Hầu hết các người đẹp chỉ bận tâm đến chuyện trang bị quần áo, giày dép hàng hiệu, trợ giúp trang điểm, cách tạo dáng trước ống kính mà bỏ quên kiến thức và những kỹ năng mềm...
Các lò luyện hoa hậu, công ty người mẫu đang gấp rút chuẩn bị “hành trang” cho “gà” đi thi. Có điều, hầu hết các người đẹp chỉ bận tâm đến chuyện trang bị quần áo, giày dép hàng hiệu, trợ giúp trang điểm, cách tạo dáng trước ống kính mà bỏ quên kiến thức và những kỹ năng mềm.
Người đẹp nào cũng dính dáng đến scandal
Nhìn lại những người đẹp đăng quang trong các cuộc thi hoa hậu gần đây, người ta không khỏi giật mình vì hoa hậu nào cũng dính scandal: Ngọc Hân và nghi án “nhái thiết kế”, Thùy Dung mới lên ngôi đã khốn đốn vì chưa có bằng tú tài, Diễm Hương bị mang tiếng “học dốt”, Ngọc Trinh sau khi đội vương miện tại Mỹ là scandal ảnh khỏa thân và những phát ngôn “tuy chân thật mà gây sốc”...
Đáng lưu ý, những vụ scandal dính đến các hoa hậu nổ ngay từ lúc họ tranh tài, đăng quang đến khi tham gia hoạt động từ thiện xã hội.
Hoa hậu Mai Phương Thúy tham gia nhiều hoạt động
từ thiện xã hội - “tiền đề” giúp cô được công chúng
dễ lòng bỏ qua cho những scandal sau đó.
Mai Phương Thúy thoạt đầu rất được lòng công chúng với những chuyến đi vùng sâu vùng xa giúp học sinh nghèo hiếu học nhưng lại tạo nghi vấn về khả năng ứng xử truyền thông khi có thông tin hầu hết các phát ngôn của cô trên báo chí đều dưới sự “nói giùm” của nhà thiết kế Việt Hùng - người có vai trò quản lý của cô trong suốt nhiều năm sau đăng quang.
Rồi sau khi chia tay Việt Hùng, cô lại liên tiếp vướng vào đủ những chuyện lùm xùm khác: Chụp ảnh khoe vòng một mới “nâng cấp”, lấp lửng về bạn trai đại gia... Vả chăng nguyên nhân là do các người đẹp may mắn đội vương miện của nữ hoàng của mọi loài hoa nhưng chưa được học cách tạo hương?
Bao giờ cho hết ồn ào?
Nhìn sang Venezuela - “vương quốc hoa hậu” nhiều lần có người đẹp đăng quang Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ thì thấy công nghệ đào tạo thí sinh thi nhan sắc của họ không chỉ chú trọng ở vẻ đẹp ngoại hình. Bước vào các lò luyện hoa hậu ngay từ tuổi thiếu niên, các bé gái còn được trau dồi kiến thức văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử... Trường đào tạo thí sinh cho cuộc thi Hoa hậu Venezuela School giống hệt một căn cứ quân sự với kỷ luật hà khắc, nhằm trang bị cho các người đẹp kiến thức bài bản chứ không chỉ là cách trang điểm, phong cách diễn trên sàn catwalk.
Sau khi chính thức được tham dự vòng chung kết, các người đẹp sẽ sinh hoạt, tập luyện trong khoảng 2-3 tháng trước đêm chung kết. Họ sẽ phải học rất nhiều thứ, từ cách chọn trang phục, trang điểm, bước đi dáng đứng cho đến trả lời ứng xử, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tạo dựng hình ảnh.
Bằng chứng là Hoa hậu Hoàn vũ 2008 Dayana Mendoza (người Venezuela) có thể nói thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và trả lời ứng xử rất thông minh.
Trong lúc phần thi ứng xử tại các cuộc thi sắc đẹp tại nước ta thường khiến khán giả hồi hộp vì những câu trả lời ngô nghê, dù họ đã được ban tổ chức... rộng lượng “gài” bài trước. Và sau khi đăng quang, không ít hoa hậu bị lộ bảng điểm học ở trường đáng xấu hổ.
Nhà thơ Dương Kỳ Anh - người khai sinh cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong (sau này cuộc thi đổi tên thành Hoa hậu Việt Nam) chia sẻ: “Một số hoa hậu gần đây liên tiếp gây ồn ào trước công luận vì họ là những cô gái trẻ, suy nghĩ không đến nơi đến chốn và bị hào quang giả dối, hấp lực của đồng tiền chi phối.
May mắn được trao vương miện hoa hậu, lẽ ra họ nên cẩn trọng giữ gìn danh phận của mình, để ý từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc đi lại, tạo dựng hình ảnh trước công chúng. Cách giữ hình ảnh tốt nhất là phấn đấu để có học thức, có sự nghiệp và gia đình yên ấm.
Bởi một khi đã là hoa hậu, họ còn là hình ảnh biểu tượng để những phụ nữ khác vươn tới. Nhưng rất tiếc là nước ta đang thiếu những khóa học, cơ sở đào tạo giúp các người đẹp về chuyện này”.
Các lò luyện hoa hậu, công ty người mẫu đang gấp rút chuẩn bị “hành trang” cho “gà” đi thi. Có điều, hầu hết các người đẹp chỉ bận tâm đến chuyện trang bị quần áo, giày dép hàng hiệu, trợ giúp trang điểm, cách tạo dáng trước ống kính mà bỏ quên kiến thức và những kỹ năng mềm.
Người đẹp nào cũng dính dáng đến scandal
Nhìn lại những người đẹp đăng quang trong các cuộc thi hoa hậu gần đây, người ta không khỏi giật mình vì hoa hậu nào cũng dính scandal: Ngọc Hân và nghi án “nhái thiết kế”, Thùy Dung mới lên ngôi đã khốn đốn vì chưa có bằng tú tài, Diễm Hương bị mang tiếng “học dốt”, Ngọc Trinh sau khi đội vương miện tại Mỹ là scandal ảnh khỏa thân và những phát ngôn “tuy chân thật mà gây sốc”...
Đáng lưu ý, những vụ scandal dính đến các hoa hậu nổ ngay từ lúc họ tranh tài, đăng quang đến khi tham gia hoạt động từ thiện xã hội.
Hoa hậu Mai Phương Thúy tham gia nhiều hoạt động
từ thiện xã hội - “tiền đề” giúp cô được công chúng
dễ lòng bỏ qua cho những scandal sau đó.
Mai Phương Thúy thoạt đầu rất được lòng công chúng với những chuyến đi vùng sâu vùng xa giúp học sinh nghèo hiếu học nhưng lại tạo nghi vấn về khả năng ứng xử truyền thông khi có thông tin hầu hết các phát ngôn của cô trên báo chí đều dưới sự “nói giùm” của nhà thiết kế Việt Hùng - người có vai trò quản lý của cô trong suốt nhiều năm sau đăng quang.
Rồi sau khi chia tay Việt Hùng, cô lại liên tiếp vướng vào đủ những chuyện lùm xùm khác: Chụp ảnh khoe vòng một mới “nâng cấp”, lấp lửng về bạn trai đại gia... Vả chăng nguyên nhân là do các người đẹp may mắn đội vương miện của nữ hoàng của mọi loài hoa nhưng chưa được học cách tạo hương?
Bao giờ cho hết ồn ào?
Nhìn sang Venezuela - “vương quốc hoa hậu” nhiều lần có người đẹp đăng quang Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ thì thấy công nghệ đào tạo thí sinh thi nhan sắc của họ không chỉ chú trọng ở vẻ đẹp ngoại hình. Bước vào các lò luyện hoa hậu ngay từ tuổi thiếu niên, các bé gái còn được trau dồi kiến thức văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử... Trường đào tạo thí sinh cho cuộc thi Hoa hậu Venezuela School giống hệt một căn cứ quân sự với kỷ luật hà khắc, nhằm trang bị cho các người đẹp kiến thức bài bản chứ không chỉ là cách trang điểm, phong cách diễn trên sàn catwalk.
Sau khi chính thức được tham dự vòng chung kết, các người đẹp sẽ sinh hoạt, tập luyện trong khoảng 2-3 tháng trước đêm chung kết. Họ sẽ phải học rất nhiều thứ, từ cách chọn trang phục, trang điểm, bước đi dáng đứng cho đến trả lời ứng xử, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tạo dựng hình ảnh.
Bằng chứng là Hoa hậu Hoàn vũ 2008 Dayana Mendoza (người Venezuela) có thể nói thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và trả lời ứng xử rất thông minh.
Trong lúc phần thi ứng xử tại các cuộc thi sắc đẹp tại nước ta thường khiến khán giả hồi hộp vì những câu trả lời ngô nghê, dù họ đã được ban tổ chức... rộng lượng “gài” bài trước. Và sau khi đăng quang, không ít hoa hậu bị lộ bảng điểm học ở trường đáng xấu hổ.
Nhà thơ Dương Kỳ Anh - người khai sinh cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong (sau này cuộc thi đổi tên thành Hoa hậu Việt Nam) chia sẻ: “Một số hoa hậu gần đây liên tiếp gây ồn ào trước công luận vì họ là những cô gái trẻ, suy nghĩ không đến nơi đến chốn và bị hào quang giả dối, hấp lực của đồng tiền chi phối.
May mắn được trao vương miện hoa hậu, lẽ ra họ nên cẩn trọng giữ gìn danh phận của mình, để ý từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc đi lại, tạo dựng hình ảnh trước công chúng. Cách giữ hình ảnh tốt nhất là phấn đấu để có học thức, có sự nghiệp và gia đình yên ấm.
Bởi một khi đã là hoa hậu, họ còn là hình ảnh biểu tượng để những phụ nữ khác vươn tới. Nhưng rất tiếc là nước ta đang thiếu những khóa học, cơ sở đào tạo giúp các người đẹp về chuyện này”.