Ba tháng tuổi, bé phải 3-4 ngày mới đi tiêu được. Đi
nhiều bác sĩ, cuối cùng kết luận cháu hẹp hậu môn bẩm sinh. Tôi phải
mất 3 tháng cùng con chiến đấu và chiến thắng căn bệnh.
Tôi sinh một cháu gái khỏe mạnh, tháng đầu tiên cháu chỉ bú mẹ và ngủ nên lớn nhanh trông thấy.
Tháng
thứ hai, cháu vẫn bú mẹ bình thường, đi tiểu bình thường nhưng đi tiêu
thì 2 ngày một lần. Cháu không quấy khóc, ngủ ngon và bú nhiều. Tôi chú
trọng ăn rau nhiều nên không hề bị bón. Tôi nghĩ là không sao nên không
đưa cháu đi khám.
Sang đến tháng thứ 3, cháu bắt đầu lười bú
hơn, tăng cân chậm, 3 đến 4 ngày mới đi tiêu một lần, đánh hơi rất dài
và thối, có khi 5 ngày vẫn không đi tiêu được. Tôi phải bơm thuốc vào
hậu môn cháu mới đi tiêu, nhiều nhưng phân không bị vón cục.
Tôi đưa cháu đến bác sĩ và được cho uống: sorbiton và
men tiêu hóa. Nhưng cháu vẫn không tự đi tiêu được. Tôi lại đưa cháu
đến bác sĩ nhi khác, uống vitamin C và men tiêu hóa. Sau khi uống
thuốc, bé tự đi cầu được đúng một lần duy nhất (phân lỏng), rồi đâu lại
vào đấy.
Tôi lại đưa cháu đến bệnh viện đa
khoa tỉnh. Vào khoa nhi, đem tất cả toa thuốc đã khám trước đây cho bác
sĩ coi. Bác sĩ ở đây khám xong kết luận cháu bị rối loạn tiêu hóa, lại
uống thuốc men tiêu hóa vi sinh, thuốc nhuận trường, nước biển khô.
Cháu về uống hết thuốc mà vẫn không tự đi tiêu được.
Tôi chuyển
qua chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc... vẫn không thấy gì biến chuyển.
Nghe ai bày bác sĩ nào chữa hay, tôi đều đưa con đến nhưng chẳng thấy
tia hy vọng nào.
Cứ cách 3 đến 4 ngày tôi lại phải bơm thuốc để
con đi tiêu, xót xa lắm nhưng không biết làm sao được. Mỗi ngày trôi
qua với tôi thật nặng nề, nhiều đêm liền không ngủ được vì lo lắng, tôi
mất sữa, héo gầy...
Cũng
như những lần trước, tôi lại đưa cháu đến gặp một bác sĩ khác. Lần này
tôi gặp một vị bác sĩ già. Sau khi nghe tôi kể sự tình, bác sĩ không
nhận chữa và khuyên tôi nên đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Đồng ngay. Ông
nói với tôi rằng “Trẻ nhũ nhi không thể táo bón kéo dài quá lâu như thế
(một tháng rồi), chắc chắn cháu có vấn đề gì khác thường ở bên trong,
phải xin chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới có cách điều
trị hữu hiệu”.
Nghe lời ông, tôi khăn gói lên đường, có bà ngoại bé
động viên hỗ trợ. Nhà tôi cách xa thành phố hàng trăm cây số, thành phố
xa lạ với dân quê tỉnh lẻ nhưng bà ngoại nhất quyết đưa cháu đi.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng cho chụp X-quang, kết quả
là cháu bị hẹp hậu môn bẩm sinh. Bác sĩ nong hậu môn cho tôi coi một
lần rồi dặn về nhà làm y như vậy cho cháu vào một giờ nhất định trong
ngày, điều trị bằng thuốc nhuận trường duphalac và men tiêu hóa vi sinh.
Thật không uổng công vất vả của mẹ và bà. Hôm sau là
cháu tự đi tiêu được luôn, cả nhà tôi ai cũng vui mừng. Cháu dễ chịu
hẳn ra, không còn quấy khóc đêm, bú mẹ nhiệt tình hơn.
Tôi đem kết quả của bệnh viện về cho vị bác sĩ già
nọ, ông nhận lời chữa trị tiếp cho cháu với điều kiện mẹ phải làm theo
hướng dẫn của ông hoàn toàn. Thời gian điều trị sẽ là lâu dài nên phải
hết sức kiên nhẫn. Vì nhà quá xa không thể đưa cháu đi bệnh viện ở TP
HCM mỗi tuần được, nên tôi nhất trí làm theo hướng dẫn của ông.
