DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Nơi cung cấp điện cực Graphite, tấm Graphite “ UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ THÀNH RẺ
by tramanh09 Yesterday at 10:46 am

» Nơi cung cấp điện cực Graphite, tấm Graphite “ UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ THÀNH RẺ”
by tramanh09 2024-11-19, 10:01 am

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-11-14, 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am


You are not connected. Please login or register

Làm sao điều trị táo bón cho con tôi?

5 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Cháu nhà tôi năm nay 10 tuổi, bị táo bón từ nhỏ. Tôi đã
cho cháu điều trị theo nhiều phương pháp cả đông y và tây y nhưng không
khỏi. Cách hiện tôi áp dụng cho cháu là điều chỉnh bằng đồ ăn và thụt
bằng mật ong.

Tuy nhiên phân của cháu vẫn khô và cứng... Thường thì
phân của cháu luôn chìm xuống nước và vón cục như phân dê. Xin chuyên
mục và các bạn đọc tư vấn, cho xin kinh nghiệm đã từng điều trị khỏi
triệu chứng trên. Xin chân thành cảm ơn và mong được giúp đỡ. (Nguyễn Mạnh Hùng)

Trả lời:

Rất tiếc là bạn không cho biết thêm thời gian táo
bón, thuốc đã điều trị (loại thuốc, liều lượng, cách uống, thời gian đã
dùng) và tình trạng của bé bây giờ (cân nặng, đau khi tiểu, kích thuốc
phân, tiêu phân có máu?) nên khó có thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên
qua những thông tin bạn cung cấp, cần lưu ý các điểm sau:

- Trừ khi con bạn bị hẹp hậu môn, điều trị bằng thụt
tháo mỗi ngày là hoàn toàn không tốt, bé sẽ phụ thuộc và khó có thể tự
đi tiêu, nghĩa là lành hoàn toàn.

- Con bạn phải điều trị bằng thuốc (nếu sau khi thăm
khám, có thể chụp X-quang nếu cần và xác định không cần phẫu thuật).
Thời gian điều trị khoảng vài tháng, có khi cả năm. Điều chỉnh chế độ
ăn là cần thiết nhưng không đủ để điều trị cho trường hợp con bạn.

- Cần phải phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ làm cản trở sự đi tiêu của bé (ham chơi, sợ chỗ lạ, sợ dơ, sợ tối…)

BS Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1



Được sửa bởi trang_emo ngày 2010-07-01, 6:22 pm; sửa lần 1.

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Ép củ nghệ cho bé uống trị táo bón

Tôi ép củ nghệ lấy nước rồi pha vào mật ong cho vừa
ngọt để con dễ uống. Mỗi ngày ba lần, lúc bụng bé đang đói, tôi cho
uống một thìa cà phê, do có mật ong ngọt nên bé uống thật dễ dàng

Ai đã từng có con trẻ bị táo bón, sẽ thấu hiểu thế
nào là nỗi lo toan và vất vả trong việc hỗ trợ cho con giải quyết “đầu
ra” rất khó nhọc này. Không ít cha mẹ, thậm chí cả bác sĩ, đôi khi cũng
bất lực trước những viên phân khô cứng cứ lỳ lợm tồn đọng trong trực
tràng nhỏ bé.

Sẽ vô cùng tai hại khi lạm dụng thuốc nhuận tràng,
thuốc xổ, bơm cầu… Những ứng dụng y học này chỉ giải quyết được phần
ngọn, không có giá trị lâu dài trong việc giúp trẻ tự bài tiết phân một
cách tự nhiên và thoải mái. Cần có một giải pháp căn cơ, triệt để nhằm
tạo cho trẻ có thói quen đi cầu mỗi ngày.

Đó chính là tâm trạng của tôi nhiều năm trước kia,
một người mẹ từng vô cùng khốn khổ mỗi lần con gái có dấu hiệu muốn đi
cầu. Năm con gái tôi lên hai tuổi thì không may cháu bị chứng táo bón
vô cùng tệ hại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đi cầu thường là ba
tới năm ngày.

Mỗi lần cháu ngồi vào bô, cùng lúc ấy mẹ phải ngồi
cạnh bên ra sức động viên, an ủi và làm mọi cách có thể để giúp con bài
tiết. Những viên phân quá khô cứng trở thành nỗi khiếp hãi của con lẫn
của mẹ. Nhìn con nước mắt đầm đìa mỗi cơn mót rặn, ruột tôi đau không
kém.
Làm sao điều trị táo bón cho con tôi? Cu-nghe-to
Củ nghệ có thể chữa được chứng táo bón cho trẻ. Ảnh: yeutretho.com

Cũng như những bà mẹ hết lòng yêu con, tôi đã làm đủ
cách: đưa đi bác sĩ, cho uống thuốc nhuận tràng, xoa bóp cơ bụng, bơm
cầu, xay trái cây làm sinh tố, vắt cam, pha bột sắn dây, thay đổi thực
phẩm, thậm chí có ngày tôi ép con ăn hết quả đu đủ chín thật to… Nhưng
chẳng thứ nào có hiệu quả dài lâu, chỉ một hai lần đi cầu được, rồi về
sau bệnh táo bón vẫn cứ dai dẳng hành hạ con liên tục gần ba năm. Nhìn
con gái yêu thương ngày một gầy còm, tôi hết sức khủng hoảng.

May phúc làm sao lần ấy một người quen đến nhà chơi,
nhìn cháu ốm o bà mới hỏi thăm. Sau khi nghe tôi thuật lại căn cơ là
bởi bệnh táo bón hành khổ mà ra, bà liền chỉ cho phương thuốc gia
truyền thật đơn giản, nhưng hễ dùng là sẽ hiệu quả.


Tin tưởng, tôi bèn ép củ nghệ lấy nước, rồi pha vào
mật ong cho vừa ngọt để con dễ uống. Mỗi ngày ba lần, lúc bụng con đang
đói, tôi cho uống một thìa cà phê, do có mật ong ngọt ngon nên con bé
uống thật dễ dàng. Chẳng thể ngờ được là sau hai ngày uống, sáng hôm ấy
con gái tôi tự động dậy sớm rồi chạy vào nhà vệ sinh.

Tôi lặng lẽ quan sát sự lạ này, vì không nghe tiếng
rên như mỗi lần cháu muốn bài tiết. Sau khi đi cầu xong, con gái gọi
tôi vào xem. Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phân không còn ở dạng viên thâm
đen khô cứng nữa, mà rất bình thường với màu vàng tươi.

Xúc động đến rơi nước mắt, tôi biết như vậy là nước
ép củ nghệ trộn với mật ong đã thật sự làm thay đổi cơ chế bài tiết và
cải thiện được nhu động ruột của con. Tôi kiên trì cho con uống hơn một
tháng, kể từ đó bệnh táo bón đã hoàn toàn chấm dứt.

Một phương thuốc vô cùng đơn giản, nó nằm ở trong tầm
tay của hết thảy mọi người, thế mà tôi cũng như biết bao người mẹ chẳng
hay biết để phải tốn công sức, hao tài và lòng đầy ắp nỗi lo toan. Giờ
đây tôi đã trải qua những tháng ngày ấy, đang hạnh phúc nhìn con ngày
một lớn và khỏe mạnh. Xin chia sẻ với những bà mẹ còn khổ sở cùng con
vì táo bón, hãy cứ thực hiện như tôi đã thực hiện, rồi cũng sẽ chế ngự
được táo bón cho con.

Nguyễn Thị Kim Dung
Ấp Vĩnh An, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Chữa táo bón phải kết hợp nhiều cách

Khi bé dưới một tuổi, ẵm bồng là phương pháp chữa táo
bón hiệu quả nhất. Trẻ lớn hơn, chú ý đến dinh dưỡng, tập đi đại tiện
theo giờ. Tôi luôn có chiếc kéo nhỏ chuyên dùng để cắt rau, thịt cho
con.

Bé của tôi năm nay gần bốn tuổi và thỉnh thoảng cũng mắc phải triệu chứng bón.

