Chỉ trong ba ngày, cặp vợ chồng trẻ đau đớn chứng kiến hai đứa con lần lượt chết tức tưởi. Cũng từ đây, cả làng cho rằng thủ phạm chính là bà Đinh Thị Thương đã bỏ “đồ độc” hại hai cháu bé. Bị cả làng đòi trừ khử, bà Thương chỉ còn cách tá túc tại UBND xã để lánh nạn.
Ma men trở thành "ma rừng"
Đến ngày 29/2, nhờ Công an huyện Sơn Hà, chính quyền xã Sơn Kỳ can thiệp vận động người dân nên bà Thương mới dám về lại nhà mình. Gần nửa tháng qua, bà phải sống chui nhủi, “nấp” tại UBND xã nhờ công an, dân phòng bảo vệ.
Bà Thương có chồng tên Đinh Văn Thắp già yếu nên suốt ngày lẩn quẩn trong nhà, trong khi đó bà uống rượu không thua đám đàn ông trong làng. Mỗi lần uống say bà đến nhà này nhà khác cà kê, nói năng lung tung và hù dọa một số người.
Bà Đinh Thị Thương, người đang bị dân làng nghi kỵ cầm đồ thuốc độc
Nhà của bà Đinh Thị A ở sát nhà bà Thương. Tuy là hàng xóm nhưng hai gia đình mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai. Bà Thương tuyên bố “không sợ ai vì trong người có đồ độc”. Bà Thương còn sang nhà bà A nói rằng: “Nhà mày sẽ có người chết trong nay mai”. Câu nói này khiến cả gia đình bà A hoang mang, nghi bà Thương có “đồ độc” hay bùa ngải.
Mối nghi ngờ âm ỉ khi gia đình bà A và một số người trong thôn thấy bà Thương đêm hôm khuya khoắt thường đi ngoài đường, miệng luôn lẩm bẩm nói nhảm. Ngày 6/2, con trai bà A là Đinh Văn Tôm (26 tuổi) cùng vợ Đinh Thị Nguyên (26 tuổi) ôm cháu Đinh Thị Mai (5 tuổi) lên Trạm y tế xã Sơn Kỳ cấp cứu khi toàn thân bị đỏ và nóng sốt.
Tiếp đó, ngày 7/2 gia đình chuyển bé Mai đến Bệnh viện huyện Sơn Hà trong tình trạng nguy kịch không rõ bệnh gì. Khi được bệnh viện chuyển lên tuyến trên, bé Mai đã qua đời.
Ngày 8/2, gia đình tổ chức mai táng. Không dừng lại đó, đêm 8-2 bé Đinh Thị Chi (em ruột của Mai) vừa tròn 1 tuổi cũng phát đau giống như chị, sáng 9-2 cũng chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Mối nghi ngờ về bà Thương có “đồ độc” đã bị đẩy lên đỉnh điểm. Cả gia đình, họ hàng và dân làng đều tìm bà Thương để “hỏi tội”, trừ hậu họa về sau. Chính quyền đã can thiệp kịp thời, đưa bà Thương về trụ sở UBND xã canh chừng, bảo vệ tính mạng.
Theo Công an huyện Sơn Hà, chuyện “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc” là một truyền thuyết lưu truyền ở các vùng dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi. Người nào có “đồ độc” thì sẽ hại người khác bị bệnh mà chết.
Hủ tục làm khổ chính quyền
Theo ông Đinh Văn Tro - Bí thư xã Sơn Kỳ, việc cháu bé đau bệnh do cha mẹ không kịp thời cứu chữa nên dẫn đến tử vong là chuyện bình thường. Nhưng do bà Thương rượu vào ăn nói lung tung, tự cho mình có đồ độc nên dân làng tin rằng bà có “thuốc độc”.
Ngày 29/2, sau khi được công an xã bảo vệ đưa về nhà, suốt ngày bà Thương lẩn quẩn trong nhà vì sợ dân làng đuổi đánh. Hơn 10 ngày “lánh nạn” trong trụ sở UBND xã, bà cắt được cơn thèm rượu và cho biết: “Mấy đêm nay tao không ngủ được. Tao buồn về lời nói của mình. Tao say rượu nên nói bậy, dọa bà A thôi. Cháu bà A chết không phải do tao”.
Trước nỗi đau quá lớn của đôi vợ chồng trẻ, người dân và chính quyền xã đã tìm mọi cách để giúp đỡ gia đình. Hiện tình hình an ninh đang lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ khi nào bởi việc nghi kỵ vẫn còn âm ỉ trong nhiều người dân địa phương.
Những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Hà xảy ra nhiều vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc, do không ngăn chặn kịp thời nên xảy ra án mạng. Năm 2010, ở thôn Tà Cơm, xã Sơn Thủy dù đã được động viên, khuyên nhủ và người bị nghi cầm đồ thuốc độc là ông Đinh Văn Nên (60 tuổi) đã ăn năn hối hận, chính quyền xã đưa ông Nên về trụ sở “lánh nạn” hai tháng, nhưng sau đó những người dân ở thôn vẫn ra tay giết hại khi ông Nên trở về nhà.
Chính vì thế, ngoài việc lực lượng công an vào cuộc ngăn chặn, các cấp ban ngành, hội, đoàn thể địa phương phải sớm giải quyết dứt điểm vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc tại xã Sơn Kỳ, ổn định đời sống nhân dân, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn.
Ma men trở thành "ma rừng"
Đến ngày 29/2, nhờ Công an huyện Sơn Hà, chính quyền xã Sơn Kỳ can thiệp vận động người dân nên bà Thương mới dám về lại nhà mình. Gần nửa tháng qua, bà phải sống chui nhủi, “nấp” tại UBND xã nhờ công an, dân phòng bảo vệ.
Bà Thương có chồng tên Đinh Văn Thắp già yếu nên suốt ngày lẩn quẩn trong nhà, trong khi đó bà uống rượu không thua đám đàn ông trong làng. Mỗi lần uống say bà đến nhà này nhà khác cà kê, nói năng lung tung và hù dọa một số người.
Bà Đinh Thị Thương, người đang bị dân làng nghi kỵ cầm đồ thuốc độc
Nhà của bà Đinh Thị A ở sát nhà bà Thương. Tuy là hàng xóm nhưng hai gia đình mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai. Bà Thương tuyên bố “không sợ ai vì trong người có đồ độc”. Bà Thương còn sang nhà bà A nói rằng: “Nhà mày sẽ có người chết trong nay mai”. Câu nói này khiến cả gia đình bà A hoang mang, nghi bà Thương có “đồ độc” hay bùa ngải.
Mối nghi ngờ âm ỉ khi gia đình bà A và một số người trong thôn thấy bà Thương đêm hôm khuya khoắt thường đi ngoài đường, miệng luôn lẩm bẩm nói nhảm. Ngày 6/2, con trai bà A là Đinh Văn Tôm (26 tuổi) cùng vợ Đinh Thị Nguyên (26 tuổi) ôm cháu Đinh Thị Mai (5 tuổi) lên Trạm y tế xã Sơn Kỳ cấp cứu khi toàn thân bị đỏ và nóng sốt.
Tiếp đó, ngày 7/2 gia đình chuyển bé Mai đến Bệnh viện huyện Sơn Hà trong tình trạng nguy kịch không rõ bệnh gì. Khi được bệnh viện chuyển lên tuyến trên, bé Mai đã qua đời.
Ngày 8/2, gia đình tổ chức mai táng. Không dừng lại đó, đêm 8-2 bé Đinh Thị Chi (em ruột của Mai) vừa tròn 1 tuổi cũng phát đau giống như chị, sáng 9-2 cũng chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Mối nghi ngờ về bà Thương có “đồ độc” đã bị đẩy lên đỉnh điểm. Cả gia đình, họ hàng và dân làng đều tìm bà Thương để “hỏi tội”, trừ hậu họa về sau. Chính quyền đã can thiệp kịp thời, đưa bà Thương về trụ sở UBND xã canh chừng, bảo vệ tính mạng.
Theo Công an huyện Sơn Hà, chuyện “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc” là một truyền thuyết lưu truyền ở các vùng dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi. Người nào có “đồ độc” thì sẽ hại người khác bị bệnh mà chết.
Hủ tục làm khổ chính quyền
Theo ông Đinh Văn Tro - Bí thư xã Sơn Kỳ, việc cháu bé đau bệnh do cha mẹ không kịp thời cứu chữa nên dẫn đến tử vong là chuyện bình thường. Nhưng do bà Thương rượu vào ăn nói lung tung, tự cho mình có đồ độc nên dân làng tin rằng bà có “thuốc độc”.
Ngày 29/2, sau khi được công an xã bảo vệ đưa về nhà, suốt ngày bà Thương lẩn quẩn trong nhà vì sợ dân làng đuổi đánh. Hơn 10 ngày “lánh nạn” trong trụ sở UBND xã, bà cắt được cơn thèm rượu và cho biết: “Mấy đêm nay tao không ngủ được. Tao buồn về lời nói của mình. Tao say rượu nên nói bậy, dọa bà A thôi. Cháu bà A chết không phải do tao”.
Trước nỗi đau quá lớn của đôi vợ chồng trẻ, người dân và chính quyền xã đã tìm mọi cách để giúp đỡ gia đình. Hiện tình hình an ninh đang lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ khi nào bởi việc nghi kỵ vẫn còn âm ỉ trong nhiều người dân địa phương.
Những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Hà xảy ra nhiều vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc, do không ngăn chặn kịp thời nên xảy ra án mạng. Năm 2010, ở thôn Tà Cơm, xã Sơn Thủy dù đã được động viên, khuyên nhủ và người bị nghi cầm đồ thuốc độc là ông Đinh Văn Nên (60 tuổi) đã ăn năn hối hận, chính quyền xã đưa ông Nên về trụ sở “lánh nạn” hai tháng, nhưng sau đó những người dân ở thôn vẫn ra tay giết hại khi ông Nên trở về nhà.
Chính vì thế, ngoài việc lực lượng công an vào cuộc ngăn chặn, các cấp ban ngành, hội, đoàn thể địa phương phải sớm giải quyết dứt điểm vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc tại xã Sơn Kỳ, ổn định đời sống nhân dân, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn.