Ông Đặng Ngọc Hải (Phú Yên) không ngừng phủ nhận lời khai của cô con gái Đặng Lưu Tam Anh, còn người mẹ lại luôn miệng nói xấu "người rừng".
Ông Hải kể: Tam Anh không chịu học hành và khờ khạo. Ở nhà, Tam Anh "không biết đi chợ, không biết nấu ăn và không chịu đi học" nên gia đình mới đưa cô lên khu rừng Lỗ Giàng (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân) để chăn bò. “Đã nhiều lần chúng tôi lên rừng bảo con về nhưng Tam Anh không chịu, vì đã quen ở đấy” - ông Hải nói.
Tam Anh quyết định đưa con xuống núi
Theo lời ông Hải cũng như bà Lưu Thị Ngọc Dung, vợ ông, Tam Anh mang thai từ nhiều người đi rừng, đi rẫy, đứa con không phải của ông. “Có lần chúng tôi gặp chúng nó ở với nhau. Có người còn đến hỏi cưới nó nhưng chúng tôi không chịu vì người đó làm thuê, làm mướn. Chắc Tam Anh mang thai từ những người này rồi. Con làm, cái chịu. Con chúng tôi lỡ như vậy, chúng tôi phải gánh chịu, không biết đổ lỗi cho ai” - ông Hải nói.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi những người này tên gì, ông Hải lúng túng bảo: “Đến mấy người nên không nhớ tên”. Còn bà Dung liên tục “anh à, anh ơi!” với chúng tôi và không ngừng nói xấu Tam Anh.
Ông Hải và bà Dung đều thừa nhận có đánh đập con nhưng “đó là chuyện dàn xếp của gia đình”. Song, cơ quan chức năng bước đầu xác định đã có hành vi ngược đãi, bạo hành của ông Hải đối với con ruột khi đánh đập, đưa con vào rừng chăn bò.
Ngược lại với lời cha mẹ, Tam Anh khẳng định đứa con gái của mình chính là tác phẩm của cha ruột. Cô kể bị bắt chăn bò từ nhỏ, không được học, 17 tuổi bị cha đưa vào rừng cùng người anh để chăn dắt đàn bò gần 20 con. Sau khi người anh bỏ vào TP.HCM, Tam Anh phải gánh chịu bi kịch loạn luân. “Em biết, giữa cha và con không được làm chuyện ấy nhưng sợ cha đánh, em đành nhắm mắt”- Tam Anh giấu những giọt nước mắt tủi hổ.
Cũng theo lời Tam Anh, năm 18 tuổi, có người đàn ông đi rừng phát hiện cô và tìm đến nhà ông Hải hỏi cưới nhưng bị chửi mắng, cấm đoán. Tam Anh bảo chuyện mình mang thai, cả mẹ và em gái đều biết nhưng không ai dám lên tiếng. Em gái cô sau đó cũng trốn vào TP.HCM.
Ông Hải kể: Tam Anh không chịu học hành và khờ khạo. Ở nhà, Tam Anh "không biết đi chợ, không biết nấu ăn và không chịu đi học" nên gia đình mới đưa cô lên khu rừng Lỗ Giàng (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân) để chăn bò. “Đã nhiều lần chúng tôi lên rừng bảo con về nhưng Tam Anh không chịu, vì đã quen ở đấy” - ông Hải nói.
Tam Anh quyết định đưa con xuống núi
Theo lời ông Hải cũng như bà Lưu Thị Ngọc Dung, vợ ông, Tam Anh mang thai từ nhiều người đi rừng, đi rẫy, đứa con không phải của ông. “Có lần chúng tôi gặp chúng nó ở với nhau. Có người còn đến hỏi cưới nó nhưng chúng tôi không chịu vì người đó làm thuê, làm mướn. Chắc Tam Anh mang thai từ những người này rồi. Con làm, cái chịu. Con chúng tôi lỡ như vậy, chúng tôi phải gánh chịu, không biết đổ lỗi cho ai” - ông Hải nói.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi những người này tên gì, ông Hải lúng túng bảo: “Đến mấy người nên không nhớ tên”. Còn bà Dung liên tục “anh à, anh ơi!” với chúng tôi và không ngừng nói xấu Tam Anh.
Ông Hải và bà Dung đều thừa nhận có đánh đập con nhưng “đó là chuyện dàn xếp của gia đình”. Song, cơ quan chức năng bước đầu xác định đã có hành vi ngược đãi, bạo hành của ông Hải đối với con ruột khi đánh đập, đưa con vào rừng chăn bò.
Ngược lại với lời cha mẹ, Tam Anh khẳng định đứa con gái của mình chính là tác phẩm của cha ruột. Cô kể bị bắt chăn bò từ nhỏ, không được học, 17 tuổi bị cha đưa vào rừng cùng người anh để chăn dắt đàn bò gần 20 con. Sau khi người anh bỏ vào TP.HCM, Tam Anh phải gánh chịu bi kịch loạn luân. “Em biết, giữa cha và con không được làm chuyện ấy nhưng sợ cha đánh, em đành nhắm mắt”- Tam Anh giấu những giọt nước mắt tủi hổ.
Cũng theo lời Tam Anh, năm 18 tuổi, có người đàn ông đi rừng phát hiện cô và tìm đến nhà ông Hải hỏi cưới nhưng bị chửi mắng, cấm đoán. Tam Anh bảo chuyện mình mang thai, cả mẹ và em gái đều biết nhưng không ai dám lên tiếng. Em gái cô sau đó cũng trốn vào TP.HCM.