Khi bé còn trong năm (dưới một tuổi), những lúc cháu
bị táo bón thì phương pháp hiệu quả nhất của tôi đó là ẵm bồng bé nhiều
hơn. Đây cũng là một cách trong phương pháp massage giúp bé phát triển
tốt về thể chất cũng như tinh thần. Qua đó cũng gia tăng tình thương
yêu giữa cha mẹ và con cái nhiều hơn.

Song song, tôi kết hợp đổi loại sữa dùng cho bé đặc
biệt là chọn các nhóm sữa có công thức cung cấp thêm chất xơ, tăng
cường cho bé uống thêm nước chanh, cam thì dường như vấn đề này được
giải quyết.


Khi bé biết đi, tôi chú ý đến chế độ dinh dưỡng bằng
cách cho bé ăn nhiều rau xanh, củ quả, vì theo các chuyên gia dinh
dưỡng trẻ ở giai đoạn này (1-3 tuổi) rất cần tập ăn đa dạng các loại
thức ăn. Tôi thường bằm nhỏ các loại thịt, rau khi nấu cháo cho bé. Còn
khi bé đã đủ răng thì tôi cho bé ăn chung thực đơn với mọi người trong
gia đình. Tuy nhiên, chỉ khác ở chỗ tôi sắm cho mình một chiếc kéo
chuyên dùng để cắt nhỏ rau trong canh hay thịt, cá cho khẩu phần mỗi
ngày của bé.

Công chúa nhà tôi đã có thói quen uống nhiều nước,
đặc biệt là các loại nước ép hay vắt từ trái cây, nên tôi cũng không lo
bé bị thiếu nước gây táo bón những khi trời nắng nóng. Rồi khi bé bắt
đầu đi học mẫu giáo, tôi phát hiện ra một điều quan trọng: tập cho bé
đi đai tiện vào một giờ nhất định trong ngày là hết sức cần thiết. Theo
tôi các bé cũng thường “lãng quên” nhu cầu cần kíp này lúc ở trường,
đặc biệt nếu nhu cầu lại không được khuyến khích.

Và cũng theo sách báo, tôi được biết tập cho bé đi
đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng
lúc bé vừa ngủ dậy hay vừa ăn xong là đúng theo nhịp sinh học của cơ
thể.

Gia Hân

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Trị táo bón bằng chuối

Nếu bé nhà bạn bị táo bón, không nên quá sốt ruột lo lắng mà cần có 1/2 quả chuối.
Làm sao điều trị táo bón cho con tôi? Chuoi-1-to


Khi bé bị bón, bạn dùng chuối nghiền nhuyễn trộn đều
với một nửa hộp sữa chua, cho vào cốc ngâm vào bát nước nóng. Để hỗn
hợp trên ấm, rồi cho bé măm.

Nên cho bé ăn chuối mắn, chuối tây, không nên dùng chuối tiêu.

Chúc bé nhà bạn ngoan hay ăn chóng lớn.

Vũ Hồng Lan

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Sau tiêu chảy bé hay bị táo bón, phải làm sao?

Bé nhà tôi 2 tuổi, nặng 13 kg. Ngày bé ăn 3 bữa cháo, 3
cữ sữa và ăn dặm sữa chua, phô mai. Từ dạo đi nhà trẻ (gần một tháng
nay), bé bị tiêu chảy 2 đợt và sau đó đi ngoài không đều đặn như trước,
2-3 ngày mới đi và phân cứng. Xin hỏi bé bị như vậy là do đâu và làm
thế nào để khắc phục? (Đan Tâm, Quận 1, TP HCM)

Trả lời:

Các loại bệnh đường ruột như tiêu chảy, táo bón ở trẻ
em là những vấn đề thường gặp ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân như chăm sóc
chưa đúng cách, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, chế độ dinh dưỡng không
cân đối, kèm theo hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn còn non yếu,
sức chống đỡ với bậnh tật kém...

Bé nhà bạn ban đầu bị tiêu chảy sau đó lại khó đi
ngoài, phân cứng (triệu chứng của táo bón) có thể do việc thay đổi môi
trường sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng như tâm lý trong giai đoạn bé
mới đi nhà trẻ… Ngoài ra, thực đơn mà chị cung cấp cho bé có thể quá
nhiều chất đạm, chất béo mà thiếu chất xơ.