Ông cho rằng ngăn ngừa táo bón là phương thuốc tốt
nhất để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Vì thế cách ông chữa bệnh cho
con tôi có nhiều cái rất dân gian, mà lại rất hiệu quả, tốt cho cả mẹ
lẫn con. Tôi xin chia sẻ ra đây để các bà mẹ nào có con nhỏ, dù có bị
bón hay không cũng đều có thể áp dụng cho con của mình.
- Đối với mẹ: Phải uống nhiều nước lọc (2-3 lít trong
một ngày). Trong khẩu phần ăn mỗi bữa nên ăn thêm 1 chén rau luộc (rau
mồng tơi, dền, rau má, lang, đu đủ sắp chín tới…)
- Đối với
con: Uống thuốc của bệnh viện cho theo liều lượng giảm dần (một tuần
đầu dùng 1/2 gói mỗi ngày, 3 tuần sau dùng 1/3 gói trong một ngày),
nong hậu môn theo bệnh viện chỉ dẫn, đồng thời xoa bụng cho cháu vào
lúc sáng ngủ dậy, tập thể dục cho cháu khi phơi nắng sớm (dùng 2 tay
cầm 2 chân cháu làm động tác như đạp xe đạp xuôi 5 lần, ngược lại 5
lần). Mỗi ngày cho cháu uống một chút nước cam pha loãng theo tỷ lệ 1
thìa nước cam, 2 thìa nước lọc. Sau một tháng điều trị, ngày nào cháu
cũng đi tiêu 1 đến 2 lần, bú tốt và tăng cân tốt.
Bây giờ đã đến lúc tôi phải tập cho bé bú thêm sữa
ngoài, vì tôi đã hết 4 tháng nghỉ thai sản. Tuần đầu tiên tôi phải pha
sữa loãng hơn chỉ dẫn (40 ml nước một muỗng sữa), những tuần sau đó mới
pha đúng tỷ lệ như hướng dẫn. Nước cam và nước đu đủ chín cho cháu uống
xen kẽ mỗi ngày, thêm một chút nước lọc sau cữ bú sữa ngoài. Vẫn đều
đặn mỗi sáng xoa bụng và nong hậu môn, kết hợp tập thể dục lúc tắm
nắng. Cháu đi tiêu mỗi ngày vào một giờ giấc tương đối ổn định.
Sang đến tháng thứ 5, tôi bắt đầu cho cháu ăn dặm bột
ăn liền vị ngũ cốc và sữa, giã nát một chút lá rau (dền, ngót, muống…)
lọc lấy nước, đun sôi, để nguội 40 độ C, lấy nước này pha bột cho cháu.
Còn chế độ ăn, uống thuốc và sinh hoạt thì vẫn như trước. Cháu phát
tiển tốt, chỉ có điều vẫn phải dùng thuốc mỗi ngày.
Một hôm, cháu được tặng một chiếc xe tập đi. Tôi do
dự không muốn cho cháu sử dụng vì sợ không an toàn. Nhưng bác của cháu
cứ cho cháu ngồi vào thử, ngờ đâu cháu có vẻ thích thú với chiếc xe
lắm. Bắt đầu thì hai chân đạp tới cho chiếc xe chạy lùi, rồi khi quen
thì lại đạp cho chiếc xe chạy tới, ngồi chơi một hồi là cháu ị cả ra
chiếc xe mới.
Tôi đem chuyện kể với bác sĩ già, ông cười tươi
lắm, nói đã đến lúc bỏ thuốc được rồi. Ông dặn rất kỹ về việc cho cháu
vào xe tập đi, phải luôn có người lớn kiểm soát đề phòng bé gặp những
tai nạn đáng tiếc từ xe tập đi (lao xuống cầu thang, lao vào những nơi
có những đồ vật nguy hiểm...)
Mỗi ngày chỉ cần cho cháu vào xe 30 phút để cháu vận
động, bỏ hẳn nong hậu môn, giảm liều lượng thuốc xuống còn 1/3 gói
trong 2 ngày, thêm một bữa ăn bột mặn (bột gạo gồm 1 kg gạo tẻ, 200 gr
gạo nếp, 200 gr đậu nành + đậu xanh rang chín, tất cả đem xay nhuyễn).
Lấy thịt nạc giã nát lọc lấy nước, giã thêm vài lá rau, lọc lấy nước,
cho một ít bột vào hòa tan, thêm vài hạt muối I-ốt, vài hạt bột nêm rồi
nấu chín bột, cho vào bột đã chín một muỗng café dầu mè. Phải nêm nhạt
hơn rất nhiều so với khẩu vị của người lớn.
Từ khi cháu được 6
tháng, tôi hoàn toàn không phải dùng đến thuốc nữa. Mỗi ngày sau bữa ăn
bột chiều khoảng 30 phút, tôi lại cho cháu vào xe, chơi một hồi là cháu
đòi ra, tôi cho cháu ngồi bô một chút là bé tự đi tiêu như phản xạ tự
nhiên vậy. Đôi khi cháu ham chơi không chịu ngồi bô, tôi lại cho bé
nghịch chút xíu vào tay tôi, cháu quên chơi mà vừa nắm tay mẹ vừa làm
"nhiệm vụ" đi tiêu mỗi ngày của mình. Tôi luôn cho cháu ngồi bô vào một
nơi yên tĩnh, thoáng mát để cháu tập trung khi đi tiêu.
Cháu nhà tôi đã được ăn dặm, sử dụng thuốc và uống
sữa đúng với sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ nên đã chữa được căn bệnh
táo bón do thực thể (tưởng chừng như cháu phải chịu đựng đến lớn và
phải phẫu thuật sau này).
Rút ra bài học lớn từ căn bệnh của con mình, tôi sẽ
luôn thực hiện và duy trì cho bản thân và cho con tôi chế độ ăn uống
lành mạnh, giàu chất xơ, vận động cơ thể đều đặn và tạo thói quen sinh
hoạt cũng như vệ sinh cá nhân đúng giờ.
Xin cảm ơn VnExpress.net
đã cho tôi cơ hội chia sẻ với bạn đọc gần xa về kinh nghiệm nho nhỏ
này. Cảm ơn vị bác sĩ già ở quê tôi, người bác của cháu đã cho cháu
ngồi vào xe tập đi như một nút thắt cuối cùng để tôi giải được bài toán
táo bón cho con tôi.
Ngotrieudesign
Thành phố Quy Nhơn
nhiều bác sĩ, cuối cùng kết luận cháu hẹp hậu môn bẩm sinh. Tôi phải
mất 3 tháng cùng con chiến đấu và chiến thắng căn bệnh.
Tôi sinh một cháu gái khỏe mạnh, tháng đầu tiên cháu chỉ bú mẹ và ngủ nên lớn nhanh trông thấy.
Tháng
thứ hai, cháu vẫn bú mẹ bình thường, đi tiểu bình thường nhưng đi tiêu
thì 2 ngày một lần. Cháu không quấy khóc, ngủ ngon và bú nhiều. Tôi chú
trọng ăn rau nhiều nên không hề bị bón. Tôi nghĩ là không sao nên không
đưa cháu đi khám.
Sang đến tháng thứ 3, cháu bắt đầu lười bú
hơn, tăng cân chậm, 3 đến 4 ngày mới đi tiêu một lần, đánh hơi rất dài
và thối, có khi 5 ngày vẫn không đi tiêu được. Tôi phải bơm thuốc vào
hậu môn cháu mới đi tiêu, nhiều nhưng phân không bị vón cục.
Tôi đưa cháu đến bác sĩ và được cho uống: sorbiton và
men tiêu hóa. Nhưng cháu vẫn không tự đi tiêu được. Tôi lại đưa cháu
đến bác sĩ nhi khác, uống vitamin C và men tiêu hóa. Sau khi uống
thuốc, bé tự đi cầu được đúng một lần duy nhất (phân lỏng), rồi đâu lại
vào đấy.
Tôi lại đưa cháu đến bệnh viện đa
khoa tỉnh. Vào khoa nhi, đem tất cả toa thuốc đã khám trước đây cho bác
sĩ coi. Bác sĩ ở đây khám xong kết luận cháu bị rối loạn tiêu hóa, lại
uống thuốc men tiêu hóa vi sinh, thuốc nhuận trường, nước biển khô.
Cháu về uống hết thuốc mà vẫn không tự đi tiêu được.
Tôi chuyển
qua chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc... vẫn không thấy gì biến chuyển.
Nghe ai bày bác sĩ nào chữa hay, tôi đều đưa con đến nhưng chẳng thấy
tia hy vọng nào.
Cứ cách 3 đến 4 ngày tôi lại phải bơm thuốc để
con đi tiêu, xót xa lắm nhưng không biết làm sao được. Mỗi ngày trôi
qua với tôi thật nặng nề, nhiều đêm liền không ngủ được vì lo lắng, tôi
mất sữa, héo gầy...
như những lần trước, tôi lại đưa cháu đến gặp một bác sĩ khác. Lần này
tôi gặp một vị bác sĩ già. Sau khi nghe tôi kể sự tình, bác sĩ không
nhận chữa và khuyên tôi nên đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Đồng ngay. Ông
nói với tôi rằng “Trẻ nhũ nhi không thể táo bón kéo dài quá lâu như thế
(một tháng rồi), chắc chắn cháu có vấn đề gì khác thường ở bên trong,
phải xin chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới có cách điều
trị hữu hiệu”.
Nghe lời ông, tôi khăn gói lên đường, có bà ngoại bé
động viên hỗ trợ. Nhà tôi cách xa thành phố hàng trăm cây số, thành phố
xa lạ với dân quê tỉnh lẻ nhưng bà ngoại nhất quyết đưa cháu đi.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng cho chụp X-quang, kết quả
là cháu bị hẹp hậu môn bẩm sinh. Bác sĩ nong hậu môn cho tôi coi một
lần rồi dặn về nhà làm y như vậy cho cháu vào một giờ nhất định trong
ngày, điều trị bằng thuốc nhuận trường duphalac và men tiêu hóa vi sinh.
Thật không uổng công vất vả của mẹ và bà. Hôm sau là
cháu tự đi tiêu được luôn, cả nhà tôi ai cũng vui mừng. Cháu dễ chịu
hẳn ra, không còn quấy khóc đêm, bú mẹ nhiệt tình hơn.
Tôi đem kết quả của bệnh viện về cho vị bác sĩ già
nọ, ông nhận lời chữa trị tiếp cho cháu với điều kiện mẹ phải làm theo
hướng dẫn của ông hoàn toàn. Thời gian điều trị sẽ là lâu dài nên phải
hết sức kiên nhẫn. Vì nhà quá xa không thể đưa cháu đi bệnh viện ở TP
HCM mỗi tuần được, nên tôi nhất trí làm theo hướng dẫn của ông.
Ông cho rằng ngăn ngừa táo bón là phương thuốc tốt
nhất để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Vì thế cách ông chữa bệnh cho
con tôi có nhiều cái rất dân gian, mà lại rất hiệu quả, tốt cho cả mẹ
lẫn con. Tôi xin chia sẻ ra đây để các bà mẹ nào có con nhỏ, dù có bị
bón hay không cũng đều có thể áp dụng cho con của mình.
- Đối với mẹ: Phải uống nhiều nước lọc (2-3 lít trong
một ngày). Trong khẩu phần ăn mỗi bữa nên ăn thêm 1 chén rau luộc (rau
mồng tơi, dền, rau má, lang, đu đủ sắp chín tới…)
- Đối với
con: Uống thuốc của bệnh viện cho theo liều lượng giảm dần (một tuần
đầu dùng 1/2 gói mỗi ngày, 3 tuần sau dùng 1/3 gói trong một ngày),
nong hậu môn theo bệnh viện chỉ dẫn, đồng thời xoa bụng cho cháu vào
lúc sáng ngủ dậy, tập thể dục cho cháu khi phơi nắng sớm (dùng 2 tay
cầm 2 chân cháu làm động tác như đạp xe đạp xuôi 5 lần, ngược lại 5
lần). Mỗi ngày cho cháu uống một chút nước cam pha loãng theo tỷ lệ 1
thìa nước cam, 2 thìa nước lọc. Sau một tháng điều trị, ngày nào cháu
cũng đi tiêu 1 đến 2 lần, bú tốt và tăng cân tốt.
Bây giờ đã đến lúc tôi phải tập cho bé bú thêm sữa
ngoài, vì tôi đã hết 4 tháng nghỉ thai sản. Tuần đầu tiên tôi phải pha
sữa loãng hơn chỉ dẫn (40 ml nước một muỗng sữa), những tuần sau đó mới
pha đúng tỷ lệ như hướng dẫn. Nước cam và nước đu đủ chín cho cháu uống
xen kẽ mỗi ngày, thêm một chút nước lọc sau cữ bú sữa ngoài. Vẫn đều
đặn mỗi sáng xoa bụng và nong hậu môn, kết hợp tập thể dục lúc tắm
nắng. Cháu đi tiêu mỗi ngày vào một giờ giấc tương đối ổn định.
