Kẻ thù “sụt sịt” do đâu mà có?
Các ấy biết không, trung bình mỗi ngày tuyến niêm mạc mũi của chúng mình lại tiết ra khoảng 2 lít nước mũi. Thực chất, các em này đóng vai trò giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng.
Thông thường, nước mũi sẽ chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, sau đó được đẩy lên nhờ một số tế bào mỏng hình sợi (chúng luôn di chuyển phe phẩy qua lại để quét sạch những vật có thể làm nghẽn sự lưu thông không khí). Bên cạnh đó, chính sự chuyển động của tế bào này cũng làm cho nước mũi bay hơi nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm chuyển động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại hoặc do một số loại vi khuẩn cũng có khả năng làm các tế bào này bị tê liệt, không phe phẩy được nữa. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt và như thế là chúng mình đã bị “sụt sịt” rồi đấy.
Nhìn dịch mũi để bắt bệnh nhé!
Level 1: Nếu hắn trong, nhầy, có mùi hơi tanh thì đích thị đó là tên viêm xuất tiết dạng nhẹ của mũi. Gã này không khó trừng trị vì nguyên nhân cơ bản chỉ là do các tế bào hình sợi bị hoạt động kém khiến chất bẩn ứ đọng lại trong hốc mũi gây ra mà thôi. Chúng mình chỉ cần rửa mũi bằng dung dịch nước muối 0,9% là có thể an tâm sau 2-3 ngày rồi đó!
Level 2: Nếu tên này có màu vàng - xanh kèm theo mùi tanh, hôi thì chính thức thông báo với các ấy rằng mũi đã bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm mốc rồi nha! Muốn trị chúng, các ấy phải lập tức ghé thăm bác sĩ để được chỉ định liều thuốc điều trị phù hợp. Rất có thể, chúng mình phải kết bạn với kháng sinh đấy!
Level cuối: Nếu kẻ thù có màu vàng, xanh, chảy ra ở một bên mũi đem theo mùi thối thì rất có thể ấy đã bị viêm xoang hoặc có dị vật nằm trong mũi hoặc nặng hơn là ung thư mũi xoang rồi. Lúc này thì teen hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa tai-mũi-họng để điều trị kịp thời nghen!
Cùng chung tay bảo vệ em mũi ngay từ bây giờ
Làm bạn với nước muối
Dung dịch nước muối có thể đánh tan những tên keo dính do nước mũi đọng lại đó các ấy ạ! Nếu không tiện mua nước muối sinh lý thì teen có thể tự “điều chế” anh bạn này bằng cách pha nửa thìa cà phê muối với ¼ lít nước là xong thôi. Chúng mình có thể sử dụng bạn ấy để rửa mũi và súc miệng. Tuy nhiên, teen nhớ hít nhẹ khi rửa mũi để nước muối vào sâu hơn. Còn khi súc miệng thì hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng, chứ đừng nuốt nó nhé!
Uống thật nhiều nước
Việc uống thật là nhiều nước sẽ giúp chúng mình cuốn trôi đi một lượng đờm hoặc nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Nhờ vậy, mũi sẽ nhanh được thông thoáng hơn đó mà. Teen có thể pha nước ấm uống cùng nước cốt chanh hoặc mật ong nhá!
Nói không với đồ ăn cay
Các ấy chú ý nhé, các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt hay cà ri đều có khả năng kích thích thính giác của chúng mình, dễ khiến teen bị hắt xì, làm nước mũi chảy ra nhiều hơn nữa. Do đó, trong lúc bị sổ mũi, các ấy hãy hạn chế kết bạn với những gia vị này thôi nghen!
Các ấy biết không, trung bình mỗi ngày tuyến niêm mạc mũi của chúng mình lại tiết ra khoảng 2 lít nước mũi. Thực chất, các em này đóng vai trò giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng.
Thông thường, nước mũi sẽ chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, sau đó được đẩy lên nhờ một số tế bào mỏng hình sợi (chúng luôn di chuyển phe phẩy qua lại để quét sạch những vật có thể làm nghẽn sự lưu thông không khí). Bên cạnh đó, chính sự chuyển động của tế bào này cũng làm cho nước mũi bay hơi nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm chuyển động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại hoặc do một số loại vi khuẩn cũng có khả năng làm các tế bào này bị tê liệt, không phe phẩy được nữa. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt và như thế là chúng mình đã bị “sụt sịt” rồi đấy.
Nhìn dịch mũi để bắt bệnh nhé!
Level 1: Nếu hắn trong, nhầy, có mùi hơi tanh thì đích thị đó là tên viêm xuất tiết dạng nhẹ của mũi. Gã này không khó trừng trị vì nguyên nhân cơ bản chỉ là do các tế bào hình sợi bị hoạt động kém khiến chất bẩn ứ đọng lại trong hốc mũi gây ra mà thôi. Chúng mình chỉ cần rửa mũi bằng dung dịch nước muối 0,9% là có thể an tâm sau 2-3 ngày rồi đó!
Level 2: Nếu tên này có màu vàng - xanh kèm theo mùi tanh, hôi thì chính thức thông báo với các ấy rằng mũi đã bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm mốc rồi nha! Muốn trị chúng, các ấy phải lập tức ghé thăm bác sĩ để được chỉ định liều thuốc điều trị phù hợp. Rất có thể, chúng mình phải kết bạn với kháng sinh đấy!
Level cuối: Nếu kẻ thù có màu vàng, xanh, chảy ra ở một bên mũi đem theo mùi thối thì rất có thể ấy đã bị viêm xoang hoặc có dị vật nằm trong mũi hoặc nặng hơn là ung thư mũi xoang rồi. Lúc này thì teen hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa tai-mũi-họng để điều trị kịp thời nghen!
Cùng chung tay bảo vệ em mũi ngay từ bây giờ
Làm bạn với nước muối
Dung dịch nước muối có thể đánh tan những tên keo dính do nước mũi đọng lại đó các ấy ạ! Nếu không tiện mua nước muối sinh lý thì teen có thể tự “điều chế” anh bạn này bằng cách pha nửa thìa cà phê muối với ¼ lít nước là xong thôi. Chúng mình có thể sử dụng bạn ấy để rửa mũi và súc miệng. Tuy nhiên, teen nhớ hít nhẹ khi rửa mũi để nước muối vào sâu hơn. Còn khi súc miệng thì hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng, chứ đừng nuốt nó nhé!
Uống thật nhiều nước
Việc uống thật là nhiều nước sẽ giúp chúng mình cuốn trôi đi một lượng đờm hoặc nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Nhờ vậy, mũi sẽ nhanh được thông thoáng hơn đó mà. Teen có thể pha nước ấm uống cùng nước cốt chanh hoặc mật ong nhá!
Nói không với đồ ăn cay
Các ấy chú ý nhé, các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt hay cà ri đều có khả năng kích thích thính giác của chúng mình, dễ khiến teen bị hắt xì, làm nước mũi chảy ra nhiều hơn nữa. Do đó, trong lúc bị sổ mũi, các ấy hãy hạn chế kết bạn với những gia vị này thôi nghen!