Chị hãy cho bé đi khám ở các bệnh viện nhi để tìm
hiểu kỹ nguyên nhân và hướng điều trị. Nhưng trước tiên, hãy bổ sung
cho bé nguồn dinh dưỡng hợp lý, kết hợp giữa chất đạm, béo với chất xơ.
Cho trẻ uống nhiều nước. Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây. Một
vài loại sữa trên thị trường hiện nay đã có công thức bổ sung chất xơ
Prebiotic tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đồng thời tăng
nhu động ruột giúp trẻ tránh được táo bón. Ngoài ra, nên tập cho trẻ
thói quen đi tiêu theo một giờ cố định trong ngày.

Bác sĩ CKII Bùi Thu Hương
Phó Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Massage - cách giảm táo bón hiệu quả

Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm
và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần
áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.

Bạn phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới
massage cho bé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát
về phía bạn.

Cách massage:

1. Xoay vòng nhỏ quanh rốn: Đặt hai ngón tay trỏ và
giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn
nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay
theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác
này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.

2. Xoay vòng lớn xung quanh bụng: Bắt đầu bên trong
hông phải, di chuyển ngón tay và mặt lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải,
sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông
trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này
giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

3.
Đạp xe bằng hai chân: Giữ cổ chân bé và một đầu gối gập lại, đẩy đùi ép
vào bụng. Tiếp theo kéo chân bé thẳng ra lại và lại gấp bụng như trước.
Lặp lại chuyển động xe đạp này nhịp nhàng vài lần. Động tác này làm
tăng nhu động ruột.

4. Cong gối tuần tự: Giữ mắt cá bé và cong cả hai gối
cùng lúc, đẩy chúng về phía bụng. Giữ hai chân bé ở tư thế này trong
vài giây, sau đó kéo xuống nhẹ nhàng đến khi chúng thẳng ra. Lặp lại
chầm chậm vài lần. Động tác này sẽ giúp thoát hơi trong ruột ra.

Bên cạnh việc massage bụng, có những cách khác mà bạn có thể làm để giảm hoặc phòng ngừa táo bón.

- Uống nhiều nước: Bảo đảm rằng bé uống đủ nước. Nước
cam ép có thể tăng nhu động ruột. Cho bé uống 1 đến 2 lít nước cam pha
loãng một ngày. Bạn ép vài trái cam, lấy nước và pha loãng với tỷ lệ
một phần nước cam và bốn phần nước đun sôi để nguội.

- Chế độ ăn: Kiểm tra xem chế độ ăn hằng ngày của bé
đã đầy đủ những chất cần thiết để phòng ngừa bệnh táo bón chưa. Khi bé
được 4 tháng tuổi, cho ăn cháo, bột bắp, trái cây tươi, rau cải và trái
cây khô đã nấu nhừ. Từ 6 tháng trở đi, cho bé ăn thêm ngũ cốc và các
loại hạt khác. Chất xơ và nước trái cây cũng giúp phòng ngừa táo bón.
Phải bổ sung chất béo vào các bữa ăn cho bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu
thấy cần.

- Lời khuyên hữu ích: Trẻ em thường hay mắc bệnh táo
bón. Khi bệnh đã xảy ra thì rất dễ tái lại. Bác sĩ có thể cho bạn lời
khuyên hữu ích và hỗ trợ bạn xử lý khi bé bị táo bón.

Nguyễn Thị Hạnh
46 đường 19 Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Xem lại dinh dưỡng khi bé bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp bé tăng trưởng tốt mà còn tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón...

Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều giai đoạn trẻ dễ
mắc phải chứng táo bón. Thường thì trong vòng 6 tháng đầu bé rất dễ gặp
tình trạng này. Nếu trẻ đang bú mẹ nên cần điều chỉnh lại chế độ dinh
dưỡng của người mẹ vì giai đoạn này bé chưa ăn những thức ăn ngoài sữa
nhiều. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung cho bé bằng các loại men vi sinh
và nước trái cây ép, xay (ví dụ: cam vắt, hay trái bơ xay, hay cho bé
ăn dặm yaourt ...) với một lượng vừa đủ. Theo dõi kỹ phân và thời gian
đi cầu của bé.

