Sau khi sự việc xảy ra, cô nữ sinh này thay đổi tính tình, cả gia đình sống nhờ vào 12 - 13 ngàn đồng tiền làm nón lá. Đã vậy, việc học hành của hai chị em đang đứng trước bờ vực phải bỏ dỡ giữa chừng!
Sinh ra chưa đầy 1 tuổi thì bố bỏ đi. Một mình mẹ phải cực khổ xa nhà làm thuê, làm mướn nuôi hai chị em khôn lớn. Rồi những ngày chị đi học xa không về, chỉ còn lại một mình cô bé lớp 7 ở nhà đã bị một nhóm thanh niên uống rượu say đến trói tay, chân, đánh đập cưỡng hiếp nhiều lần.
Giờ đây, mẹ bỏ công việc về bảo vệ, che chở cho con, nhưng không có việc làm, cuộc sống lại càng túng quẫn, nguy cơ thất học của các con đang hiện hữu.
Ám ảnh
Chúng tớ tìm về căn nhà nhỏ của bạn H. T. D. ở thôn Hà Tiến xã Quảng Tiến (Quảng Bình) sau gần 2 tháng bạn bị một nhóm đối tượng cưỡng hiếp. Trong căn nhà nhỏ, trống huơ trống hoắc, gió thốc vào từng cơn lạnh buốt.
Ngồi tiếp chuyện, cô Hoàng Thị Hằng (49 tuổi) mẹ của D. chua xót: “Tội con bé lắm. Từ ngày bị lũ bất nhân kia hãm hiếp là nó đã đổi tính. Cứ lầm lũi, ít nói. Lại hay cáu gắt, nói ngang đốp chát rứa. Buồn bực lắm chú ạ”.
Bạn H.T.D sau sự việc xảy ra trở nên rất ngại khi có người lạ đến nhà, tính tình thay đổi, ít nói, lầm lũi. Bạn đang đứng trước nguy cơ thất học và đói ăn vì mẹ chẳng thể kiếm ra tiền với những chiếc nón.
Cô Hằng lấy chồng sinh được cô con gái Hoàng Thị H. vào năm 1993. Cuộc sống khó khăn, nợ nần, vợ chồng thường xuyên cãi vã rồi chồng bỏ mẹ con chị theo người khác.
Một mình cô vất vả nuôi con khôn lớn. Năm 1998 có một người đàn ông khác tìm đến với cô. Tưởng sau một lần đò dang dở còn may mắn có được người đàn ông chia sẻ gánh nặng nên cô đã tin tưởng…
Một năm sau, cô sinh D. Con mới sinh chưa tròn tuổi thì người đàn ông này cũng rời bỏ mẹ con cô mà đi.
Sau lần đó, một mình cô lại vất vả nuôi 2 đứa con dại. Sống trong căn nhà nhỏ của bố mẹ đẻ. Cô gửi con cho bà ngoại rồi đi làm mướn quần quật khắp nơi để nuôi con ăn học.
Thời gian dần trôi qua, khi cô con gái lớn đậu vào ngành Dược trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, cô vui lắm.
Để có tiền, cô phải vào Sài Gòn làm thuê, tằn tiện gom góp gửi về nuôi con ăn học. Tuổi già càng ngày càng yếu, năm ngoái bà ngoại D. đổ bệnh rồi mất. Nhận tin buồn, cô gấp gáp về lo tang mẹ.
Tiễn mẹ xong, cô lại phải nuốt nước mắt xa nhà, xa đứa con gái mới học lớp 7 để vào nam làm thuê nuôi con.
Đầu tháng 9, người chị nhập học, vì trường xa nhà gần 100 km nên đành phải ở trọ lại TP.Đồng Hới, cuối tuần mới về nhà thăm em gái 1 lần.
Một mình cô bạn 13 tuổi trong căn nhà nhỏ, hoang vắng. Cứ đi học về là bạn phải tự vào bếp nấu ăn. Rồi một mình thơ thẩn buồn nhớ mẹ, nhớ chị, lại nằm khóc, đêm hôm, cũng một mình trong căn nhà trống trải.
Rồi tai hoạ ập đến với cô bạn. Biết được D. ở nhà một mình, một nhóm thanh niên ở xã Quảng Hưng bên cạnh sau khi uống rượu xong đã đến cưỡng hiếp, dở trò đồi bại với D. Bạn bị hành hạ cả thể xác và tinh thần rất nhiều lần.
“Mỗi lần về nhà, thấy em gái mình có biểu hiện lạ. Ít nói, sợ sệt, có vẻ như đang giấu chuyện gì đó. Mình cố hỏi mà D. không chịu nói. Cho đến một ngày, mình cố thuyết phục, an ủi nên D. đã kể rõ sự tình. Chúng trói tay, chân, đánh đập hãm hiếp rồi còn đe dọa nữa. Quá bức xúc, mình đã làm đơn tố cáo lên công an” - H, chị D. kể.
