Vào mùa rét, không ít teen mắc phải căn bệnh cảm cúm hay sổ mũi phải không? Đó là dấu hiệu không khỏe mạnh của đường hô hấp. Không hiểu sao nước mũi cứ chảy mãi và đôi lúc, chúng lại có màu xanh nữa? Chúng mình hãy cùng lý giải điều này nhé!
Thông thường, ai cũng biết nước mũi chính là thứ chất nhầy được cơ thể tiết ra trong khoang mũi. Chất dịch này kết hợp cùng với lông mũi - bức rào chắn bảo vệ hệ hô hấp chống lại các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, vi sinh vật và vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. Một lẽ tự nhiên, chúng có màu trong suốt, hình thành một lớp mỏng trong mũi, phần thì bay hơi, phần còn lại kết hợp cùng với bụi, tạo thành rỉ mũi mà nhiều người có thói quen “măm măm” rất mất vệ sinh.
Thực chất, trong nước mũi, ngoài nước ra còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, hợp chất carbon, muối và các tế bào chết. Ngoài ra ta cũng phải nói đến kháng thể và chất xúc tác hòa tan các vi nấm. Hợp chất chủ yếu tạo ra nó là keo carbon có thể hút một lượng lớn nước. Thậm chí ít ai biết rằng, một phần nước mũi lại chính là nước mắt. Tuyến lệ trong mắt liên tục tạo ra nước mắt để làm ướt, tránh không cho mắt bị khô. Sở dĩ mắt chúng ta có thể long lanh cả ngày là do nước mắt liên tiếp chảy từ mắt và lỗ mũi vào trong mũi, tạo nên một phần nước mắt. Nếu bạn khóc, chỉ một phần nước mắt chảy ra từ khóe mắt, phần lớn đều thông qua lỗ mũi.
Tuy nhiên, khi khoang mũi bị kích thích hoặc bị viêm, nước mũi sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến nhiều người thấy khó chịu và lúc nào cũng “sụt sà sụt sịt”. Đặc biệt, đôi khi chúng còn có màu xanh trông thật tức mắt. Vì sao lại thế nhỉ?
Câu trả lời là vì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus đường hô hấp. Sở dĩ nước mũi có màu xanh lá cây thực chất là do một chất hóa học được tiết ra bởi các tế bào bạch cầu đặc biệt - nhóm heme trong myeloperoxidase enzyme chứa nguyên tố sắt để tiêu diệt mầm bệnh. Ban đầu, nước mũi tiết ra mỏng và trong suốt tại khoang mũi và mặt sau cổ họng nhưng tới khi hệ miễn dịch bắt đầu bị virus tấn công, chất nhầy tiết ra ngày một nhiều. Lúc này, nước mũi trong suốt sẽ đặc lại thành màu trắng và chuyển dần sang màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Các tế bào hạt màu xanh lá cây được máu đưa đến nhưng lại “nhảy” ra bên ngoài lỗ mũi. Chúng tấn công và tiêu diệt virus hô hấp để bảo vệ hô hấp của con người nhưng đôi khi gây cảm giác tắc, ngạt khó chịu, thậm chí nhiều đứa trẻ còn rơi vào tình thế “thò lò mũi xanh”.
Đặc biệt nguy hiểm hơn, theo như y học lâm sàng, nước mũi có thể nói lên phần nào những bệnh lý mà cơ thể bạn mắc phải. Điển hình như nếu nước mũi có màu xanh, vàng, chảy ra một bên mũi và có mùi thì bạn chắc chắn đã bị viêm xoang do răng, dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang… Còn trong trường hợp dịch mũi chảy ra có lẫn máu, lờ mờ như máu cá, nhất là với những người trung niên trên 40 tuổi có tiền sử nghiện rượu hoặc thuốc lá thì rất có thể người thân của bạn đã mắc bệnh lý ác tính về đường hô hấp.
Vì vậy, nếu thấy nước mũi của mình chuyển sang màu xanh hay vàng thì bạn đừng ngần ngại gì mà hãy tới bác sĩ và khám cẩn thận. Chắc chắn, bạn đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn có hại cho đường hô hấp rồi đấy!
Thông thường, ai cũng biết nước mũi chính là thứ chất nhầy được cơ thể tiết ra trong khoang mũi. Chất dịch này kết hợp cùng với lông mũi - bức rào chắn bảo vệ hệ hô hấp chống lại các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, vi sinh vật và vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. Một lẽ tự nhiên, chúng có màu trong suốt, hình thành một lớp mỏng trong mũi, phần thì bay hơi, phần còn lại kết hợp cùng với bụi, tạo thành rỉ mũi mà nhiều người có thói quen “măm măm” rất mất vệ sinh.
Thực chất, trong nước mũi, ngoài nước ra còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, hợp chất carbon, muối và các tế bào chết. Ngoài ra ta cũng phải nói đến kháng thể và chất xúc tác hòa tan các vi nấm. Hợp chất chủ yếu tạo ra nó là keo carbon có thể hút một lượng lớn nước. Thậm chí ít ai biết rằng, một phần nước mũi lại chính là nước mắt. Tuyến lệ trong mắt liên tục tạo ra nước mắt để làm ướt, tránh không cho mắt bị khô. Sở dĩ mắt chúng ta có thể long lanh cả ngày là do nước mắt liên tiếp chảy từ mắt và lỗ mũi vào trong mũi, tạo nên một phần nước mắt. Nếu bạn khóc, chỉ một phần nước mắt chảy ra từ khóe mắt, phần lớn đều thông qua lỗ mũi.
Tuy nhiên, khi khoang mũi bị kích thích hoặc bị viêm, nước mũi sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến nhiều người thấy khó chịu và lúc nào cũng “sụt sà sụt sịt”. Đặc biệt, đôi khi chúng còn có màu xanh trông thật tức mắt. Vì sao lại thế nhỉ?
Câu trả lời là vì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus đường hô hấp. Sở dĩ nước mũi có màu xanh lá cây thực chất là do một chất hóa học được tiết ra bởi các tế bào bạch cầu đặc biệt - nhóm heme trong myeloperoxidase enzyme chứa nguyên tố sắt để tiêu diệt mầm bệnh. Ban đầu, nước mũi tiết ra mỏng và trong suốt tại khoang mũi và mặt sau cổ họng nhưng tới khi hệ miễn dịch bắt đầu bị virus tấn công, chất nhầy tiết ra ngày một nhiều. Lúc này, nước mũi trong suốt sẽ đặc lại thành màu trắng và chuyển dần sang màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Các tế bào hạt màu xanh lá cây được máu đưa đến nhưng lại “nhảy” ra bên ngoài lỗ mũi. Chúng tấn công và tiêu diệt virus hô hấp để bảo vệ hô hấp của con người nhưng đôi khi gây cảm giác tắc, ngạt khó chịu, thậm chí nhiều đứa trẻ còn rơi vào tình thế “thò lò mũi xanh”.
Đặc biệt nguy hiểm hơn, theo như y học lâm sàng, nước mũi có thể nói lên phần nào những bệnh lý mà cơ thể bạn mắc phải. Điển hình như nếu nước mũi có màu xanh, vàng, chảy ra một bên mũi và có mùi thì bạn chắc chắn đã bị viêm xoang do răng, dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang… Còn trong trường hợp dịch mũi chảy ra có lẫn máu, lờ mờ như máu cá, nhất là với những người trung niên trên 40 tuổi có tiền sử nghiện rượu hoặc thuốc lá thì rất có thể người thân của bạn đã mắc bệnh lý ác tính về đường hô hấp.
Vì vậy, nếu thấy nước mũi của mình chuyển sang màu xanh hay vàng thì bạn đừng ngần ngại gì mà hãy tới bác sĩ và khám cẩn thận. Chắc chắn, bạn đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn có hại cho đường hô hấp rồi đấy!