Xử trí những tình huống căng thẳng khi nuôi con
Bé hay quấy khóc về đêm khiến bạn mệt mỏi, dễ nổi nóng.
Bạn hãy nói với con một cách nghiêm túc rằng đã đến giờ đi ngủ nhưng
không đe dọa hoặc bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm hay kể chuyện để
bé dễ ngủ.
Bạn hiểu rằng đánh con, mắng con không phải là cách
dạy dỗ trẻ hữu hiệu nhất. Thế nhưng nhiều khi gặp những tình huống căng
thẳng với con, bạn lại không thể giữ được bình tĩnh và đôi khi quát
mắng, thậm chí là đánh con.
Mới đây, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em công bố Tài liệu tập huấn làm cha mẹ tốt. Trong đó có một số tình huống căng thẳng khi nuôi dạy trẻ và các cách giải quyết giúp bạn:
1. Con khóc
Trước hết cha mẹ cần lưu ý rằng việc trẻ khóc là một điều hoàn toàn bình thường. Đó là cách con nói chuyện với chúng ta.
Khi đó bạn hãy nghĩ rằng trẻ đang cố gắng nói điều đó
với mình, có thể bé đang đói, khát hay tè dầm. Cũng có thể bé đang bực
dọc vì không thể với tới món đồ chơi yêu thích của mình hay đơn giản bé
chỉ muốn bạn bế.
Bạn hãy bế con dạo quanh và đong đưa trẻ một tí hoặc
hát ru con. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói chuyện với con trong lúc bạn
đang bế bé. Hãy chú ý là bạn phải hoàn toàn thư giãn. Trẻ sẽ nhận ra
ngay nếu bạn bực tức hay phiền muộn. Khi bạn đã làm cho bé nín khóc thì
đừng đặt ngay trẻ vào nôi hay buông trẻ ra mà hãy ôm con thêm một lúc
nữa. Nếu trẻ vẫn khóc nhiều cả ngày thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được
tư vấn.
2. Mệt mỏi vì thiếu ngủ
Bạn đang nuôi con nhỏ và bé hay quấy khóc về đêm làm
bạn mệt mỏi, lúc này bạn sẽ rất dễ nổi nóng. Vì thế bạn hãy cố gắng làm
cho bé quen với thời gian biểu hằng ngày để con biết dần giờ đi ngủ.
Hãy nói với bé một cách nghiêm túc rằng đã đến giờ đi ngủ nhưng không
có hàm ý đe dọa trẻ. Bạn cũng có thể tắm cho bé bằng nước ấm hay kể
chuyện cho con nghe để bé dễ ngủ.
Hoặc bạn có thể nhờ chồng trông bé hoặc là tạm quên việc cho bé đi ngủ mà để trẻ chơi thêm một lúc rồi thử cho bé ngủ lại.
3. Con ngỗ ngược và luôn gây rối
Nếu bé luôn tỏ ra ngỗ ngược, hay gây rối và làm mọi
thứ rối tung, cắn cấu người khác thì bạn cũng không nên tỏ ra tức giận
mà cố kiên nhẫn. Trẻ dưới 3 tuổi thường cho mình là trung tâm của mọi
thứ. Bé sẽ chẳng bao giờ nghĩ mình sai và không nghĩ việc mình làm có
thể làm cha mẹ bực dọc và phiền muộn như thế nào.
Bạn hãy tìm cách giải khuây cho bé. Trẻ thường quên
khuấy đi mất là vì sao mình khóc nếu bạn làm con thích thú vào một cái
gì khác. Bạn có thể hát, kể chuyện cho con nghe.
4. Cái gì con cũng biết
Con bạn đang ở độ tuổi 5-10, lúc này trẻ luôn tỏ ra mình biết mọi chuyện và không nghe lời bạn.
Cách giải quyết là nếu con bạn chửi bậy hay nói năng
linh tinh, bạn hãy bảo con giữ yên lặng và hỏi xem bé có chuyện gì. Cố
gắng không phản ứng lại một cách thái quá hay dùng những ngôn từ thái
quá để mắng trẻ.
Ngoài ra, bạn hãy để cho con tập quyết định một số
việc liên quan đến bé, thay vì đặt ra quá nhiều quy định. Dù có thể con
không phải lúc nào cũng tỏ ra ngoan ngoãn nhưng bạn hãy luôn thể hiện
để bé biết bạn luôn yêu thương con.
5. Tuổi thiếu niên ngỗ nghịch
Trở thành người lớn là một việc không dễ dàng gì.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều áp lực không chỉ đối với trẻ và
cả các bậc cha mẹ. Ở giai đoạn này trẻ luôn tỏ ra đối đầu với cha mẹ.
Những đòi hỏi của trẻ thường quá đáng và đôi khi đưa cha mẹ vào ngõ cụt.
Lúc này, bạn hãy thảo luận những trường hợp xung đột
theo cách nhìn tích cực, tránh đương đầu với con. Cách tốt nhất là hãy
thương lượng và tìm ra cách giải quyết dung hòa mà cả hai phía đều có
thể chấp nhận được.