Hoang mang bị dọa giết, đốt nhà
Sau sự việc con gái làm đơn tố cáo, đến thời điểm hiện tại 5 trong số 6 đối tượng cưỡng hiếp D. đã bị bắt. Tuy nhiên, cũng từ đó, mẹ con cô Hằng luôn bị gây áp lực, đe dọa.
Theo cô Hằng, ngày mồng 3 Tết, những người thân của 5 đối tượng hiếp con gái cô bị bắt đã kéo nhau đến nhà xin xỏ, gây áp lực yêu cầu cô làm đơn bãi nại, không tố cáo con họ nữa. Tuy nhiên cô không chấp nhận.
Đến ngày 7 Tết, họ còn tiếp tục kéo nhau đến nhưng cô vẫn kiên quyết không chấp nhận. “Họ chỉ nghĩ đến con mình mà có nghĩ chi cho con người khác mô” - cô Hằng kể lại vẫn chưa hết bức xúc.
Với H., kể từ khi làm đớn tố cáo, trước khi bị bắt, những đối tượng hãm hiếp em gái của mình đã nhiều lần gọi điện đe dọa. “Bọn chúng dọa bắt mình viết đơn bãi nại, còn không, khi đi tù về sẽ cùng nhau giết chết cả 3 mẹ con rồi đốt nhà luôn. Mình thấy sợ lắm nhưng không thể để cho chúng tự do sau khi đã làm chuyện lớn như thế được” - H. kể.
Ngôi nhà nhỏ của cô Hằng sau sự việc đó càng u ám hơn. Nỗi đau của mọi người sẽ không biết bao giờ nguôi được. Những lúc cô ra đường, đi chợ là có nhiều người xì xào, hỏi gần hỏi xa khiến ruột gan cô quặn thắt. “Cháu D. cũng buồn lắm, nhiều bữa đi học về là nó nằm khóc, không chịu ăn cơm. Cố hỏi, nó mới nói bị bạn bè dị nghị, trêu chọc…” - cô Hằng buồn bã.
Túng quẫn và nguy cơ bỏ học
Cũng sau chuyện xảy ra với con gái, cô Hằng vội vã bỏ công việc từ Sài Gòn về nhà để chăm sóc, bảo vệ, an ủi con. Nhưng về nhà thì lại không có tiền, cuộc sống vốn đã khó khăn càng túng quẫn thêm.
Nhà 3 mẹ con chỉ được một sào rưỡi ruộng. Mùa chỉ đủ ăn 2 tháng, còn lại phải đong gạo triền miên. Để có tiền, từ sau tết đến nay, cô Hằng ở nhà làm nón bán. Nhưng xem ra chẳng ăn thua gì.
“Hai mẹ con một ngày ngồi đau lưng, mỏi gối cũng chỉ làm được 3 cái nón. Bán mỗi cái chỉ được 6, 5 nghìn đồng. Trừ chi phí, ngày cũng chỉ lãi 12 – 13 ngàn không đủ đong gạo, thức ăn trong ngày chú ạ!” - cô Hằng tâm sự.
Căn nhà nhỏ mà 3 mẹ con cô Hằng đang ở là nhà của ông bà ngoại để lại, nay đã mối mọt, xiêu vẹo không biết sẽ đổ sập lúc nào. Tài sản trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp để D. đi học mỗi ngày. Dù nhà nghèo, nhưng hai chị em H. và D. rất chăm chỉ học. Dường như cả hai đều thấu hiểu nỗi cực nhọc của mẹ nên đều rất ý thức việc học. 7 năm liên tục D. là học sinh khá, giỏi.
Nhưng, giờ đây việc học của hai chị em H. đang đứng trước nguy cơ phải bỏ dở. Tiền học phí của H. chưa nộp, tất cả đang chờ khoản tiền cho vay sinh viên chưa được giải quyết. Chưa nói đến khoản tiền ăn, ở trọ. Còn D., một buổi đi học về là ngồi làm nón với mẹ, buổi đêm học bài xong, bạn cũng tranh thủ làm với mẹ rồi mới đi ngủ. “Nhiều bữa nó vừa làm vừa ngủ gục, tôi gọi dậy mà đi ngủ nhưng tỉnh dậy là nó lại tiếp tục làm nón với mẹ. Chỉ khi mẹ lên nằm thì nó mới lên theo.
Đi làm xa có đồng tiền cho con ăn học thì không chăm sóc, bảo vệ được con. Ở nhà thì khốn khó rứa đó chú. Không biết làm chi ra tiền để nuôi chúng ăn học. Kiểu ni (này) có khi mẹ con ôm nhau chết đói cả thôi. Việc học của con rồi cũng phải bỏ dở mất…” - cô Hằng lo lắng.
