Bạn cảm thấy miệng bỗng nhiên có vị ngọt ngọt, chua, đắng hay nhạt thếch? Rất có thể bạn đang mắc bệnh mà không hề hay biết.
1. Miệng có vị ngọt
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Việc rối loạn chức năng tiêu hóa thường dẫn đến hiện tượng tiết dịch enzyme bất thường, cụ thể là lượng men amylase trong nước bọt tăng cao, kích thích vị giác ở lưỡi, tạo nên vị ngọt. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao, đồng thời thành phần đường trong nước bọt cũng cao, dẫn đến vị ngọt ở miệng.
2. Miệng đắng
Dạ dày và gan nóng, rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật.
Phần lớn miệng có vị đắng là do nóng trong người, cụ thể là gan, dạ dày nóng, đặc biệt là trào ngược túi mật tạo nên vị đắng ở miệng. Ngoài ra, người bị bệnh ung thư cũng thường xuất hiện tình trạng này. Hoặc những người hoạt động trí óc quá nhiều, tinh thần căng thẳng, áp lực lớn, ăn uống không điều độ khiến cho chức năng dạ dày không đảm bảo, vận hành chậm chạp, thức ăn vào cơ thể dừng lại ở dạ dày quá lâu, cũng dễ dẫn đến đắng miệng.
3. Miệng mặn
Suy giảm thận âm
Miệng mặn có liên quan chặt chẽ đến thận. Phần lớn là do suy giảm thận âm, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, thiếu sức sống, tần số đi tiểu đêm kéo dài, thường có liên quan đến những người viêm thận mãn tính, viêm họng mãn tính, vệ sinh miệng kém…
4. Miệng chua
Gan nóng, viêm dạ dày hoặc viêm loét đường tiêu hóa.
Ngoài cảm giác chua miệng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như có lớp vàng mỏng trên lưỡi, chướng bụng sau khi ăn, buồn nôn, đau tức sườn ở ngực, buồn nôn, dễ tức giận... Đây đều là dấu hiệu của viêm dạ dày hoặc loét đường tiêu hóa, tốt nhất ai gặp phải trường hợp này nên đến bệnh viện để được kiểm tra sớm.
5. Miệng cay
Phổi nóng hoặc viêm dạ dày.
Trong miệng có vị cay hoặc có cảm giác cay thường là do viêm nóng dạ dày hoặc phổi nóng gây nên, thường xuất hiện ở người cao huyết áp, sốt nhẹ. Phần lớn người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng như ho, khạc ra đờm, lưỡi bị phủ lớp rêu mỏng màu vàng…
Đặc biệt, mùi vị dị thường có liên quan mật thiết với độ tuổi, giới tính, cảm xúc, môi trường, đồ ăn, vệ sinh răng miệng. Người hút thuốc hoặc uống nhiều rượu, mất ngủ cũng xuất hiện mùi vị khác thường ở miệng. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu lạ, tốt nhất bạn nên đến bác sỹ để được chẩn bệnh chính xác.
Sưu tầm
1. Miệng có vị ngọt
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Việc rối loạn chức năng tiêu hóa thường dẫn đến hiện tượng tiết dịch enzyme bất thường, cụ thể là lượng men amylase trong nước bọt tăng cao, kích thích vị giác ở lưỡi, tạo nên vị ngọt. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao, đồng thời thành phần đường trong nước bọt cũng cao, dẫn đến vị ngọt ở miệng.
2. Miệng đắng
Dạ dày và gan nóng, rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật.
Phần lớn miệng có vị đắng là do nóng trong người, cụ thể là gan, dạ dày nóng, đặc biệt là trào ngược túi mật tạo nên vị đắng ở miệng. Ngoài ra, người bị bệnh ung thư cũng thường xuất hiện tình trạng này. Hoặc những người hoạt động trí óc quá nhiều, tinh thần căng thẳng, áp lực lớn, ăn uống không điều độ khiến cho chức năng dạ dày không đảm bảo, vận hành chậm chạp, thức ăn vào cơ thể dừng lại ở dạ dày quá lâu, cũng dễ dẫn đến đắng miệng.
3. Miệng mặn
Suy giảm thận âm
Miệng mặn có liên quan chặt chẽ đến thận. Phần lớn là do suy giảm thận âm, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, thiếu sức sống, tần số đi tiểu đêm kéo dài, thường có liên quan đến những người viêm thận mãn tính, viêm họng mãn tính, vệ sinh miệng kém…
4. Miệng chua
Gan nóng, viêm dạ dày hoặc viêm loét đường tiêu hóa.
Ngoài cảm giác chua miệng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như có lớp vàng mỏng trên lưỡi, chướng bụng sau khi ăn, buồn nôn, đau tức sườn ở ngực, buồn nôn, dễ tức giận... Đây đều là dấu hiệu của viêm dạ dày hoặc loét đường tiêu hóa, tốt nhất ai gặp phải trường hợp này nên đến bệnh viện để được kiểm tra sớm.
5. Miệng cay
Phổi nóng hoặc viêm dạ dày.
Trong miệng có vị cay hoặc có cảm giác cay thường là do viêm nóng dạ dày hoặc phổi nóng gây nên, thường xuất hiện ở người cao huyết áp, sốt nhẹ. Phần lớn người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng như ho, khạc ra đờm, lưỡi bị phủ lớp rêu mỏng màu vàng…
Đặc biệt, mùi vị dị thường có liên quan mật thiết với độ tuổi, giới tính, cảm xúc, môi trường, đồ ăn, vệ sinh răng miệng. Người hút thuốc hoặc uống nhiều rượu, mất ngủ cũng xuất hiện mùi vị khác thường ở miệng. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu lạ, tốt nhất bạn nên đến bác sỹ để được chẩn bệnh chính xác.
Sưu tầm