Ai cũng nghĩ rằng sạch sẽ, tỉ mỉ và cẩn thận là đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu sự cầu toàn đó trở thành nỗi ám ảnh cho bạn thì nó không còn là đức tính tốt nữa đâu nhá! Các nhà khoa học đã xác định đó là một căn bệnh tâm lý đáng gờm rồi đó!
Bệnh đó là gì vậy?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh mắc phải đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc. Người bệnh thường có cảm giác bị thôi thúc bởi những suy nghĩ và hành động, được cảm nhận là rất đáng sợ hoặc là bị hành hạ rất đau khổ.
Vì sao tớ lại mắc chứng bệnh này?
Các ấy biết không, một số trường hợp bị rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý như thế này là do phương pháp dạy dỗ khi còn nhỏ. Những bạn này ngay từ bé thường bị ép phải làm theo kỉ luật một cách cứng nhắc, nghiêm ngặt, chuẩn xác khiến họ luôn có cảm giác mình đang làm sai một việc gì đó và thấy sợ hãi vì bị phạt.
Ngoài ra, sự sạch sẽ, tỉ mỉ quá đáng hay luôn tin rằng mọi việc bất ổn xuất hiện do đặc trưng tính cách cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh rối loạn tâm lý cưỡng chế.
Làm thế nào để biết tớ mắc phải chứng bệnh này?
Ý nghĩ ám ảnh
Người mắc chứng bệnh này thường khá cứng nhắc, luôn luôn ngờ vực, luôn đòi hỏi mọi thứ phải chính xác, nằm trong sự kiểm soát. Nhiều người còn tỏ ra ngoan cố cũng như quá cẩn thận trong từng cử chỉ hành động nhỏ nhất của mình. Xuất phát từ đó, những người này sẽ có tâm trạng lo âu thái quá về sạch sẽ hay mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo đến mức gây khó chịu cho người xung quanh.
Hành vi cưỡng chế
Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp đi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế. Nó thường xuất phát từ chính những ý nghĩ ám ảnh họ hàng ngày:
- Sợ bị bẩn nên lau, rửa, chùi, giặt, tắm… quá nhiều lần trong ngày.
- Sợ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh cho người khác nên tránh tiếp xúc gần với người khác.
- Sợ mắc sai lầm nên không dám chủ động làm bất cứ cái gì, không dám phát biểu trước đám đông, sợ đi xe máy do lo lắng sẽ gặp tai nạn…
- Sợ hành vi của mình không được chấp nhận nên thường luống cuống, vụng về, run tay khi thực hiện trước người khác, trong khi hành vi này lại làm rất tốt khi chỉ có một mình.
- Đòi hỏi tính cân đối và chính xác nên thường đo đi đo lại nhiều lần nếu cần phải may hay thiết kế một cái gì đó, ví dụ như đếm đi đếm lại nhiều lần một khoản tiền nhỏ cũng là biểu hiện của bệnh đấy!
Ảnh hưởng của nó đối với chúng mình là gì?
Bề ngoài thì căn bệnh này hầu như chỉ biểu hiện như một dạng tính cách kĩ càng, của người hay soi xét, để ý chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng trên thực tế, các chuyên viên y tế đã xác nhận, căn bệnh này lâu ngày sẽ khiến người bị bệnh gặp phải các trở ngại trong giao tiếp, bị tự kỉ ám thị… Đặc biệt, nó khiến cho hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến trạng thái đau đầu, stress và nặng hơn là mắc chứng thần kinh cấp độ 2.
Biện pháp khắc phục
Ngay khi phát hiện ra người xung quanh có những biểu hiện của bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, căn bệnh này càng được chữa trị nhanh thì càng tốt đó các ấy ạ!
Tạo cho người bệnh không gian thoải mái, không căng thẳng để tránh cho họ bị sợ hãi và ám ảnh nhiều hơn.
Bệnh đó là gì vậy?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh mắc phải đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc. Người bệnh thường có cảm giác bị thôi thúc bởi những suy nghĩ và hành động, được cảm nhận là rất đáng sợ hoặc là bị hành hạ rất đau khổ.
Vì sao tớ lại mắc chứng bệnh này?
Các ấy biết không, một số trường hợp bị rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý như thế này là do phương pháp dạy dỗ khi còn nhỏ. Những bạn này ngay từ bé thường bị ép phải làm theo kỉ luật một cách cứng nhắc, nghiêm ngặt, chuẩn xác khiến họ luôn có cảm giác mình đang làm sai một việc gì đó và thấy sợ hãi vì bị phạt.
Ngoài ra, sự sạch sẽ, tỉ mỉ quá đáng hay luôn tin rằng mọi việc bất ổn xuất hiện do đặc trưng tính cách cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh rối loạn tâm lý cưỡng chế.
Làm thế nào để biết tớ mắc phải chứng bệnh này?
Ý nghĩ ám ảnh
Người mắc chứng bệnh này thường khá cứng nhắc, luôn luôn ngờ vực, luôn đòi hỏi mọi thứ phải chính xác, nằm trong sự kiểm soát. Nhiều người còn tỏ ra ngoan cố cũng như quá cẩn thận trong từng cử chỉ hành động nhỏ nhất của mình. Xuất phát từ đó, những người này sẽ có tâm trạng lo âu thái quá về sạch sẽ hay mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo đến mức gây khó chịu cho người xung quanh.
Hành vi cưỡng chế
Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp đi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế. Nó thường xuất phát từ chính những ý nghĩ ám ảnh họ hàng ngày:
- Sợ bị bẩn nên lau, rửa, chùi, giặt, tắm… quá nhiều lần trong ngày.
- Sợ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh cho người khác nên tránh tiếp xúc gần với người khác.
- Sợ mắc sai lầm nên không dám chủ động làm bất cứ cái gì, không dám phát biểu trước đám đông, sợ đi xe máy do lo lắng sẽ gặp tai nạn…
- Sợ hành vi của mình không được chấp nhận nên thường luống cuống, vụng về, run tay khi thực hiện trước người khác, trong khi hành vi này lại làm rất tốt khi chỉ có một mình.
- Đòi hỏi tính cân đối và chính xác nên thường đo đi đo lại nhiều lần nếu cần phải may hay thiết kế một cái gì đó, ví dụ như đếm đi đếm lại nhiều lần một khoản tiền nhỏ cũng là biểu hiện của bệnh đấy!
Ảnh hưởng của nó đối với chúng mình là gì?
Bề ngoài thì căn bệnh này hầu như chỉ biểu hiện như một dạng tính cách kĩ càng, của người hay soi xét, để ý chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng trên thực tế, các chuyên viên y tế đã xác nhận, căn bệnh này lâu ngày sẽ khiến người bị bệnh gặp phải các trở ngại trong giao tiếp, bị tự kỉ ám thị… Đặc biệt, nó khiến cho hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến trạng thái đau đầu, stress và nặng hơn là mắc chứng thần kinh cấp độ 2.
Biện pháp khắc phục
Ngay khi phát hiện ra người xung quanh có những biểu hiện của bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, căn bệnh này càng được chữa trị nhanh thì càng tốt đó các ấy ạ!
Tạo cho người bệnh không gian thoải mái, không căng thẳng để tránh cho họ bị sợ hãi và ám ảnh nhiều hơn.