TT
- Từ mái hiên nhà đến chuồng trâu, chuồng bò, từ nhà vệ sinh đến gầm
nhà sàn, từ mẫu máu đến mẫu tóc, đầu móng tay... từ rắn rết, chuột, ve,
ong, muỗi... không một cái gì bị bỏ qua trong chiến dịch truy lùng mầm
của bệnh “lạ”.
Các chuyên viên ngành y đang ngày đêm
lùng sục khắp bản làng nơi rẻo cao xa xôi để tìm ra gốc tích của căn
bệnh đầy bí ẩn và chết chóc.
>> Sống trong sợ hãi ở vùng bệnh “lạ”
>> Bệnh “lạ” dễ sinh biến chứng
Truy tìm côn trùng gây bệnh từ các vật dụng trong nhà người dân - Ảnh: Tấn Vũ
Vạch rừng tìm bệnh
Tổng
hành dinh của đoàn công tác Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng
Quy Nhơn là một nhà kho cũ ọp ẹp nằm sát trụ sở chính quyền xã Ba Điền.
Căn phòng chưa đến 20m2 là chốn ăn, ở, sinh hoạt, vừa là phòng thí
nghiệm và cũng là nhà kho của 14 chuyên gia viện nghiên cứu này. Đã gần
một năm qua, từ ngày căn bệnh “lạ” đến tai các nhà quản lý, Viện Sốt rét
- ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế
đưa đến đây để lấy mẫu phân tích.
Nắng như nung. Con đường đất đỏ
từ trung tâm huyện Ba Tơ vào làng Rêu ngập trong bụi. Thắng gấp chiếc
xe máy chở đầy bẫy chuột và lũ chuột với nhiều loài khác nhau được
chuyên gia Trần Thanh Hùng thu gom từ đêm trước ở làng Hi Long mang về
nghiên cứu. Kéo tay áo quẹt mồ hôi trán, ông Hùng cẩn thận bắt từng con
chuột, phân loài bỏ riêng vào từng giỏ chờ phẫu thuật. “Vạch lá tìm
sâu”, công việc tưởng chừng đã khó khăn nhưng so với việc vạch muông thú
tìm côn trùng gây bệnh là điều càng khó hơn. “Công việc tỉ mỉ đòi hỏi
người nghiên cứu phải hết sức nghiêm túc và tập trung trong công việc.
Chúng tôi rất nóng lòng tìm ra nguyên nhân căn bệnh nhưng đây chỉ là một
trong tám công việc mà nhóm chúng tôi đảm trách. Việc thu thập dữ liệu
bây giờ ngoài tìm ra căn nguyên của bệnh “lạ”, đây còn là dữ liệu quý
giá cho hàng trăm năm sau khi tiến hành phân tích bệnh ở vùng đất này” -
chuyên gia Hùng tiết lộ.
Bắt chú chuột có bộ lông màu nâu ra
phẫu thuật, ông Hùng giải thích đây là loài chuột hươu rất ít gặp. Trước
khi phẫu thuật chúng phải dùng lược chải nhẹ từng thớ lông màu nâu và
soi kính lúp tỉ mẩn để tìm những côn trùng ký sinh trên chuột. Cạnh đó
một ống nghiệm chứa chất lỏng được để sẵn để ngâm các côn trùng vừa tìm
thấy. Từng con bọ chét, từng con mò trắng, mò đỏ được chuyên gia Hùng
soi kính lúp, dùng kẹp cẩn thận lấy ra từ lưng con chuột hươu bỏ vào
dung dịch. “Chúng có thể là mầm bệnh của căn bệnh “lạ” và cũng có thể là
nguồn cơn của những căn bệnh khác liên quan mà sau này chúng ta tiếp
tục nghiên cứu” - ông Hùng giải thích.
Ứng phó trước tình hình
bệnh “lạ” ngày một nóng tại Quảng Ngãi, chuyên gia Bùi Quốc Đạt được
Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn điều tức tốc từ Lào về
Việt Nam để vào cuộc. Ngồi dưới mái hiên nhà lợp bằng tôn nóng cháy da,
ông Đạt soi từng mẫu máu, phân tích từng vật thể li ti qua kính hiển vi
rồi cẩn thận ghi chép vào nhật ký. “Việc tìm kiếm mầm bệnh không thể
một sớm một chiều được vì trong hàng vạn sinh vật chưa biết yếu tố nào
gây nên. Có thể còn do các nguồn khác như đất, nước, chất độc hoặc dịch
tễ, thực phẩm hoặc một yếu tố khác, nhưng chúng tôi vẫn phải miệt
mài...” - chuyên gia Đạt chia sẻ.
