Đã từ lâu, đồ uống tại các quán cóc ven đường đã trở thành một loại “đặc sản” bình dân dành cho giới trẻ do tính đa dạng và tiện dụng của nó. Vào những mùa nắng nóng như thế này, ghé quán nước mà kêu một ly nước giải khát mát lạnh thì còn gì bằng các ấy nhỉ? Thế nhưng, trong những chiếc ly đầy màu sắc ấy lại ẩn chứa biết bao mối nguy hiểm cho sức khỏe của bạn đấy!
Vi khuẩn hoành hành trong nước uống tự chế
Theo một điều tra của Bộ Y tế Việt Nam tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn, đồ uống đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Các con số biết nói này thể hiện rằng những người kinh doanh thường ít khi tuân thủ theo quy trình an toàn vệ sinh. Họ vẫn dùng tay để chế biến các loại thức uống và cũng bàn tay thoăn thoắt ấy rửa những chiếc ly mà các vị khách trước đã ăn trong một xô nước được "tận dụng triệt để" mới thôi. Chưa hết, các loại đồ uống tự chế như nước đậu nành, nước mía, nước đậu xanh… thường được đựng trong những bình, chai nhựa với nguyên liệu không đảm bảo đều trở thành những nguyên nhân chính khiến bạn dễ mắc các bệnh tiêu chảy, đi ngoài, viêm đường ruột cấp... đấy!
Đường hóa học, chất tạo mùi – công thức chung cho mọi loại thức uống
Các ấy biết không, để có lời trên mỗi cốc nước, nhiều người bán hàng thiếu trung thực thường pha thật loãng nước cốt kết hợp cùng đường hóa học và các nguyên liệu tạo hương và mùi vị khác để đánh lừa người sử dụng. Ví dụ như để có 10 lít nước sâm bí, nước mát hay rong biển… thì chỉ cần bỏ thêm 30g hương liệu và một ít đường là có mùi y hệt như nước nấu từ nguyên liệu thật. Chỉ với những bạn nào tinh ý thì mới phát hiện ra nước "tự chế" này có màu trong hơn, nếm thì có hương sốc, vị gắt của đường hóa học. Trong khi nước nấu từ các nguyên liệu thiên nhiên như bí đao, nhãn nhục, thục địa, la hán quả… có vị ngọt đường phèn dịu nhẹ. Ngoài nước mát, các loại nước trái cây, sinh tố như: cam, me, bưởi, chanh… cũng trở thành “nạn nhân” của chất tạo mùi. Để tạo lòng tin người tiêu dùng, một số nơi còn bày ra hàng thật thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, có nhiều điểm chỉ ép trái cây tượng trưng, thực chất là pha từ các loại bột trên. Kết quả là vô tình các ấy đã nạp thêm rất nhiều các độc tố khác nhau vào cơ thể thông qua những ly nước tưởng như vô hại kia. Ở một số bạn có cơ địa tốt thì các chất này chỉ thể hiện tác hại của mình khi các ấy sử dụng quá nhiều. Còn với các bạn vốn đã có sức khỏe không tốt lắm thì ngay khi tiếp nhận độc tố vào người, ấy có thể cảm thấy khó thở, mẩn ngửa như dị ứng và nguy hiểm nhất là hệ thống miễn dịch của ấy có nguy cơ bị phá hủy trầm trọng đó!
Ngay đối với những người có thể trạng tốt, không có biểu hiện phản ứng gì thì việc thường xuyên nạp vào cơ thể các loại nước giải khát đáng sợ này cũng sẽ khiến ấy gia tăng nguy cơ bị ngộ độc hóa chất mãn tính, sinh ra các bệnh hiểm nghèo như: xơ gan, suy nhược thần kinh, rối loạn chuyển hóa và thậm chí gây ung thư.
Kết
Mùa hè mất nước rất nhiều nên nhu cầu bổ sung thêm các loại đồ uống là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các ấy nên cầm theo bên mình một chai nước cá nhân hoặc nếu có lăn lê ở quán ven đường thì ấy nhớ lựa chọn cho mình các loại đồ uống đóng chai của các nhà sản xuất uy tín. Hãy chú ý đến hạn sử dụng của những chai nước này và chỉ uống khi nó còn "nguyên vẹn" chưa hề có dấu hiệu bị mở hoặc sử dụng rồi nhá!
Vi khuẩn hoành hành trong nước uống tự chế
Theo một điều tra của Bộ Y tế Việt Nam tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn, đồ uống đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Các con số biết nói này thể hiện rằng những người kinh doanh thường ít khi tuân thủ theo quy trình an toàn vệ sinh. Họ vẫn dùng tay để chế biến các loại thức uống và cũng bàn tay thoăn thoắt ấy rửa những chiếc ly mà các vị khách trước đã ăn trong một xô nước được "tận dụng triệt để" mới thôi. Chưa hết, các loại đồ uống tự chế như nước đậu nành, nước mía, nước đậu xanh… thường được đựng trong những bình, chai nhựa với nguyên liệu không đảm bảo đều trở thành những nguyên nhân chính khiến bạn dễ mắc các bệnh tiêu chảy, đi ngoài, viêm đường ruột cấp... đấy!
Đường hóa học, chất tạo mùi – công thức chung cho mọi loại thức uống
Các ấy biết không, để có lời trên mỗi cốc nước, nhiều người bán hàng thiếu trung thực thường pha thật loãng nước cốt kết hợp cùng đường hóa học và các nguyên liệu tạo hương và mùi vị khác để đánh lừa người sử dụng. Ví dụ như để có 10 lít nước sâm bí, nước mát hay rong biển… thì chỉ cần bỏ thêm 30g hương liệu và một ít đường là có mùi y hệt như nước nấu từ nguyên liệu thật. Chỉ với những bạn nào tinh ý thì mới phát hiện ra nước "tự chế" này có màu trong hơn, nếm thì có hương sốc, vị gắt của đường hóa học. Trong khi nước nấu từ các nguyên liệu thiên nhiên như bí đao, nhãn nhục, thục địa, la hán quả… có vị ngọt đường phèn dịu nhẹ. Ngoài nước mát, các loại nước trái cây, sinh tố như: cam, me, bưởi, chanh… cũng trở thành “nạn nhân” của chất tạo mùi. Để tạo lòng tin người tiêu dùng, một số nơi còn bày ra hàng thật thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, có nhiều điểm chỉ ép trái cây tượng trưng, thực chất là pha từ các loại bột trên. Kết quả là vô tình các ấy đã nạp thêm rất nhiều các độc tố khác nhau vào cơ thể thông qua những ly nước tưởng như vô hại kia. Ở một số bạn có cơ địa tốt thì các chất này chỉ thể hiện tác hại của mình khi các ấy sử dụng quá nhiều. Còn với các bạn vốn đã có sức khỏe không tốt lắm thì ngay khi tiếp nhận độc tố vào người, ấy có thể cảm thấy khó thở, mẩn ngửa như dị ứng và nguy hiểm nhất là hệ thống miễn dịch của ấy có nguy cơ bị phá hủy trầm trọng đó!
Ngay đối với những người có thể trạng tốt, không có biểu hiện phản ứng gì thì việc thường xuyên nạp vào cơ thể các loại nước giải khát đáng sợ này cũng sẽ khiến ấy gia tăng nguy cơ bị ngộ độc hóa chất mãn tính, sinh ra các bệnh hiểm nghèo như: xơ gan, suy nhược thần kinh, rối loạn chuyển hóa và thậm chí gây ung thư.
Kết
Mùa hè mất nước rất nhiều nên nhu cầu bổ sung thêm các loại đồ uống là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các ấy nên cầm theo bên mình một chai nước cá nhân hoặc nếu có lăn lê ở quán ven đường thì ấy nhớ lựa chọn cho mình các loại đồ uống đóng chai của các nhà sản xuất uy tín. Hãy chú ý đến hạn sử dụng của những chai nước này và chỉ uống khi nó còn "nguyên vẹn" chưa hề có dấu hiệu bị mở hoặc sử dụng rồi nhá!