Phương Trang
Ảnh minh họa. Ảnh: Corbis.com. |
Bé hay quấy khóc về đêm khiến bạn mệt mỏi, dễ nổi nóng.
Bạn hãy nói với con một cách nghiêm túc rằng đã đến giờ đi ngủ nhưng
không đe dọa hoặc bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm hay kể chuyện để
bé dễ ngủ.
Bạn hiểu rằng đánh con, mắng con không phải là cách
dạy dỗ trẻ hữu hiệu nhất. Thế nhưng nhiều khi gặp những tình huống căng
thẳng với con, bạn lại không thể giữ được bình tĩnh và đôi khi quát
mắng, thậm chí là đánh con.
Mới đây, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em công bố Tài liệu tập huấn làm cha mẹ tốt. Trong đó có một số tình huống căng thẳng khi nuôi dạy trẻ và các cách giải quyết giúp bạn:
1. Con khóc
Trước hết cha mẹ cần lưu ý rằng việc trẻ khóc là một điều hoàn toàn bình thường. Đó là cách con nói chuyện với chúng ta.
Khi đó bạn hãy nghĩ rằng trẻ đang cố gắng nói điều đó
với mình, có thể bé đang đói, khát hay tè dầm. Cũng có thể bé đang bực
dọc vì không thể với tới món đồ chơi yêu thích của mình hay đơn giản bé
chỉ muốn bạn bế.
Bạn hãy bế con dạo quanh và đong đưa trẻ một tí hoặc
hát ru con. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói chuyện với con trong lúc bạn
đang bế bé. Hãy chú ý là bạn phải hoàn toàn thư giãn. Trẻ sẽ nhận ra
ngay nếu bạn bực tức hay phiền muộn. Khi bạn đã làm cho bé nín khóc thì
đừng đặt ngay trẻ vào nôi hay buông trẻ ra mà hãy ôm con thêm một lúc
nữa. Nếu trẻ vẫn khóc nhiều cả ngày thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được
tư vấn.
2. Mệt mỏi vì thiếu ngủ
Bạn đang nuôi con nhỏ và bé hay quấy khóc về đêm làm
bạn mệt mỏi, lúc này bạn sẽ rất dễ nổi nóng. Vì thế bạn hãy cố gắng làm
cho bé quen với thời gian biểu hằng ngày để con biết dần giờ đi ngủ.
Hãy nói với bé một cách nghiêm túc rằng đã đến giờ đi ngủ nhưng không
có hàm ý đe dọa trẻ. Bạn cũng có thể tắm cho bé bằng nước ấm hay kể
chuyện cho con nghe để bé dễ ngủ.
Hoặc bạn có thể nhờ chồng trông bé hoặc là tạm quên việc cho bé đi ngủ mà để trẻ chơi thêm một lúc rồi thử cho bé ngủ lại.
3. Con ngỗ ngược và luôn gây rối
Nếu bé luôn tỏ ra ngỗ ngược, hay gây rối và làm mọi
thứ rối tung, cắn cấu người khác thì bạn cũng không nên tỏ ra tức giận
mà cố kiên nhẫn. Trẻ dưới 3 tuổi thường cho mình là trung tâm của mọi
thứ. Bé sẽ chẳng bao giờ nghĩ mình sai và không nghĩ việc mình làm có
thể làm cha mẹ bực dọc và phiền muộn như thế nào.
Bạn hãy tìm cách giải khuây cho bé. Trẻ thường quên
khuấy đi mất là vì sao mình khóc nếu bạn làm con thích thú vào một cái
gì khác. Bạn có thể hát, kể chuyện cho con nghe.
4. Cái gì con cũng biết
Con bạn đang ở độ tuổi 5-10, lúc này trẻ luôn tỏ ra mình biết mọi chuyện và không nghe lời bạn.
Cách giải quyết là nếu con bạn chửi bậy hay nói năng
linh tinh, bạn hãy bảo con giữ yên lặng và hỏi xem bé có chuyện gì. Cố
gắng không phản ứng lại một cách thái quá hay dùng những ngôn từ thái
quá để mắng trẻ.
Ngoài ra, bạn hãy để cho con tập quyết định một số
việc liên quan đến bé, thay vì đặt ra quá nhiều quy định. Dù có thể con
không phải lúc nào cũng tỏ ra ngoan ngoãn nhưng bạn hãy luôn thể hiện
để bé biết bạn luôn yêu thương con.
5. Tuổi thiếu niên ngỗ nghịch
Trở thành người lớn là một việc không dễ dàng gì.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều áp lực không chỉ đối với trẻ và
cả các bậc cha mẹ. Ở giai đoạn này trẻ luôn tỏ ra đối đầu với cha mẹ.
Những đòi hỏi của trẻ thường quá đáng và đôi khi đưa cha mẹ vào ngõ cụt.
Lúc này, bạn hãy thảo luận những trường hợp xung đột
theo cách nhìn tích cực, tránh đương đầu với con. Cách tốt nhất là hãy
thương lượng và tìm ra cách giải quyết dung hòa mà cả hai phía đều có
thể chấp nhận được.
Phương Trang