DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-22, 10:23 am

» Điện trở đúc nhôm, điện trở vòng sứ, điện trở năng lượng mặt trời
by tramanh09 2024-08-19, 8:57 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-08-14, 9:05 am

» Tổng đại lý phân phối tấm Graphite cho nhà máy xi măng
by tramanh09 2024-08-08, 10:23 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-08-05, 11:03 am

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-01, 8:22 am

» Thanh gia nhiệt Teflon, thanh gia nhiệt Titan , điện trở vòng sứ, điện trở nhiệt, tấm gia nhiệt
by tramanh09 2024-07-25, 3:02 pm

» Điện cực Graphite , Hồ điện cực, điện cực EDM, điện cực than chì, bột Graphite
by tramanh09 2024-07-18, 10:02 am

» Cung cấp các loại điện trở nhiệt đun hóa chất, đun dầu, điện trở máy ép nhựa
by tramanh09 2024-07-15, 2:47 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-07-10, 9:42 am

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-05-31, 3:54 pm


You are not connected. Please login or register

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Chiếc hạm đầu tiên



Petya II - III



Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay HQ-13



Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về
sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc
chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ
Việt Nam



Tàu hộ tống lớp Petya-II

Độ giãn nước: 1,077 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét

Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/

giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2

giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam.

Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.



Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay HQ-09

Tàu tuần tiễu lớp Petya-III

Độ giãn nước: 1,040 tấn

Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét

Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp;

29 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 92

Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search

Sonar: Titan hull mounted MF

EW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept

Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4

giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL

Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam

hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.



Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính
là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc
được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc
Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.

Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978

Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới
thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya
không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết.
Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy
nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế.

Vũ khí

Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn
thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ
thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650
m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là
45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản
xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng
như độ chính xác.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay WNRussian_3-60_ak726_pic

Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng
mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng
bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 –
5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ
chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh
kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ
400 mm.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay RBU6000a

Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất
cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả
dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải
đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29
hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp,
Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các
cảng sông mà thôi.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Hạ thủy tàu Lash lớn nhất Việt Nam



Hạ thủy tàu Lash lớn nhất Việt Nam Sáng 16/10, tại Hải Phòng, Tổng
Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (thuộc Tập đoàn kinh tế
Vinashin) đã tổ chức hạ thủy tàu Last mẹ trọng tải 10.900 tấn. Đây là
tàu Lash lớn nhất lần đầu tiên được thiết kế, chế tạo tại Việt Nam


Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tinlash1



Tàu Lash mẹ mang tên Sông Gianh do Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy
thiết kế, được phân cấp và giám sát bởi đăng kiểm VN. Tàu có chiều dài
183 m, rộng 25 m, cao mạn 12 m. Đây là sản phẩm mẫu lần đầu tiên được
đóng mới tại VN trong dự án thí điểm đóng hệ thống tàu Lash của Tập
đoàn kinh tế Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tàu Lash
mẹ Sông Gianh là tàu chuyên dụng để chở các sà lan Lash phục vụ việc
vận chuyển hàng khô, hàng rời container. Tàu Lash mẹ này có thể chở
được mỗi chuyến hơn 40 sà lan con - mỗi sà lan trọng tải 200 tấn. Tàu
là mắt xích quan trọng trong hệ thống tàu Lash bao gồm các hạng mục
phương tiện như: tàu đẩy 190 CV,tàu công tác biển, tàu hút bụng 500 m3.
Tàu Lash là phương thức vận tải tiên tiến, được áp dụng tại các nước có
ngành Hàng hải phát triển trên thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tàu Lash có ưu điểm là có thể nhận và trả hàng sâu trong nội thuỷ, nơi
có điều kiện luồng lạch hạn chế và không cần hệ thống cầu cảng lớn.
Phương thức vận tải Lash vừa tiết kiệm thời gian dừng tàu để chuyển tải
tiết kiệm thời gian vận chuyển; quay vòng nhanh, hạn chế được hao hụt
hàng hoá vận chuyển, giảm chi phí bốc xếp trung gian. Do những tính
năng ưu việt này nên tàu Lash mẹ cũng là sản phẩm có kết cấu phức tạp
có tính năng đa dạng vừa đi sông, vừa đi biển. Tàu rỗng bụng để có thể
cẩu và chở sà lan nhưng vẫn phải đảm bảo độ cứng của tàu trọng tải lớn.
Để chế tạo thành công con tàu này, Công ty công nghiệp Tàu thủy Nam
Triệu đã phát huy tốt các thế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình
độ năng lực của đội ngũ kỹ sư và công nhân Công ty. Đến nay, tàu đã
được hạ thủy thành công, đánh dấu bước trưởng thành mới của Tổng Công
ty CNTT Nam Triệu nói riêng và của ngành đóng tàu VN nói chung.



Dự kiến cuối năm nay, tàu Sông Gianh sẽ được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. .



Theo:

[You must be registered and logged in to see this link.]



Trích đoạn 1 bài về du lịch TS để có thêm em này đây....

Chuyến tàu du lịch Trường Sa đầu tiên xuất phát từ TP.HCM mang theo
một đoàn nhà báo cùng không ít “dân thường”, những người có mơ cũng
chẳng bao giờ nghĩ là mình được đến Trường Sa. Đúng là tháng 3 bà già
đi biển. Biển êm một cách lạ thường. Những khuôn mặt xanh xao của chị
em phụ nữ chuẩn bị cho một trận say sóng đã hồng hào trở lại. Đi biển
sướng thế này á? Một số người cười: “Đúng là chã biết gì?”.

Tàu Hải Quân HQ996

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay HQ996

Có vẻ như cả đoàn mỗi người có một mục đích riêng nên gần như ai
cũng lén tìm một góc để tâm sự với các chiến sĩ hải quân trên tàu
HQ996. Còn tôi, bỏ qua lời mời ăn uống, nhậu nhẹt với chỉ huy, tôi tìm
đến các chiến sĩ (lái tàu, tổ máy, hoa tiêu…). Kinh nghiệm làm báo cho
biết, đó mới là những người có nhiều trò, và một trong những trò tôi
nghiện nhất là câu cá. Anh Sửu, một trong những chỉ huy của đội lính
chuyên chăm sóc buồng máy thừa nhận: “Câu cá gặp đội lính là đúng rồi.
Anh em hàng ngày câu cá cho chỉ huy ăn, giải trí mỗi khi tàu neo bến
nên biết nhiều lắm”. Tôi như mở cờ trong bụng. Thậm chí anh em còn đảm
bảo có những thông tin độc quyền về câu cá cho tôi.

....

Cao Mạnh Tuấn



Con này thì em khống biết nó là gì, chuyên tháp tùng bảo vệ em
ASEAN CABLE SHIP khi đang sữa chửa tuyến cáp quang biển quốc tế TVH.
Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Small_127

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Small_124



Em này cũng quan trọng lắm lắm:

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Images1147413_canhsatbien1

Tàu cứu hộ biển 9001 của Cảnh sát biển VN

Ảnh: HC



Chế tạo thành công tàu cứu nạn chạy trong bão cấp 12

Chiếc tàu ký hiệu ST-168 là sản phẩm của Viện Kỹ thuật hải quân và Công
ty 189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng), đã được hạ
thủy ngày 10/12/2006.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay 377872



CHIẾC NÀY EM KHÔNG RÕ LẮM

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay 857177133_f7b407065c

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I

02.03.2008 22:43



Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I (Molniya) đã có mặt tại Việt Nam vào
năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện
Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới
thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul
nữa



Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven
bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài
tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong
đội hình biên đội.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_2

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay 1163775002_Vietnam-Tarantul-I-class

- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga,
bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa
biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh
sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích.
Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa,
bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác
chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên
tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động
dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó
chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.



* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:



- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran
phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống
phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động
giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét,
ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ
cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ
tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg


- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng
(tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn
tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ
320 kg


- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn
phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.


- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;



- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km



- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_373-1

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_Moskit

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_P15

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_AK-630

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Tarantul_AK-176

Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận
biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên
lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK
– 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ
thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động
từ 200 mét đến 1800 mét.



Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính
2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công
suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động
liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44
người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông
gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời
tiết.



Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam



Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã
có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8
“Thần Sấm". Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn
hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul
Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo
công nghệ được chuyển giao .



Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ
về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul hải quân Việt Nam sẽ
tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện
đại.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

TÀU TUẦN TRA BIÊN PHÒNG ST-112

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay 112-05

TÀU ĐỔ BỘ TRUNG ĐỘI ST-1200

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay ST1200

XUỒNG ĐỔ BỘ TIỂU ĐỘI ST-650

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay 650-3
_________________

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

OSA-II





Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay Osa_HQ-354

Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập
niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu
chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất
xưởng.



Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến
đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động
tốt.



Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” –
Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối
hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân
tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động
cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc
độ 40 hải lý/giờ

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay OSA-2

Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa
có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách
hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm
20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu đề
phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.

Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao
của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật
nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích
thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống
các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí
là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.

Các chiến hạm của Việt Nam hiện nay OSA-1

Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất
trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều
khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ
200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một
đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.



Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang
phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành
cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa.

†§♂Ç║«ºßï†

†§♂Ç║«ºßï†
Thành Viên Cấp 4
Thành Viên Cấp 4

Tem nha
Việt Nam bay caoooooooooooooo

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết