Chê trách hai cậu con trai bồng bột gây nên tội lỗi bao nhiêu, người dân ở thôn Chiền (Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang) càng xót xa cho người bố già cả, cuộc đời vốn đã lận đận giờ lại phải gánh chịu thêm nỗi đau đớn giày vò.
Tìm đến thôn Chiền, xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang những ngày này, người dân nơi đây đang xôn xao về câu chuyện hai anh em cùng cha khác mẹ là Tạ Văn Thanh và Tạ Thái Hà rủ nhau đi cướp tiệm vàng. Đáng trách hai cậu con trai bồng bột gây nên tội lỗi bao nhiêu, người dân càng xót xa cho người bố già cả, cuộc đời vốn đã lận đận giờ lại phải gánh chịu thêm nỗi đau đớn giày vò.
Theo những người dân, bố của Thanh và Hà là ông Tạ Văn Hảo (SN 1964) cũng là một người có cuộc sống hết sức cực khổ, đặc biệt là về đường tình duyên gặp nhiều trắc trở. Ông Hảo vốn là một nông dân chất phác, quanh năm bám víu lấy vài ba sào ruộng, thỉnh thoảng rảnh rỗi mang ít đồ nghề đi bơm xe thuê, kiếm vài đồng tiêu vặt. Sau đổ vỡ với người vợ thứ nhất vì cuộc sống khó khăn, nghèo khó khiến hai người thường xuyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, ông Hảo đành ngậm ngùi sống lủi thủi một mình trong cảnh nghèo túng, cô độc.
Đến năm 1986, ông Hảo quyết định đi thêm bước nữa với bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1966) và sinh ra cậu con trai Tạ Văn Thanh một năm sau đó. Tưởng chừng như cuộc sống sẽ yên ổn bên người đàn bà chịu thương chịu khó hết mực chiều chồng thương con, thế nhưng bất hạnh lại một lần nữa giáng xuống đầu ông Hảo.
Cuộc đời vốn đã phải chịu nhiều đau khổ,
ông Hảo lại phải chịu thêm nỗi giày vò
khi 2 con trai đi cướp tiệm vàng.
Khoảng năm 1990, khi Thanh dược 3 tuổi, hai vợ chồng ông thấy cuộc sống đồng ruộng cực khổ quá, làm quanh năm vất vả mà để đủ ăn đã khó chứ chưa nói đến việc có của để dành, hai người đã quyết định cùng nhau lên cửa khẩu Lạng Sơn để làm cửu vạn. Làm được vài tháng, công việc đang khấm khá vì lương bốc vác được trả khá hậu hĩnh, thì trong một lần theo đám công nhân nữ sang Trung Quốc đi bê gạo, bà Tâm bỗng dưng mất tích. Hỏi thăm một số người bạn đi làm cùng thì ông Hảo được cho hay có thể bà bị lũ buôn người biên giới bắt cóc. Mặc dù đã nhờ đến lực lượng công an can thiệp nhưng ông Hảo vẫn không thể tìm lại vợ mình.
Đau đớn, ông Hảo bỏ về quê và sống trong cảnh “gà trống nuôi con”. Do nhà nghèo lại thêm phần chán nản vì mất vợ, ông Hảo cũng không quan tâm đến cậu con trai Tạ Văn Thanh của mình được chu đáo. Học hết lớp 6, Thanh bắt đầu bỏ học và bỏ đi lang bạt lên Hà Nội để kiếm việc tự nuôi bản thân. Cũng trong khoảng thời gian này, trong một sự tình cờ của duyên số, ông Hảo quen với bà Thân Thị Đương (SN 1962), hơn ông 2 tuổi. Hai người thành thân và sinh hạ được cậu con trai là Tạ Thái Hà, hiện đang sống với nhau tại xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Căn nhà tồi tàn của hai vợ chồng ông Hảo.
Sau những lời tâm sự thương cảm của những người hàng xóm, chúng tôi đã tìm gặp ông Hảo, bố ruột của hai hung thủ vừa gây ra vụ cướp tiệm vàng ở Hà Nội. Ngồi trong gian nhà tối om, vẫn để nền đất, chỉ rộng khoảng 20m2, ông Hảo với mái tóc điểm bạc bù xù và gương mặt nhàu nhĩ đến mức rách nát buồn rầu nói: “Kể từ lúc nghe tin thằng Thanh, rồi lúc công an về tận đây bắt thằng Hà cho đến giờ, chân tay tôi rụng rời cả. Nhà nghèo, tôi thì nông dân, chẳng biết một cái gì. Con cái nó đã trót dại như thế, chỉ còn biết đợi pháp luật xử lý mà thôi”.
