Từ khi tôi nong hậu môn cho con, cháu đi tiêu dễ dàng
hơn nhưng lại khó cầm cự khi uống những chất có ga, ăn những món quá
ngọt. (Hoàng Nam)
Tôi có một cháu, lúc mới sinh ra bị hẹp hậu môn, được
các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng nong hậu môn và hướng dẫn tôi về nhà nong
hậu môn cho bé. Từ đó chuyện đi tiêu của bé cũng dễ dàng hơn trước.
Nhưng lại dẫn đến chuyện bé khó "cầm cự" được khi uống những chất có
ga, ăn những món quá ngọt (mà trẻ thì lại rất thích những thứ đó), bị
tiêu chảy...
Nay bé đã 6 tuổi đi học lớp Một, chuyện đi tiêu của con làm tôi rất lo lắng. Đã vài lần cháu không "cầm cự" trong lớp nên...
Xin các bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hẹp hậu môn có thể xảy ra đơn độc hoặc đi kèm các bất
thường khác như bàng quan, xương cùng, cột sống, ruột non hoặc tim. Nếu
kèm các bất thường vùng hậu môn trực tràng, đặc biệt là xương cùng, thì
bé dễ bị tiêu không tự chủ (ỉa đùn).
Tùy thuộc vào độ nặng, sự phức tạp của bệnh và bệnh
phối hợp mà có cách điều trị khác nhau. Có khi phải phẫu thuật tạo hình
mới có hiệu quả.
Trường hợp con của bạn có thể chỉ là hẹp hậu môn đơn
thuần thể nhẹ vì đáp ứng hiệu quả với việc nong hậu môn 6 năm nay. Bạn
có thể thử không nong hậu môn (nếu hiện nay vẫn còn nong cho bé) một
vài ngày và cho bé ăn chế độ ăn nhuận trường thích hợp (bao gồm hạn chế
bớt các thực phẩm bạn đã nêu ra) để không bị tình trạng khó đại tiện
hoặc són/ỉa đùn.
Lưu ý xổ giun định kỳ và xổ thêm một liều cách một
tuần nếu bé bị ngứa hậu môn. Nếu không cải thiện bạn nên cho bé đến cơ
sổ y tế để được khám lại và điều trị vì ỉa đùn còn có thể do các nguyên
nhân khác gây ra.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1
hơn nhưng lại khó cầm cự khi uống những chất có ga, ăn những món quá
ngọt. (Hoàng Nam)
Tôi có một cháu, lúc mới sinh ra bị hẹp hậu môn, được
các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng nong hậu môn và hướng dẫn tôi về nhà nong
hậu môn cho bé. Từ đó chuyện đi tiêu của bé cũng dễ dàng hơn trước.
Nhưng lại dẫn đến chuyện bé khó "cầm cự" được khi uống những chất có
ga, ăn những món quá ngọt (mà trẻ thì lại rất thích những thứ đó), bị
tiêu chảy...
Nay bé đã 6 tuổi đi học lớp Một, chuyện đi tiêu của con làm tôi rất lo lắng. Đã vài lần cháu không "cầm cự" trong lớp nên...
Xin các bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hẹp hậu môn có thể xảy ra đơn độc hoặc đi kèm các bất
thường khác như bàng quan, xương cùng, cột sống, ruột non hoặc tim. Nếu
kèm các bất thường vùng hậu môn trực tràng, đặc biệt là xương cùng, thì
bé dễ bị tiêu không tự chủ (ỉa đùn).
Tùy thuộc vào độ nặng, sự phức tạp của bệnh và bệnh
phối hợp mà có cách điều trị khác nhau. Có khi phải phẫu thuật tạo hình
mới có hiệu quả.
Trường hợp con của bạn có thể chỉ là hẹp hậu môn đơn
thuần thể nhẹ vì đáp ứng hiệu quả với việc nong hậu môn 6 năm nay. Bạn
có thể thử không nong hậu môn (nếu hiện nay vẫn còn nong cho bé) một
vài ngày và cho bé ăn chế độ ăn nhuận trường thích hợp (bao gồm hạn chế
bớt các thực phẩm bạn đã nêu ra) để không bị tình trạng khó đại tiện
hoặc són/ỉa đùn.
Lưu ý xổ giun định kỳ và xổ thêm một liều cách một
tuần nếu bé bị ngứa hậu môn. Nếu không cải thiện bạn nên cho bé đến cơ
sổ y tế để được khám lại và điều trị vì ỉa đùn còn có thể do các nguyên
nhân khác gây ra.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1