Sang đến tháng thứ 5, tôi bắt đầu cho cháu ăn dặm bột
ăn liền vị ngũ cốc và sữa, giã nát một chút lá rau (dền, ngót, muống…)
lọc lấy nước, đun sôi, để nguội 40 độ C, lấy nước này pha bột cho cháu.
Còn chế độ ăn, uống thuốc và sinh hoạt thì vẫn như trước. Cháu phát
tiển tốt, chỉ có điều vẫn phải dùng thuốc mỗi ngày.
Một hôm, cháu được tặng một chiếc xe tập đi. Tôi do
dự không muốn cho cháu sử dụng vì sợ không an toàn. Nhưng bác của cháu
cứ cho cháu ngồi vào thử, ngờ đâu cháu có vẻ thích thú với chiếc xe
lắm. Bắt đầu thì hai chân đạp tới cho chiếc xe chạy lùi, rồi khi quen
thì lại đạp cho chiếc xe chạy tới, ngồi chơi một hồi là cháu ị cả ra
chiếc xe mới.
Tôi đem chuyện kể với bác sĩ già, ông cười tươi
lắm, nói đã đến lúc bỏ thuốc được rồi. Ông dặn rất kỹ về việc cho cháu
vào xe tập đi, phải luôn có người lớn kiểm soát đề phòng bé gặp những
tai nạn đáng tiếc từ xe tập đi (lao xuống cầu thang, lao vào những nơi
có những đồ vật nguy hiểm...)
Mỗi ngày chỉ cần cho cháu vào xe 30 phút để cháu vận
động, bỏ hẳn nong hậu môn, giảm liều lượng thuốc xuống còn 1/3 gói
trong 2 ngày, thêm một bữa ăn bột mặn (bột gạo gồm 1 kg gạo tẻ, 200 gr
gạo nếp, 200 gr đậu nành + đậu xanh rang chín, tất cả đem xay nhuyễn).
Lấy thịt nạc giã nát lọc lấy nước, giã thêm vài lá rau, lọc lấy nước,
cho một ít bột vào hòa tan, thêm vài hạt muối I-ốt, vài hạt bột nêm rồi
nấu chín bột, cho vào bột đã chín một muỗng café dầu mè. Phải nêm nhạt
hơn rất nhiều so với khẩu vị của người lớn.
Từ khi cháu được 6
tháng, tôi hoàn toàn không phải dùng đến thuốc nữa. Mỗi ngày sau bữa ăn
bột chiều khoảng 30 phút, tôi lại cho cháu vào xe, chơi một hồi là cháu
đòi ra, tôi cho cháu ngồi bô một chút là bé tự đi tiêu như phản xạ tự
nhiên vậy. Đôi khi cháu ham chơi không chịu ngồi bô, tôi lại cho bé
nghịch chút xíu vào tay tôi, cháu quên chơi mà vừa nắm tay mẹ vừa làm
"nhiệm vụ" đi tiêu mỗi ngày của mình. Tôi luôn cho cháu ngồi bô vào một
nơi yên tĩnh, thoáng mát để cháu tập trung khi đi tiêu.
Cháu nhà tôi đã được ăn dặm, sử dụng thuốc và uống
sữa đúng với sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ nên đã chữa được căn bệnh
táo bón do thực thể (tưởng chừng như cháu phải chịu đựng đến lớn và
phải phẫu thuật sau này).
Rút ra bài học lớn từ căn bệnh của con mình, tôi sẽ
luôn thực hiện và duy trì cho bản thân và cho con tôi chế độ ăn uống
lành mạnh, giàu chất xơ, vận động cơ thể đều đặn và tạo thói quen sinh
hoạt cũng như vệ sinh cá nhân đúng giờ.
Xin cảm ơn VnExpress.net
đã cho tôi cơ hội chia sẻ với bạn đọc gần xa về kinh nghiệm nho nhỏ
này. Cảm ơn vị bác sĩ già ở quê tôi, người bác của cháu đã cho cháu
ngồi vào xe tập đi như một nút thắt cuối cùng để tôi giải được bài toán
táo bón cho con tôi.
Ngotrieudesign
Thành phố Quy Nhơn