Nhắc đến cậu con trai, ông Hảo không kìm nén nổi lòng mình, mặc dù đã cố gắng mím môi để ngăn cản nỗi buồn nhưng hai hàng nước mắt vẫn rơi trên gò má sạm đen vì nắng gió của ông.
Trước lúc chúng tôi ra về, ông có tâm sự với một niềm tiếc nuối: “Từ nhỏ, nó (Tạ Văn Thanh - PV) đã thiếu thốn tình cảm do mẹ nó bị mất tích. Tuy nhiên nó vẫn ngoan, không cãi ai bao giờ. Lúc tôi lập gia đình với bà Đương, có rủ nó lên ở với vợ chồng tôi nhưng nó nhất quyết không đi mà ở lại với bà nội. Mãi cho đến sau khi bà nội mất, nó cũng bỏ học luôn mặc dù gia đình vẫn động viên Thanh đi học. Rồi nó lên Lạng Sơn làm ăn, nay đây mai đó kiếm tiền nuôi thân. Vì tôi nghèo nên cũng không thể quan tâm lo lắng cho cháu được. Nhiều khi tôi gọi điện hỏi thăm cũng chỉ biết là nó đi làm thuê chứ cũng không biết lúc đó nó đang làm gì và ở đâu”.
Trưởng CA xã Nội Hoàng, ông Dương Thanh Thao
, trao đổi với PV về vụ việc.
Trao đổi với PV, Trưởng công an xã Nội Hoàng, ông Dương Thanh Thao, cho hay: “Từ trước đến nay, Thanh cũng chưa có điều tiếng xấu gì. Bình thường thì Thanh rất ít khi về gia đình, một năm chỉ về đôi ba lần, mỗi lần vài ngày rồi lại đi. Thanh thường lên Lạng Sơn làm cửu vạn, bốc vác đồ cho một số thương lái trên chợ cửa khẩu. Thêm nữa, Thanh và mẹ kế vốn không hợp tính nhau, nên mỗi lần về mục đích là về thăm bố xem sức khỏe ra sao rồi lại đi, chứ không ở lại lâu".
Tìm đến thôn Chiền, xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang những ngày này, người dân nơi đây đang xôn xao về câu chuyện hai anh em cùng cha khác mẹ là Tạ Văn Thanh và Tạ Thái Hà rủ nhau đi cướp tiệm vàng. Đáng trách hai cậu con trai bồng bột gây nên tội lỗi bao nhiêu, người dân càng xót xa cho người bố già cả, cuộc đời vốn đã lận đận giờ lại phải gánh chịu thêm nỗi đau đớn giày vò.
Theo những người dân, bố của Thanh và Hà là ông Tạ Văn Hảo (SN 1964) cũng là một người có cuộc sống hết sức cực khổ, đặc biệt là về đường tình duyên gặp nhiều trắc trở. Ông Hảo vốn là một nông dân chất phác, quanh năm bám víu lấy vài ba sào ruộng, thỉnh thoảng rảnh rỗi mang ít đồ nghề đi bơm xe thuê, kiếm vài đồng tiêu vặt. Sau đổ vỡ với người vợ thứ nhất vì cuộc sống khó khăn, nghèo khó khiến hai người thường xuyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, ông Hảo đành ngậm ngùi sống lủi thủi một mình trong cảnh nghèo túng, cô độc.
Đến năm 1986, ông Hảo quyết định đi thêm bước nữa với bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1966) và sinh ra cậu con trai Tạ Văn Thanh một năm sau đó. Tưởng chừng như cuộc sống sẽ yên ổn bên người đàn bà chịu thương chịu khó hết mực chiều chồng thương con, thế nhưng bất hạnh lại một lần nữa giáng xuống đầu ông Hảo.
Cuộc đời vốn đã phải chịu nhiều đau khổ,
ông Hảo lại phải chịu thêm nỗi giày vò
khi 2 con trai đi cướp tiệm vàng.
Khoảng năm 1990, khi Thanh dược 3 tuổi, hai vợ chồng ông thấy cuộc sống đồng ruộng cực khổ quá, làm quanh năm vất vả mà để đủ ăn đã khó chứ chưa nói đến việc có của để dành, hai người đã quyết định cùng nhau lên cửa khẩu Lạng Sơn để làm cửu vạn. Làm được vài tháng, công việc đang khấm khá vì lương bốc vác được trả khá hậu hĩnh, thì trong một lần theo đám công nhân nữ sang Trung Quốc đi bê gạo, bà Tâm bỗng dưng mất tích. Hỏi thăm một số người bạn đi làm cùng thì ông Hảo được cho hay có thể bà bị lũ buôn người biên giới bắt cóc. Mặc dù đã nhờ đến lực lượng công an can thiệp nhưng ông Hảo vẫn không thể tìm lại vợ mình.
Đau đớn, ông Hảo bỏ về quê và sống trong cảnh “gà trống nuôi con”. Do nhà nghèo lại thêm phần chán nản vì mất vợ, ông Hảo cũng không quan tâm đến cậu con trai Tạ Văn Thanh của mình được chu đáo. Học hết lớp 6, Thanh bắt đầu bỏ học và bỏ đi lang bạt lên Hà Nội để kiếm việc tự nuôi bản thân. Cũng trong khoảng thời gian này, trong một sự tình cờ của duyên số, ông Hảo quen với bà Thân Thị Đương (SN 1962), hơn ông 2 tuổi. Hai người thành thân và sinh hạ được cậu con trai là Tạ Thái Hà, hiện đang sống với nhau tại xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Căn nhà tồi tàn của hai vợ chồng ông Hảo.
Sau những lời tâm sự thương cảm của những người hàng xóm, chúng tôi đã tìm gặp ông Hảo, bố ruột của hai hung thủ vừa gây ra vụ cướp tiệm vàng ở Hà Nội. Ngồi trong gian nhà tối om, vẫn để nền đất, chỉ rộng khoảng 20m2, ông Hảo với mái tóc điểm bạc bù xù và gương mặt nhàu nhĩ đến mức rách nát buồn rầu nói: “Kể từ lúc nghe tin thằng Thanh, rồi lúc công an về tận đây bắt thằng Hà cho đến giờ, chân tay tôi rụng rời cả. Nhà nghèo, tôi thì nông dân, chẳng biết một cái gì. Con cái nó đã trót dại như thế, chỉ còn biết đợi pháp luật xử lý mà thôi”.
Nhắc đến cậu con trai, ông Hảo không kìm nén nổi lòng mình, mặc dù đã cố gắng mím môi để ngăn cản nỗi buồn nhưng hai hàng nước mắt vẫn rơi trên gò má sạm đen vì nắng gió của ông.
Trước lúc chúng tôi ra về, ông có tâm sự với một niềm tiếc nuối: “Từ nhỏ, nó (Tạ Văn Thanh - PV) đã thiếu thốn tình cảm do mẹ nó bị mất tích. Tuy nhiên nó vẫn ngoan, không cãi ai bao giờ. Lúc tôi lập gia đình với bà Đương, có rủ nó lên ở với vợ chồng tôi nhưng nó nhất quyết không đi mà ở lại với bà nội. Mãi cho đến sau khi bà nội mất, nó cũng bỏ học luôn mặc dù gia đình vẫn động viên Thanh đi học. Rồi nó lên Lạng Sơn làm ăn, nay đây mai đó kiếm tiền nuôi thân. Vì tôi nghèo nên cũng không thể quan tâm lo lắng cho cháu được. Nhiều khi tôi gọi điện hỏi thăm cũng chỉ biết là nó đi làm thuê chứ cũng không biết lúc đó nó đang làm gì và ở đâu”.
Trưởng CA xã Nội Hoàng, ông Dương Thanh Thao
, trao đổi với PV về vụ việc.
Trao đổi với PV, Trưởng công an xã Nội Hoàng, ông Dương Thanh Thao, cho hay: “Từ trước đến nay, Thanh cũng chưa có điều tiếng xấu gì. Bình thường thì Thanh rất ít khi về gia đình, một năm chỉ về đôi ba lần, mỗi lần vài ngày rồi lại đi. Thanh thường lên Lạng Sơn làm cửu vạn, bốc vác đồ cho một số thương lái trên chợ cửa khẩu. Thêm nữa, Thanh và mẹ kế vốn không hợp tính nhau, nên mỗi lần về mục đích là về thăm bố xem sức khỏe ra sao rồi lại đi, chứ không ở lại lâu".