Bộ tranh vẽ các anh hùng trong lịch sử Việt Nam được chia sẻ trên mạng cách đây không lâu đã gây ra nhiều tranh luận với hai luồng ý kiến: một bên cho rằng bộ tranh tuy chưa thực sự hoàn hảo nhưng mang nhiều tâm huyết, dày công nghiên cứu và có những sáng tạo phù hợp, thể hiện rõ khí chất dân tộc Việt Nam thời xưa; một bên cho rằng bộ tranh bị "ảnh hưởng", có nhiều sáng tạo "quá mới mẻ" và chưa thực sự "Việt Nam".
Bộ tranh "Việt Nam anh hùng" khắc họa các nhân vật lịch sử có chiến tích lẫy lừng - những người đã viết nên trang sử vàng của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tranh được thực hiện với sự pha trộn lối vẽ truyện tranh hiện đại và digital art, mang tới hiệu ứng hình ảnh, màu sắc mới lạ và thú vị.
Mặc dù vậy, có rất nhiều ý kiến cho rằng bộ tranh vẽ bị "ảnh hưởng" quá nhiều bởi các lí do như: trang phục, cách tạo hình nhân vật "không thuần Việt", một số tranh chưa theo sát với bối cảnh lịch sử... Tuy vậy, "dư luận mạng" lại không đưa ra được các dẫn chứng, lý giải cụ thể vì sao lại cho rằng bộ tranh vẽ này bị "ảnh hưởng".
Cùng xem và tự mình cho cảm nhận về những bức vẽ anh hùng của dân tộc ta, bạn nhé!
An Dương Vương - Thục Phán chém yêu tinh gà trắng xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Quy. Y phục của An Dương Vương phỏng tác theo hình ghi khắc trên trống đồng.
Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận. Mặt trời là trống đồng dân tộc. Voi trận mang hình ảnh của "voi 9 ngà" trong huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh. Y phục theo áo dài khăn đóng của Việt Nam pha cùng y phục Tây Nguyên.
Lý Nam Đế - Lý Bí và Triệu Quang Phục. Y giáp được phỏng theo các tranh vẽ thường thấy của họa sĩ Việt Nam.
Ngô Vương - Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.
Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh được biết đến với tài năng quân sự tài tình. Từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã bày trò cưỡi trâu đánh trận. Tranh vẽ với ý tưởng đưa hình ảnh cưỡi trâu và cờ lau gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh. Tranh cũng muốn đưa ý niệm thần thánh hóa những anh hùng lịch sử Việt Nam.
Trần Quốc Toản tay bóp nát trái cam khi không được tham dự hội nghị quân sự cao cấp tại Bình Than.
Đặng Dung dưới trăng mài gươm là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng của ông). Hình ảnh thân thể Đặng Dung lực lưỡng tráng kiện không chỉ miêu tả ông thực vốn là người giỏi võ nghệ mà còn có ý kêu gọi người Việt Nam phải văn võ song toàn.
Vua Lê Thái Tổ - Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Có thần Kim Quy dâng Thuận Thiên Kiếm, trên mai rùa có ký hiệu của Ngũ Hành Âm Dương: gợi ý về các khám phá hiện nay cho thấy thuyết này cũng có phần bắt nguồn từ Việt Nam. Trong tranh có hai chiếc lá với dòng chữ "Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần" theo kế sách của Nguyễn Trãi.
Quang Trung - Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp Tết (có cành đào đất Bắc) cùng đội trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
Bộ tranh "Việt Nam anh hùng" khắc họa các nhân vật lịch sử có chiến tích lẫy lừng - những người đã viết nên trang sử vàng của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tranh được thực hiện với sự pha trộn lối vẽ truyện tranh hiện đại và digital art, mang tới hiệu ứng hình ảnh, màu sắc mới lạ và thú vị.
Mặc dù vậy, có rất nhiều ý kiến cho rằng bộ tranh vẽ bị "ảnh hưởng" quá nhiều bởi các lí do như: trang phục, cách tạo hình nhân vật "không thuần Việt", một số tranh chưa theo sát với bối cảnh lịch sử... Tuy vậy, "dư luận mạng" lại không đưa ra được các dẫn chứng, lý giải cụ thể vì sao lại cho rằng bộ tranh vẽ này bị "ảnh hưởng".
Cùng xem và tự mình cho cảm nhận về những bức vẽ anh hùng của dân tộc ta, bạn nhé!
An Dương Vương - Thục Phán chém yêu tinh gà trắng xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Quy. Y phục của An Dương Vương phỏng tác theo hình ghi khắc trên trống đồng.
Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận. Mặt trời là trống đồng dân tộc. Voi trận mang hình ảnh của "voi 9 ngà" trong huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh. Y phục theo áo dài khăn đóng của Việt Nam pha cùng y phục Tây Nguyên.
Lý Nam Đế - Lý Bí và Triệu Quang Phục. Y giáp được phỏng theo các tranh vẽ thường thấy của họa sĩ Việt Nam.
Ngô Vương - Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.
Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh được biết đến với tài năng quân sự tài tình. Từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã bày trò cưỡi trâu đánh trận. Tranh vẽ với ý tưởng đưa hình ảnh cưỡi trâu và cờ lau gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh. Tranh cũng muốn đưa ý niệm thần thánh hóa những anh hùng lịch sử Việt Nam.
Trần Quốc Toản tay bóp nát trái cam khi không được tham dự hội nghị quân sự cao cấp tại Bình Than.
Đặng Dung dưới trăng mài gươm là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng của ông). Hình ảnh thân thể Đặng Dung lực lưỡng tráng kiện không chỉ miêu tả ông thực vốn là người giỏi võ nghệ mà còn có ý kêu gọi người Việt Nam phải văn võ song toàn.
Vua Lê Thái Tổ - Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Có thần Kim Quy dâng Thuận Thiên Kiếm, trên mai rùa có ký hiệu của Ngũ Hành Âm Dương: gợi ý về các khám phá hiện nay cho thấy thuyết này cũng có phần bắt nguồn từ Việt Nam. Trong tranh có hai chiếc lá với dòng chữ "Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần" theo kế sách của Nguyễn Trãi.
Quang Trung - Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp Tết (có cành đào đất Bắc) cùng đội trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.