Một số cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút vừa được tìm thấy tại một hang động có tên là Geissenkloesterle thuộc dãy núi Swabian Jura ở miền nam nước Đức. Đây là bằng chứng giúp xác định thời điểm người hiện đại (Homo sapiens) tới định cư tại Châu Âu.
Geissenkloesterle là một trong số những hang động nằm trong khu vực mà người hiện đại đã từng chế tác đồ trang sức, các biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh thần thoại và nhạc cụ. Theo các chuyên gia khảo cổ, nhạc cụ có thể đã được dùng để giải trí hoặc trong các nghi lễ tôn giáo.
Một trong số những cây sáo được làm từ ngà voi ma mút
Bằng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu ước tính cây sáo này có tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm. Trước đó, vào năm 2009, Giáo sư Nick Conard thuộc trường đại học Tuebingen cũng đã phát hiện một cây sáo có 5 lỗ, dài 22cm và có niên đại 35.000 năm tại vùng núi này. Những nghiên cứu cách đây vài năm cũng đã đưa ra giả thiết về sự hiện diện của người hiện đại ở Châu Âu.
Theo đó, sông Danube là hành lang quan trọng trong quá trình di dời vào trung tâm Châu Âu cách đây khoảng 40.000 đến 45.000 năm của người hiện đại. Một giả thuyết được đặt ra rằng, âm nhạc là một bộ hành vi giúp người hiện đại phát triển hơn người Neanderthal, một chủng tộc của người hiện đại đã bị tuyệt chủng cách đây 30.000 năm.
Cách đây 39.000 đến 40.000 năm, Châu Âu rơi vào một giai đoạn lạnh giá khi những tảng băng trôi khổng lồ từ Bắc Đại Tây Dương làm nhiệt độ giảm mạnh. Bằng chứng được tìm thấy lần này đã chứng minh, người hiện đại đã đến Châu Âu trước giai đoạn lạnh giá này từ 2000 đến 3000 năm. Điều này trái ngược với những tranh luận trước đây khi các nhà khoa học cho rằng người hiện đại đã có mặt ở Châu Âu sau giai đoạn này.
Geissenkloesterle là một trong số những hang động nằm trong khu vực mà người hiện đại đã từng chế tác đồ trang sức, các biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh thần thoại và nhạc cụ. Theo các chuyên gia khảo cổ, nhạc cụ có thể đã được dùng để giải trí hoặc trong các nghi lễ tôn giáo.
Một trong số những cây sáo được làm từ ngà voi ma mút
Bằng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu ước tính cây sáo này có tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm. Trước đó, vào năm 2009, Giáo sư Nick Conard thuộc trường đại học Tuebingen cũng đã phát hiện một cây sáo có 5 lỗ, dài 22cm và có niên đại 35.000 năm tại vùng núi này. Những nghiên cứu cách đây vài năm cũng đã đưa ra giả thiết về sự hiện diện của người hiện đại ở Châu Âu.
Theo đó, sông Danube là hành lang quan trọng trong quá trình di dời vào trung tâm Châu Âu cách đây khoảng 40.000 đến 45.000 năm của người hiện đại. Một giả thuyết được đặt ra rằng, âm nhạc là một bộ hành vi giúp người hiện đại phát triển hơn người Neanderthal, một chủng tộc của người hiện đại đã bị tuyệt chủng cách đây 30.000 năm.
Cách đây 39.000 đến 40.000 năm, Châu Âu rơi vào một giai đoạn lạnh giá khi những tảng băng trôi khổng lồ từ Bắc Đại Tây Dương làm nhiệt độ giảm mạnh. Bằng chứng được tìm thấy lần này đã chứng minh, người hiện đại đã đến Châu Âu trước giai đoạn lạnh giá này từ 2000 đến 3000 năm. Điều này trái ngược với những tranh luận trước đây khi các nhà khoa học cho rằng người hiện đại đã có mặt ở Châu Âu sau giai đoạn này.