Giai
đoạn khoảng gần 2 tuổi đến 3 tuổi, bé cũng dễ mắc chứng này, nhưng giai
đoạn này bé đã ăn dặm nhiều nên chúng ta có thể bổ sung trực tiếp chế
độ dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung rau củ trong chế dộ ăn chính, rất cần
thêm chất xơ thông qua thức ăn phụ (trái cây, yaourt...)., vấn đề không
thể thiếu và quan trọng đó là cho bé uống nước đầy đủ.

Nếu bé đã bị táo bón rồi thì không nên lạm dụng việc
bơm hậu môn cho bé nhiều, mà nên tập trung kiểm tra lại cách thức pha
sữa có hợp lý không. Pha quá đặc sữa cũng không tốt. Kiểm tra chế độ
rau củ trong thức ăn của trẻ có thiếu không và có bổ sung thức ăn phụ
đầy đủ không. Trường hợp đã kiểm tra hết các yếu tố trên nhưng vẫn
không khắc phục được bệnh, nên cho bé đi kiểm tra ở các cơ sở y tế xem
có bị bệnh lý gì về hệ tiêu hóa.

Như vậy theo tôi, việc quan tâm chế độ dinh dưỡng cho
bé đúng mực là quan trọng, không những giúp trẻ tăng trưởng tốt mà còn
tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón... Tất nhiên cả
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến cho bé cũng rất cần
được quan tâm. Cũng cần phải theo dõi các chế phẩm sữa nào hợp với bé
nhất, vì sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của
trẻ em.

Trần Thị Ly Na
300/43 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP HCM

trangemo

trangemo
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Bé táo bón, có phải do không hợp sữa bột?

Bé nhà tôi 6 tháng tuổi, đã ngưng bú mẹ. Hiện tại, bé
đã ăn dặm. Tôi thường pha bột ăn dặm chung với sữa bột cho bé ăn và
thấy bé có hiện tượng bón. Không biết đây có phải là nguyên nhân không?
Hay là do bé không hợp với sữa bột (Bùi Nguyên Uyên, 221/26 Vườn Lài,
Q.Tân Phú)

Trả lời:

Trước hết, tôi xin khẳng định, cách bạn pha chế bột
cho bé như hiện nay là sai lầm. Bởi bản thân sữa bột đã được khuyến cáo
rất nghiêm ngặt trong việc sử dụng, bạn chỉ nên pha với nước đã đun sôi
theo đúng hàm lượng hướng dẫn trên vỏ hộp. Để pha bột ăn dặm cho trẻ,
bạn có thể pha với nước rau củ quả hay nước hầm xương, không nên pha
với sữa bột.

Bệnh táo bón là một triệu chứng liên quan đến đường
tiêu hóa. Bệnh không nặng nhưng thường xuyên gặp ở trẻ do cơ thể trẻ
chưa hoàn thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra tình
trạng này là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất xơ, trẻ ít vận
động, uống ít nước... Do vậy, bạn nên cho cháu uống nhiều nước, cho
thêm các loại cá có mỡ, mè, đậu phộng kèm với rau lá màu xanh, hay các
loại trái cây mềm như: đu đủ, chuối, trái bơ…vào khẩu phần ăn hàng ngày
của bé.

Tôi không biết bạn đang cho bé uống loại sữa gì.
Nhưng hiện nay, trên thị trường đã có các loại sữa được tăng cường chất
xơ (Prebiotic) giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải
thiện sức khỏe đường ruột. Đồng thời Prebiotic tăng hấp thu nước và nhu
động ruột, giúp trẻ tiêu hóa và đi cầu dễ dàng hơn.

Bác sĩ CKII Bùi Thu Hương
Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Up…

๖ۣۜAlice

๖ۣۜAlice
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

0'p...............

™SAM™…VÔ CẢM…™

™SAM™…VÔ CẢM…™
Thành Viên Cấp 8
Thành Viên Cấp 8

úp nhóe

Pi_Candy

Pi_Candy
Thành Viên Cấp 7
Thành Viên Cấp 7

úp

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết