế nào đối với trẻ sơ sinh? Liệu có nguồn dinh dưỡng nào có thể thay
thế được sữa non hay không?
Có người cho rằng sau khi đẻ, những giọt sữa đầu tiên
rất bẩn hoặc đó là những giọt sữa loãng, không có giá trị dinh dưỡng
nên đã không cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm.
Thực tế, sữa non có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó
chỉ có khoảng 5 ngày sau khi sinh. Trong đó, thành phần miễn dịch cao
đến mức những giọt sữa sau này không thể nào có được. Sữa non chứa
nhiều kháng thể và bạch cầu hết sức cần thiết cho trẻ mới lọt lòng mẹ.
Nó bảo vệ tốt cho đứa trẻ chống lại hầu hết các loại vi khuẩn. Sữa non
còn giàu các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự phát triển ruột chưa
trưởng thành ở trẻ (những yếu tố tăng trưởng này sẽ chuẩn bị cho ruột
tiêu hóa, hấp thu sữa trưởng thành, hấp thu những chất khó tiêu, có thể
gây dị ứng).
Tuy sữa non tiết ra ít nhưng trong thời gian này
nhưng nó cũng đủ để thỏa mãn cho một đứa trẻ bình thường. Sữa non có
tác dụng thúc đẩy phản xạ bài tiết ra ngoài cũng như tiêu trừ hoàng
đàm, có thể tránh được đầy bụng và hạch hoàng đàm - thứ có thể gây bệnh
cho trẻ.
Không nên cho trẻ sơ sinh bú quá muộn
Cho trẻ sơ sinh bú quá muộn là làm trái với quy luật sinh lý của việc tiết sữa và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Sữa mẹ tiết ra là do sự điều tiết của thần kinh và sự
phân tiết bên trong. Trẻ bú sẽ kích thích hệ thần kinh, dẫn đến phản xạ
thần kinh, thúc đẩy sự phân tiết của chất kích thích ở đằng sau thùy.
Từ đó, sữa đang đầy ắp trong tuyến sữa sẽ chảy vào ống dẫn sữa. Nếu
không được kích thích như vậy, việc phân tiết sữa sẽ bị giảm hoặc bị
tắc nghẽn.
Vì thế, để đứa con khỏe mạnh và việc nuôi con từ sữa
mẹ thành công, khi đứa trẻ ra đời 6-12 tiếng thì người mẹ nên bắt đầu
cho con bú. Tốt nhất là 30 phút sau khi sinh trẻ được bú ngay. Người mẹ
cho con bú sớm còn kích thích được phản xạ tử cung co lại, rất có lợi
cho sự phục hồi tử cung.
(Theo Eva.vn)
Ảnh minh họa: 3.bp.blogspot.com. |
Sữa non chứa nhiều kháng thể và bạch cầu hết sức cần
thiết cho trẻ mới lọt lòng mẹ. Nó bảo vệ tốt cho đứa trẻ chống lại hầu
hết các loại vi khuẩn.
Hiện nay, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng
tuyên truyền về tầm quan trọng của sữa non, vậy sữa non quan trọng như
thế nào đối với trẻ sơ sinh? Liệu có nguồn dinh dưỡng nào có thể thay
thế được sữa non hay không?
Có người cho rằng sau khi đẻ, những giọt sữa đầu tiên
rất bẩn hoặc đó là những giọt sữa loãng, không có giá trị dinh dưỡng
nên đã không cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm.
Thực tế, sữa non có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó
chỉ có khoảng 5 ngày sau khi sinh. Trong đó, thành phần miễn dịch cao
đến mức những giọt sữa sau này không thể nào có được. Sữa non chứa
nhiều kháng thể và bạch cầu hết sức cần thiết cho trẻ mới lọt lòng mẹ.
Nó bảo vệ tốt cho đứa trẻ chống lại hầu hết các loại vi khuẩn. Sữa non
còn giàu các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự phát triển ruột chưa
trưởng thành ở trẻ (những yếu tố tăng trưởng này sẽ chuẩn bị cho ruột
tiêu hóa, hấp thu sữa trưởng thành, hấp thu những chất khó tiêu, có thể
gây dị ứng).
Tuy sữa non tiết ra ít nhưng trong thời gian này
nhưng nó cũng đủ để thỏa mãn cho một đứa trẻ bình thường. Sữa non có
tác dụng thúc đẩy phản xạ bài tiết ra ngoài cũng như tiêu trừ hoàng
đàm, có thể tránh được đầy bụng và hạch hoàng đàm - thứ có thể gây bệnh
cho trẻ.
Không nên cho trẻ sơ sinh bú quá muộn
Cho trẻ sơ sinh bú quá muộn là làm trái với quy luật sinh lý của việc tiết sữa và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Sữa mẹ tiết ra là do sự điều tiết của thần kinh và sự
phân tiết bên trong. Trẻ bú sẽ kích thích hệ thần kinh, dẫn đến phản xạ
thần kinh, thúc đẩy sự phân tiết của chất kích thích ở đằng sau thùy.
Từ đó, sữa đang đầy ắp trong tuyến sữa sẽ chảy vào ống dẫn sữa. Nếu
không được kích thích như vậy, việc phân tiết sữa sẽ bị giảm hoặc bị
tắc nghẽn.
Vì thế, để đứa con khỏe mạnh và việc nuôi con từ sữa
mẹ thành công, khi đứa trẻ ra đời 6-12 tiếng thì người mẹ nên bắt đầu
cho con bú. Tốt nhất là 30 phút sau khi sinh trẻ được bú ngay. Người mẹ
cho con bú sớm còn kích thích được phản xạ tử cung co lại, rất có lợi
cho sự phục hồi tử cung.
(Theo Eva.vn)