Được thu mua với giá cao từ 180 - 200 nghìn đồng/1kg, nhiều người dân ở huyện Quế Phong (Nghệ An) đã đổ xô xuống đồng săn đỉa để bán...
Mới sáng sớm nhưng trên các cánh đồng, từ các cụ già đến trẻ em ai cũng đổ xô đi săn bắt đỉa. Công việc này không vất vả, chỉ cần một chiếc túi đựng hay một cái tất cũ vứt đi và một cái que để gắp là có thể rong cả buổi trên ruộng để săn đỉa.
Các thương lái đến tận nhà dân thu mua đỉa
Bắt đỉa bằng tay rất khó, vì chúng trơn trượt và khi chạm tay vào chúng sẽ bị cắn và hút máu. Công việc thì đơn giản trong khi đó lại có người đến thu mua tận nơi với giá từ 180 – 200 nghìn đồng/kg, khiến người dân ở xã Tiền Phong, huyện Quế Phong lên cơn sốt săn lùng đỉa bán.
Nếu như trước kia đĩa có ở đầy các đồng ruộng ao hồ, hễ cứ bước chân xuống là đã bị bám vào chân tay thì nay, đỉa trở thành cần câu cơm của nhiều người dân nghèo nơi đây. Từ một con vật chuyên hút máu người khiến người ta kinh sợ, nay trở thành món hàng kiếm ra tiền mà không mấy vất vả.
Mỗi ngày người dân kiếm được từ 65 – 70 nghìn đồng từ việc săn đỉa để bán.
Chị Hà Thị Mai người dân xã Tiền Phong cho biết: “Ở đây đỉa đang còn nhiều, mỗi ngày cũng kiếm được 50 nghìn đồng, hôm nhiều thì cũng đến 65 - 70 nghìn đồng, đỡ vất vả hơn nhiều so với đi vác gỗ hay đào khoai mài”.
Khi hỏi một về mục đích của việc thu mua đỉa, bà Hà Thị He một người dân chuyên đi thu mua cho biết: “Chúng tôi cũng không biết rõ họ mua làm gì, nghe nói là mua làm thuốc hay bán sang Trung Quốc gì đấy”.
Nhiều em học sinh sáng đi học, chiều đi săn đỉa.
Chị Lương Thị Dân, một thương lái thu mua đỉa ở xã Châu Kim cho biết: “Việc thu mua đỉa xuất hiện khoảng một tháng nay rồi, không chỉ ở xã Tiền Phong mà các xã bên cạnh như Mường Nọc, Châu Kim cũng xuất hiện các thương lái đi thu mua đỉa. Chúng tôi cũng chỉ biết gom hàng lại ở các xã, còn sau đó người ta đi thu về làm gì, chuyển đi đâu thì không ai biết, chỉ nghe nói là chuyển qua bên Trung Quốc để chế biến làm thuốc thôi”.
Rất nhiều người dân đổ xô đi bắt rồi mang đỉa đến bán.
Ông Nguyễn Anh Dũng, giảng viên khoa sinh học trường Đại Học Vinh cho biết: “Thực tế là hiện tượng thu mua đỉa đã diễn ra ở trong niền Nam từ lâu, chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc mua đỉa về để chế biến làm thuốc còn thực hư thế nào thì không ai rõ. Còn việc người dân thu gom đỉa nhiều thế này nếu các thương lái không mua nữa sẻ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái. Vì muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết được”.
Mới sáng sớm nhưng trên các cánh đồng, từ các cụ già đến trẻ em ai cũng đổ xô đi săn bắt đỉa. Công việc này không vất vả, chỉ cần một chiếc túi đựng hay một cái tất cũ vứt đi và một cái que để gắp là có thể rong cả buổi trên ruộng để săn đỉa.
Các thương lái đến tận nhà dân thu mua đỉa
Bắt đỉa bằng tay rất khó, vì chúng trơn trượt và khi chạm tay vào chúng sẽ bị cắn và hút máu. Công việc thì đơn giản trong khi đó lại có người đến thu mua tận nơi với giá từ 180 – 200 nghìn đồng/kg, khiến người dân ở xã Tiền Phong, huyện Quế Phong lên cơn sốt săn lùng đỉa bán.
Nếu như trước kia đĩa có ở đầy các đồng ruộng ao hồ, hễ cứ bước chân xuống là đã bị bám vào chân tay thì nay, đỉa trở thành cần câu cơm của nhiều người dân nghèo nơi đây. Từ một con vật chuyên hút máu người khiến người ta kinh sợ, nay trở thành món hàng kiếm ra tiền mà không mấy vất vả.
Mỗi ngày người dân kiếm được từ 65 – 70 nghìn đồng từ việc săn đỉa để bán.
Chị Hà Thị Mai người dân xã Tiền Phong cho biết: “Ở đây đỉa đang còn nhiều, mỗi ngày cũng kiếm được 50 nghìn đồng, hôm nhiều thì cũng đến 65 - 70 nghìn đồng, đỡ vất vả hơn nhiều so với đi vác gỗ hay đào khoai mài”.
Khi hỏi một về mục đích của việc thu mua đỉa, bà Hà Thị He một người dân chuyên đi thu mua cho biết: “Chúng tôi cũng không biết rõ họ mua làm gì, nghe nói là mua làm thuốc hay bán sang Trung Quốc gì đấy”.
Nhiều em học sinh sáng đi học, chiều đi săn đỉa.
Chị Lương Thị Dân, một thương lái thu mua đỉa ở xã Châu Kim cho biết: “Việc thu mua đỉa xuất hiện khoảng một tháng nay rồi, không chỉ ở xã Tiền Phong mà các xã bên cạnh như Mường Nọc, Châu Kim cũng xuất hiện các thương lái đi thu mua đỉa. Chúng tôi cũng chỉ biết gom hàng lại ở các xã, còn sau đó người ta đi thu về làm gì, chuyển đi đâu thì không ai biết, chỉ nghe nói là chuyển qua bên Trung Quốc để chế biến làm thuốc thôi”.
Rất nhiều người dân đổ xô đi bắt rồi mang đỉa đến bán.
Ông Nguyễn Anh Dũng, giảng viên khoa sinh học trường Đại Học Vinh cho biết: “Thực tế là hiện tượng thu mua đỉa đã diễn ra ở trong niền Nam từ lâu, chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc mua đỉa về để chế biến làm thuốc còn thực hư thế nào thì không ai rõ. Còn việc người dân thu gom đỉa nhiều thế này nếu các thương lái không mua nữa sẻ ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái. Vì muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết được”.