Cảnh báo: Khi vào mùa hè số lượng trẻ bị bỏng thường tăng cao hơn, các teen cần tránh xa các nguồn gây cháy nổ.
Em D được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng rất nặng vùng mặt, ngực, cánh tay và bàn tay phải do bị điện giật khi trèo cột điện bắt chim.
Nằm trên giường bệnh, em T.V.D, (13 tuổi, trú tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bị nạn.
Trước đó em được người nhà nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng bỏng rất nặng, đặc biệt là vùng mặt, ngực, cánh tay và bàn tay phải. Các bác sỹ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình cho biết, cháu bị bỏng độ I-II và phải nằm điều trị trong thời gian dài.
Theo người nhà, trước đó cháu cùng bạn đi chơi, thấy có tổ chim trên cột điện, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên đã trèo lên để bắt chim cho vui. Khi trèo lên gần đến nơi cháu đã bị điện giật và rơi xuống đất, may là cháu bị rơi xuống bụi cây dưới chân cột điện nên không bị chấn thương nặng.
Xử trí kịp thời khi bị bỏng do điện
Theo các bác sỹ, dòng điện 110V có thể gây tử vong do rung thất, các dòng điện cao thế còn có thể làm liệt trung khu hô hấp, khi bị điện giật nặng có thể vừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gian ngắn, lên cơn co giật, sau đó là hồi hộp, mê sảng…
Nếu gặp người bị điện giật, việc đầu tiên là đừng cố chạm vào người để kéo nạn nhân. Nếu nạn nhân vẫn còn tiếp xúc với dòng điện, hãy tìm cách ngắt nguồn điện hoặc cố gắng tách nạn nhân khỏi điểm tiếp xúc với điện bằng một vật không dẫn điện như: cán chổi hoặc đeo găng hay giày cao su, hoặc đứng lên vật cách điện.
Phải hoàn toàn chắc chắn không còn nguy cơ bị điện giật, sau đó cần kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay không.
Nếu bất tỉnh, kiểm tra đường thở và hô hấp, dùng các biện pháp hô hấp nhân tạo để hy vọng cứu sống nạn nhân. Nếu nạn nhân còn tỉnh, hãy che phủ vết thương bằng gạc, vải thích hợp, không có lông tơ rồi nhanh chóng đưa nạn nhân nhập viện cấp cứu.
Em D được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng rất nặng vùng mặt, ngực, cánh tay và bàn tay phải do bị điện giật khi trèo cột điện bắt chim.
Nằm trên giường bệnh, em T.V.D, (13 tuổi, trú tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bị nạn.
Trước đó em được người nhà nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng bỏng rất nặng, đặc biệt là vùng mặt, ngực, cánh tay và bàn tay phải. Các bác sỹ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình cho biết, cháu bị bỏng độ I-II và phải nằm điều trị trong thời gian dài.
Theo người nhà, trước đó cháu cùng bạn đi chơi, thấy có tổ chim trên cột điện, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên đã trèo lên để bắt chim cho vui. Khi trèo lên gần đến nơi cháu đã bị điện giật và rơi xuống đất, may là cháu bị rơi xuống bụi cây dưới chân cột điện nên không bị chấn thương nặng.
Xử trí kịp thời khi bị bỏng do điện
Theo các bác sỹ, dòng điện 110V có thể gây tử vong do rung thất, các dòng điện cao thế còn có thể làm liệt trung khu hô hấp, khi bị điện giật nặng có thể vừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gian ngắn, lên cơn co giật, sau đó là hồi hộp, mê sảng…
Nếu gặp người bị điện giật, việc đầu tiên là đừng cố chạm vào người để kéo nạn nhân. Nếu nạn nhân vẫn còn tiếp xúc với dòng điện, hãy tìm cách ngắt nguồn điện hoặc cố gắng tách nạn nhân khỏi điểm tiếp xúc với điện bằng một vật không dẫn điện như: cán chổi hoặc đeo găng hay giày cao su, hoặc đứng lên vật cách điện.
Phải hoàn toàn chắc chắn không còn nguy cơ bị điện giật, sau đó cần kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay không.
Nếu bất tỉnh, kiểm tra đường thở và hô hấp, dùng các biện pháp hô hấp nhân tạo để hy vọng cứu sống nạn nhân. Nếu nạn nhân còn tỉnh, hãy che phủ vết thương bằng gạc, vải thích hợp, không có lông tơ rồi nhanh chóng đưa nạn nhân nhập viện cấp cứu.