trong việc diễn đạt ý tưởng là yếu tố vô cùng cần thiết để trở thành
một người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”. Không
phải học viên nào cũng biết khởi đầu đúng cách.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình nên bắt đầu luyện nói tiếng Anh như thế nào thì hãy thực hiện các thao tác sau:
1. Phát âm đúng:
Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm
tiếng Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần có cách phát âm
đúng mỗi khi sử dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất
cung cấp phát âm chuẩn có thể kể đến là từ điển và băng/ đĩa. Với việc
luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra không chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà
còn để tra cách đọc của mỗi từ, bạn có thể chắc chắn về cách phát âm
của mình. Người học có thể sử dụng từ điển dạng in ấn (có một số từ
điển có kích cỡ nhỏ, gọn có thể mang theo) hoặc các từ điển online.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe và bắt chước giọng nói của người bản xứ
trong băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể. Người học cũng có thể cài đặt
Từ điển Lạc Việt (cũng có tính năng phát âm các từ) trong máy tính để
tiện sử dụng.
Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú
trọng đến việc “nhắc đi nhắc lại chúng nhiều lần”. Ông cha ta đã có
câu:”Có công mài sắt có ngày nên kim”, còn người Anh có câu “Practice
makes perfect”, vì vậy đừng nản chí khi bạn mới chỉ học được một vài
ngày. Học phát âm ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy!
Người bắt đầu học phát âm có thể chọn bất kỳ một đoạn hội thoại hay đoạn văn
ngắn trong một giáo trình tiếng Anh, luyện đọc to, rõ ràng, chậm rãi để
tập phát âm chuẩn các từ. Khi đã thuần thục, người học chọn các đoạn
văn dài hơn, mang tính chuyên sâu hơn về một chủ đề nào đó và cũng
luyện đọc tương tự. Có thể luyện tập kỹ hơn bằng cách nói lại nội dung
của đoạn văn trong một đến hai câu ngắn gọn.
Cuối cùng, hãy cho khả năng phát âm của mình được “va chạm” nhiều hơn với
môi trường thực tế. Đừng để nó chỉ bị bó hẹp trong một không gian toàn
băng, đĩa, sách vở và bản thân bạn. Hãy giao tiếp, hãy nói chuyện, hãy
tích cực sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày của mình để “viên
ngọc phát âm” của bạn ngày càng sáng bóng hơn. Có thể thực hiện bằng
cách lập nhóm học tập, một tuần luyện tập 2 đến 4 tiếng đồng hồ, mỗi
lần tập theo một chủ đề đã chọn trước. Các thành viên trong nhóm học
tập nêu các từ, cấu trúc liên quan đến chủ đề và luyện tập các từ, cấu
trúc đó.
2. Nhấn câu và từ đúng
Tiếng Anh không có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người Anh nói chuyện vẫn
vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào trọng âm từ và trọng âm
câu. Qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản cần bạn lưu ý:
Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay nói
cách khác là không lên giọng ở cuối các câu hỏi có từ để hỏi (What,
Where, When, How, Who…).
Trong câu khẳng định: những từ chính (key word) nắm giữ những thông tin quan
trọng của câu như danh từ, động từ chính, tính từ cần được nhấn mạnh.
Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ khác
trong câu.
Trong câu phủ định: nhấn vào từ phủ định not, hoặc nhất vào cả cụm từ phủ
định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can’t, don’t, doesn’,
didn’t, mustn’t, etc.
Nếu trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của bạn uyển chuyển và biểu cảm thì
trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng Anh mà bạn đang
nói đến. Đây là một vấn đề khá khó khăn cho người Việt bởi các từ trong
tiếng Việt không có trọng âm như các từ tiếng Anh. Mỗi một từ nhiều hơn
một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều quan trọng
ở đây là bạn cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó. Cách
đơn giản nhất là tra từ điển, tập phát âm nhiều lần, ghi nhớ nó cùng
với nghĩa của từ mỗi khi bạn học.
3. Vốn từ vựng và ngữ pháp căn bản
Về mặt ngữ pháp: trước hết bạn cần nắm được 12 thì cơ bản trong tiếng Anh
và một số qui tắc cơ bản của ngữ pháp. Ví dụ: động từ không chia khi nó
đứng sau các động từ khuyết thiếu như: can, could, may, must, should,
etc. Nói cách khác bạn sẽ bỏ “s” hoặc “es” hoặc “ed” hoặc không chia ở
bất kì dạng nào, quá khứ hay phân từ hai. Tương tự, qui tắc trạng từ bổ
nghĩa cho cả câu hoặc cho động từ trước nó, tính từ bổ nghĩa cho danh
từ.
Về mặt từ vựng, bạn cần có vốn từ về những chủ đề phổ biến, có thể kể đến
các chủ đề như: trường học, gia đình, nhà cửa, mua sắm, etc. Bên cạnh
đó, bạn cũng cần nắm được các dạng phái sinh của một từ mỗi khi học. Ví
dụ: bạn cập nhật một động từ mới là inspire /in'spaiə/ từ này có dạng
phái sinh danh từ là inspiration và do vậy cách sử dụng này cũng cần
được lưu vào bộ nhớ của bạn.
Bên cạnh việc sở hữu một vốn từ vựng cơ bản và thuần tuý như vậy, sẽ rất có
ích khi bạn thêm vào câu nói của mình những thành ngữ, tục ngữ và một
chút tiếng lóng đúng chỗ khi giao tiếp. Người nghe sẽ cảm thấy nói
chuyện với bạn thú vị và hấp dẫn hơn khá nhiều.
Các bạn hãy thử áp dụng một trong cách trên và xem hiệu quả thế nào. Nhưng
quan trọng nhất các bạn phải nhớ là “có công mài sắt có ngày nên kim”
(practice makes perfect).
phuong (Theo Cleverlearn.edu.vn)