Sinh ra chưa đầy 1 tuổi thì bố bỏ đi. Một mình mẹ phải cực khổ xa nhà làm thuê, làm mướn nuôi hai chị em khôn lớn. Rồi những ngày chị đi học xa không về, chỉ còn lại một mình cô bé lớp 7 ở nhà đã bị một nhóm thanh niên uống rượu say đến trói tay, chân, đánh đập cưỡng hiếp nhiều lần.
Giờ đây, mẹ bỏ công việc về bảo vệ, che chở cho con, nhưng không có việc làm, cuộc sống lại càng túng quẫn, nguy cơ thất học của các con đang hiện hữu.
Ám ảnh
Chúng tớ tìm về căn nhà nhỏ của bạn H. T. D. ở thôn Hà Tiến xã Quảng Tiến (Quảng Bình) sau gần 2 tháng bạn bị một nhóm đối tượng cưỡng hiếp. Trong căn nhà nhỏ, trống huơ trống hoắc, gió thốc vào từng cơn lạnh buốt.
Ngồi tiếp chuyện, cô Hoàng Thị Hằng (49 tuổi) mẹ của D. chua xót: “Tội con bé lắm. Từ ngày bị lũ bất nhân kia hãm hiếp là nó đã đổi tính. Cứ lầm lũi, ít nói. Lại hay cáu gắt, nói ngang đốp chát rứa. Buồn bực lắm chú ạ”.
Bạn H.T.D sau sự việc xảy ra trở nên rất ngại khi có người lạ đến nhà, tính tình thay đổi, ít nói, lầm lũi. Bạn đang đứng trước nguy cơ thất học và đói ăn vì mẹ chẳng thể kiếm ra tiền với những chiếc nón.
Cô Hằng lấy chồng sinh được cô con gái Hoàng Thị H. vào năm 1993. Cuộc sống khó khăn, nợ nần, vợ chồng thường xuyên cãi vã rồi chồng bỏ mẹ con chị theo người khác.
Một mình cô vất vả nuôi con khôn lớn. Năm 1998 có một người đàn ông khác tìm đến với cô. Tưởng sau một lần đò dang dở còn may mắn có được người đàn ông chia sẻ gánh nặng nên cô đã tin tưởng…
Một năm sau, cô sinh D. Con mới sinh chưa tròn tuổi thì người đàn ông này cũng rời bỏ mẹ con cô mà đi.
Sau lần đó, một mình cô lại vất vả nuôi 2 đứa con dại. Sống trong căn nhà nhỏ của bố mẹ đẻ. Cô gửi con cho bà ngoại rồi đi làm mướn quần quật khắp nơi để nuôi con ăn học.
Thời gian dần trôi qua, khi cô con gái lớn đậu vào ngành Dược trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, cô vui lắm.
Để có tiền, cô phải vào Sài Gòn làm thuê, tằn tiện gom góp gửi về nuôi con ăn học. Tuổi già càng ngày càng yếu, năm ngoái bà ngoại D. đổ bệnh rồi mất. Nhận tin buồn, cô gấp gáp về lo tang mẹ.
Tiễn mẹ xong, cô lại phải nuốt nước mắt xa nhà, xa đứa con gái mới học lớp 7 để vào nam làm thuê nuôi con.
Đầu tháng 9, người chị nhập học, vì trường xa nhà gần 100 km nên đành phải ở trọ lại TP.Đồng Hới, cuối tuần mới về nhà thăm em gái 1 lần.
Một mình cô bạn 13 tuổi trong căn nhà nhỏ, hoang vắng. Cứ đi học về là bạn phải tự vào bếp nấu ăn. Rồi một mình thơ thẩn buồn nhớ mẹ, nhớ chị, lại nằm khóc, đêm hôm, cũng một mình trong căn nhà trống trải.
Rồi tai hoạ ập đến với cô bạn. Biết được D. ở nhà một mình, một nhóm thanh niên ở xã Quảng Hưng bên cạnh sau khi uống rượu xong đã đến cưỡng hiếp, dở trò đồi bại với D. Bạn bị hành hạ cả thể xác và tinh thần rất nhiều lần.
“Mỗi lần về nhà, thấy em gái mình có biểu hiện lạ. Ít nói, sợ sệt, có vẻ như đang giấu chuyện gì đó. Mình cố hỏi mà D. không chịu nói. Cho đến một ngày, mình cố thuyết phục, an ủi nên D. đã kể rõ sự tình. Chúng trói tay, chân, đánh đập hãm hiếp rồi còn đe dọa nữa. Quá bức xúc, mình đã làm đơn tố cáo lên công an” - H, chị D. kể.
Hoang mang bị dọa giết, đốt nhà
Sau sự việc con gái làm đơn tố cáo, đến thời điểm hiện tại 5 trong số 6 đối tượng cưỡng hiếp D. đã bị bắt. Tuy nhiên, cũng từ đó, mẹ con cô Hằng luôn bị gây áp lực, đe dọa.
Theo cô Hằng, ngày mồng 3 Tết, những người thân của 5 đối tượng hiếp con gái cô bị bắt đã kéo nhau đến nhà xin xỏ, gây áp lực yêu cầu cô làm đơn bãi nại, không tố cáo con họ nữa. Tuy nhiên cô không chấp nhận.
Đến ngày 7 Tết, họ còn tiếp tục kéo nhau đến nhưng cô vẫn kiên quyết không chấp nhận. “Họ chỉ nghĩ đến con mình mà có nghĩ chi cho con người khác mô” - cô Hằng kể lại vẫn chưa hết bức xúc.
Với H., kể từ khi làm đớn tố cáo, trước khi bị bắt, những đối tượng hãm hiếp em gái của mình đã nhiều lần gọi điện đe dọa. “Bọn chúng dọa bắt mình viết đơn bãi nại, còn không, khi đi tù về sẽ cùng nhau giết chết cả 3 mẹ con rồi đốt nhà luôn. Mình thấy sợ lắm nhưng không thể để cho chúng tự do sau khi đã làm chuyện lớn như thế được” - H. kể.
Ngôi nhà nhỏ của cô Hằng sau sự việc đó càng u ám hơn. Nỗi đau của mọi người sẽ không biết bao giờ nguôi được. Những lúc cô ra đường, đi chợ là có nhiều người xì xào, hỏi gần hỏi xa khiến ruột gan cô quặn thắt. “Cháu D. cũng buồn lắm, nhiều bữa đi học về là nó nằm khóc, không chịu ăn cơm. Cố hỏi, nó mới nói bị bạn bè dị nghị, trêu chọc…” - cô Hằng buồn bã.
Túng quẫn và nguy cơ bỏ học
Cũng sau chuyện xảy ra với con gái, cô Hằng vội vã bỏ công việc từ Sài Gòn về nhà để chăm sóc, bảo vệ, an ủi con. Nhưng về nhà thì lại không có tiền, cuộc sống vốn đã khó khăn càng túng quẫn thêm.
Nhà 3 mẹ con chỉ được một sào rưỡi ruộng. Mùa chỉ đủ ăn 2 tháng, còn lại phải đong gạo triền miên. Để có tiền, từ sau tết đến nay, cô Hằng ở nhà làm nón bán. Nhưng xem ra chẳng ăn thua gì.
“Hai mẹ con một ngày ngồi đau lưng, mỏi gối cũng chỉ làm được 3 cái nón. Bán mỗi cái chỉ được 6, 5 nghìn đồng. Trừ chi phí, ngày cũng chỉ lãi 12 – 13 ngàn không đủ đong gạo, thức ăn trong ngày chú ạ!” - cô Hằng tâm sự.
Căn nhà nhỏ mà 3 mẹ con cô Hằng đang ở là nhà của ông bà ngoại để lại, nay đã mối mọt, xiêu vẹo không biết sẽ đổ sập lúc nào. Tài sản trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp để D. đi học mỗi ngày. Dù nhà nghèo, nhưng hai chị em H. và D. rất chăm chỉ học. Dường như cả hai đều thấu hiểu nỗi cực nhọc của mẹ nên đều rất ý thức việc học. 7 năm liên tục D. là học sinh khá, giỏi.
Nhưng, giờ đây việc học của hai chị em H. đang đứng trước nguy cơ phải bỏ dở. Tiền học phí của H. chưa nộp, tất cả đang chờ khoản tiền cho vay sinh viên chưa được giải quyết. Chưa nói đến khoản tiền ăn, ở trọ. Còn D., một buổi đi học về là ngồi làm nón với mẹ, buổi đêm học bài xong, bạn cũng tranh thủ làm với mẹ rồi mới đi ngủ. “Nhiều bữa nó vừa làm vừa ngủ gục, tôi gọi dậy mà đi ngủ nhưng tỉnh dậy là nó lại tiếp tục làm nón với mẹ. Chỉ khi mẹ lên nằm thì nó mới lên theo.
Đi làm xa có đồng tiền cho con ăn học thì không chăm sóc, bảo vệ được con. Ở nhà thì khốn khó rứa đó chú. Không biết làm chi ra tiền để nuôi chúng ăn học. Kiểu ni (này) có khi mẹ con ôm nhau chết đói cả thôi. Việc học của con rồi cũng phải bỏ dở mất…” - cô Hằng lo lắng.