Công việc thường ngày của các chuyên gia ký sinh trùng ở làng Rêu - Ảnh: Tấn Vũ
Bẫy côn trùng...
Sáng
nay đoàn công tác của viện nghiên cứu sẽ nghiên cứu nhà ông Phạm Bèo ở
làng Hi Long của xã Ba Điền. Đối diện nhà ông Bèo là nhà của hai bệnh
nhân đang mắc chứng bệnh “lạ” nên xóm này được đưa vào “tầm ngắm” để
nghiên cứu. Những chiếc đĩa nhạc hiệu akay, những chiếc khay inox cùng
hàng loạt bao vải, bóng đèn được mang đến hiện trường.
Xắn tay
áo, thạc sĩ Bùi Văn Tuấn chui xuống gầm giường nơi góc tối của căn nhà
sàn đầy mạng nhện để đặt chiếc đĩa akay. Một chiếc khác đặt bên rãnh
nước thải đầy bụi dại nơi nước thải sinh hoạt của nhà ông Bèo chảy ra
ruộng. Thạc sĩ Tuấn tiết lộ: “Chúng tôi đang bẫy mò, bọ chét và chấy
rận. Những chiếc đĩa akay cũ kỹ với những rãnh nhỏ là nơi trú ngụ ưa
thích của các loài côn trùng nhỏ bé này”.
Những chiếc khay inox
được cho vào một ít nước rồi đem đặt dưới nền nhà của người H’Rê. Khay
inox cũng là nơi các loài côn trùng có cánh tìm tới và bị mắc lại trong
nước. Người mang chiếu ra giũ vào bồn inox, người mang mùng, mền, áo
quần cũ của từng thành viên trong gia đình ra tìm côn trùng... Cứ thế
công việc bắt đầu một cách đều đặn. Khoảng một giờ sau, từng chiếc bẫy
được tháo dỡ và tìm các loài ký sinh trùng dính trên đó. Các chuyên gia
soi tìm các con vật nhỏ bé và bỏ vào các bình dung dịch chứa sẵn.
Chuyên
gia Trần Thanh Hùng tâm sự: “Sức ép rất lớn từ dư luận, từ ngành nên
chúng tôi cố gắng tìm kiếm trong mọi hoàn cảnh. Nếu nói về độ hiểm nguy
và các căn bệnh lây lan, chúng tôi là những người đầu tiên phải đối diện
với nguy cơ đó. Nhưng đây là nghề chúng tôi đã chọn... Nghĩ đến hàng
ngàn người dân đang đối mặt với căn bệnh quái ác này chúng tôi đứng ngồi
không yên. Tin một người trong làng ra đi làm chúng tôi xốn xang lắm”.
21g,
làng Rêu đã chìm trong màn đêm đen kịt. Ngoài kia chỉ có tiếng côn
trùng rả rích cùng tiếng *** sủa từ xa vọng về. Đó là lúc các chuyên gia
trong đoàn công tác này bắt đầu vào cuộc. Trong cái chuồng bò hôi hám
và ẩm thấp đầy mùi phân, mọi người bắt đầu bẫy muỗi, phù du và những
động vật nhỏ có cánh khác. Chúng tôi đứng đó gần một giờ để làm mồi nhử
các loài muỗi bay đến và tìm thấy ánh sáng chui vào. Sau khi túm gọn một
bao với nhiều côn trùng khác nhau, chuyên gia Hùng bắt đầu công tác
phân loại, đánh dấu. Lật từng trang sách có ghi hẳn các loài côn trùng
có dấu hiệu mang mầm bệnh thường gặp, ông Hùng chọn từng loài muỗi khác
nhau và bỏ vào từng lọ phục vụ công tác nghiên cứu. Hai mươi năm lăn lộn
với côn trùng, từ đỉnh Ngọc Linh cao ngất đến nước bạn Lào xa xôi, ông
Hùng quen mặt từng loài côn trùng như quen mặt chữ.
Ngày đoàn
công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn làm lễ sơ
kết dập dịch đợt một, đích thân PGS.TS Triệu Nguyên Trung, viện trưởng,
tay cầm hai con gà, hai chai rượu Vodka Hà Nội vào làm quà cho anh em.
Buổi trưa đầm ấm bên căn phòng chật chội, nóng bức, chén rượu đắng môi
nhưng ai nấy chưa vui bởi phía trước vẫn là chặng đường dài hiểm nguy mà
người dân làng Rêu đang đối mặt.
TẤN VŨ - ĐOÀN CƯỜNG
- Từ mái hiên nhà đến chuồng trâu, chuồng bò, từ nhà vệ sinh đến gầm
nhà sàn, từ mẫu máu đến mẫu tóc, đầu móng tay... từ rắn rết, chuột, ve,
ong, muỗi... không một cái gì bị bỏ qua trong chiến dịch truy lùng mầm
của bệnh “lạ”.
Các chuyên viên ngành y đang ngày đêm
lùng sục khắp bản làng nơi rẻo cao xa xôi để tìm ra gốc tích của căn
bệnh đầy bí ẩn và chết chóc.
>> Sống trong sợ hãi ở vùng bệnh “lạ”
>> Bệnh “lạ” dễ sinh biến chứng
Truy tìm côn trùng gây bệnh từ các vật dụng trong nhà người dân - Ảnh: Tấn Vũ
Vạch rừng tìm bệnh
Tổng
hành dinh của đoàn công tác Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng
Quy Nhơn là một nhà kho cũ ọp ẹp nằm sát trụ sở chính quyền xã Ba Điền.
Căn phòng chưa đến 20m2 là chốn ăn, ở, sinh hoạt, vừa là phòng thí
nghiệm và cũng là nhà kho của 14 chuyên gia viện nghiên cứu này. Đã gần
một năm qua, từ ngày căn bệnh “lạ” đến tai các nhà quản lý, Viện Sốt rét
- ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế
đưa đến đây để lấy mẫu phân tích.
Nắng như nung. Con đường đất đỏ
từ trung tâm huyện Ba Tơ vào làng Rêu ngập trong bụi. Thắng gấp chiếc
xe máy chở đầy bẫy chuột và lũ chuột với nhiều loài khác nhau được
chuyên gia Trần Thanh Hùng thu gom từ đêm trước ở làng Hi Long mang về
nghiên cứu. Kéo tay áo quẹt mồ hôi trán, ông Hùng cẩn thận bắt từng con
chuột, phân loài bỏ riêng vào từng giỏ chờ phẫu thuật. “Vạch lá tìm
sâu”, công việc tưởng chừng đã khó khăn nhưng so với việc vạch muông thú
tìm côn trùng gây bệnh là điều càng khó hơn. “Công việc tỉ mỉ đòi hỏi
người nghiên cứu phải hết sức nghiêm túc và tập trung trong công việc.
Chúng tôi rất nóng lòng tìm ra nguyên nhân căn bệnh nhưng đây chỉ là một
trong tám công việc mà nhóm chúng tôi đảm trách. Việc thu thập dữ liệu
bây giờ ngoài tìm ra căn nguyên của bệnh “lạ”, đây còn là dữ liệu quý
giá cho hàng trăm năm sau khi tiến hành phân tích bệnh ở vùng đất này” -
chuyên gia Hùng tiết lộ.
Bắt chú chuột có bộ lông màu nâu ra
phẫu thuật, ông Hùng giải thích đây là loài chuột hươu rất ít gặp. Trước
khi phẫu thuật chúng phải dùng lược chải nhẹ từng thớ lông màu nâu và
soi kính lúp tỉ mẩn để tìm những côn trùng ký sinh trên chuột. Cạnh đó
một ống nghiệm chứa chất lỏng được để sẵn để ngâm các côn trùng vừa tìm
thấy. Từng con bọ chét, từng con mò trắng, mò đỏ được chuyên gia Hùng
soi kính lúp, dùng kẹp cẩn thận lấy ra từ lưng con chuột hươu bỏ vào
dung dịch. “Chúng có thể là mầm bệnh của căn bệnh “lạ” và cũng có thể là
nguồn cơn của những căn bệnh khác liên quan mà sau này chúng ta tiếp
tục nghiên cứu” - ông Hùng giải thích.
Ứng phó trước tình hình
bệnh “lạ” ngày một nóng tại Quảng Ngãi, chuyên gia Bùi Quốc Đạt được
Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn điều tức tốc từ Lào về
Việt Nam để vào cuộc. Ngồi dưới mái hiên nhà lợp bằng tôn nóng cháy da,
ông Đạt soi từng mẫu máu, phân tích từng vật thể li ti qua kính hiển vi
rồi cẩn thận ghi chép vào nhật ký. “Việc tìm kiếm mầm bệnh không thể
một sớm một chiều được vì trong hàng vạn sinh vật chưa biết yếu tố nào
gây nên. Có thể còn do các nguồn khác như đất, nước, chất độc hoặc dịch
tễ, thực phẩm hoặc một yếu tố khác, nhưng chúng tôi vẫn phải miệt
mài...” - chuyên gia Đạt chia sẻ.
Công việc thường ngày của các chuyên gia ký sinh trùng ở làng Rêu - Ảnh: Tấn Vũ
Bẫy côn trùng...
Sáng
nay đoàn công tác của viện nghiên cứu sẽ nghiên cứu nhà ông Phạm Bèo ở
làng Hi Long của xã Ba Điền. Đối diện nhà ông Bèo là nhà của hai bệnh
nhân đang mắc chứng bệnh “lạ” nên xóm này được đưa vào “tầm ngắm” để
nghiên cứu. Những chiếc đĩa nhạc hiệu akay, những chiếc khay inox cùng
hàng loạt bao vải, bóng đèn được mang đến hiện trường.
Xắn tay
áo, thạc sĩ Bùi Văn Tuấn chui xuống gầm giường nơi góc tối của căn nhà
sàn đầy mạng nhện để đặt chiếc đĩa akay. Một chiếc khác đặt bên rãnh
nước thải đầy bụi dại nơi nước thải sinh hoạt của nhà ông Bèo chảy ra
ruộng. Thạc sĩ Tuấn tiết lộ: “Chúng tôi đang bẫy mò, bọ chét và chấy
rận. Những chiếc đĩa akay cũ kỹ với những rãnh nhỏ là nơi trú ngụ ưa
thích của các loài côn trùng nhỏ bé này”.
Những chiếc khay inox
được cho vào một ít nước rồi đem đặt dưới nền nhà của người H’Rê. Khay
inox cũng là nơi các loài côn trùng có cánh tìm tới và bị mắc lại trong
nước. Người mang chiếu ra giũ vào bồn inox, người mang mùng, mền, áo
quần cũ của từng thành viên trong gia đình ra tìm côn trùng... Cứ thế
công việc bắt đầu một cách đều đặn. Khoảng một giờ sau, từng chiếc bẫy
được tháo dỡ và tìm các loài ký sinh trùng dính trên đó. Các chuyên gia
soi tìm các con vật nhỏ bé và bỏ vào các bình dung dịch chứa sẵn.
Chuyên
gia Trần Thanh Hùng tâm sự: “Sức ép rất lớn từ dư luận, từ ngành nên
chúng tôi cố gắng tìm kiếm trong mọi hoàn cảnh. Nếu nói về độ hiểm nguy
và các căn bệnh lây lan, chúng tôi là những người đầu tiên phải đối diện
với nguy cơ đó. Nhưng đây là nghề chúng tôi đã chọn... Nghĩ đến hàng
ngàn người dân đang đối mặt với căn bệnh quái ác này chúng tôi đứng ngồi
không yên. Tin một người trong làng ra đi làm chúng tôi xốn xang lắm”.
21g,
làng Rêu đã chìm trong màn đêm đen kịt. Ngoài kia chỉ có tiếng côn
trùng rả rích cùng tiếng *** sủa từ xa vọng về. Đó là lúc các chuyên gia
trong đoàn công tác này bắt đầu vào cuộc. Trong cái chuồng bò hôi hám
và ẩm thấp đầy mùi phân, mọi người bắt đầu bẫy muỗi, phù du và những
động vật nhỏ có cánh khác. Chúng tôi đứng đó gần một giờ để làm mồi nhử
các loài muỗi bay đến và tìm thấy ánh sáng chui vào. Sau khi túm gọn một
bao với nhiều côn trùng khác nhau, chuyên gia Hùng bắt đầu công tác
phân loại, đánh dấu. Lật từng trang sách có ghi hẳn các loài côn trùng
có dấu hiệu mang mầm bệnh thường gặp, ông Hùng chọn từng loài muỗi khác
nhau và bỏ vào từng lọ phục vụ công tác nghiên cứu. Hai mươi năm lăn lộn
với côn trùng, từ đỉnh Ngọc Linh cao ngất đến nước bạn Lào xa xôi, ông
Hùng quen mặt từng loài côn trùng như quen mặt chữ.
Ngày đoàn
công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn làm lễ sơ
kết dập dịch đợt một, đích thân PGS.TS Triệu Nguyên Trung, viện trưởng,
tay cầm hai con gà, hai chai rượu Vodka Hà Nội vào làm quà cho anh em.
Buổi trưa đầm ấm bên căn phòng chật chội, nóng bức, chén rượu đắng môi
nhưng ai nấy chưa vui bởi phía trước vẫn là chặng đường dài hiểm nguy mà
người dân làng Rêu đang đối mặt.
TẤN VŨ - ĐOÀN CƯỜNG