SGTT.VN - “Tấm áo rách” là hình ảnh chung nhất của những con đường sau khi “lôcốt” rút đi. Trong khi người đi đường và các hộ dân khu vực ngày ngày phải sống trong căng thẳng, bực bội, đối mặt nhiều nguy hiểm thì việc khắc phục vẫn chỉ là “hãy đợi đấy”.
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh, phó giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 – đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các tuyến đường trung tâm – cho biết, theo yêu cầu của sở Giao thông vận tải TP.HCM, tất cả các tuyến đường có công trình rào chắn phải tạm ngưng thi công và tái lập hoàn chỉnh trước ngày 16.1.2012 (tức 23 tháng chạp). Do đó, một số tuyến đường dù rào chắn đã rút hết nhưng vẫn còn chưa hoàn thành và bàn giao cho sở như Luỹ Bán Bích, Phan Đình Phùng... cũng thuộc diện phải tái lập hoàn chỉnh theo hạn định nói trên.
“Hiện nay, người dân thấy các tuyến đường này tái lập mấp mô, bong tróc là do chưa được hoàn thành và vẫn còn vướng một số công trình ngầm phía dưới như tuyến đường Phan Đình Phùng... Tới đây, nếu chủ đầu tư công trình vẫn chưa tái lập bằng phẳng, chúng tôi sẽ không tiếp nhận và đề nghị sở có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị thanh tra xử phạt, yêu cầu khắc phục. Nhất định không để tình trạng tái lập cẩu thả xảy ra”, ông Ninh nói.
Theo ông Ninh, ngoài các tuyến đường chưa được tái lập, khu vực trung tâm cũng còn một số đoạn đường xuất hiện các vết rạn, bong tróc... Khu quản lý giao thông đã báo cáo sở Giao thông vận tải để khắc phục.
Theo ghi nhận của chúng tôi, “điển hình” của việc tái lập đường cẩu thả là đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú. Cách đây khoảng một tháng, tuyến đường dài khoảng 4km này có khoảng 30 lôcốt án ngữ, khiến đời sống người dân hai bên đường vô cùng khổ sở, không ít quán ăn, cửa hàng lâm cảnh phá sản... Nay khi lôcốt rút đi, con đường vẫn còn như một công trường bề bộn, bụi bặm mù mịt cả ngày. Dọc trên tuyến đường này có vô số các điểm mấp mô, bong tróc, ổ gà, ổ trâu... tạo thành các rãnh sâu dưới lòng đường.
Bà Nguyễn Kim Ngân, chủ cửa hàng bán quần áo, bức xúc: “Cả năm nay lôcốt chắn hết đường khiến người dân chúng tôi không bán buôn gì được. Nay lôcốt đã được dỡ đi nhưng đường sá tái lập sơ sài, chúng tôi lại tiếp tục phải chung sống, làm ăn với bụi mù mịt...”
Tương tự, trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình, mặt đường mấp mô, lồi lõm như một “tấm áo rách” sau khi các lôcốt của dự án nâng cấp đô thị trên đường này rút đi.
Còn ở đường Phan Đình Phùng, nơi buôn bán sầm uất của quận Phú Nhuận, mặt đường cũng bị bong tróc nhiều nơi, với rất nhiều ổ voi, ổ gà, mặt đường trũng xuống thành ao giữa đường...
Các tuyến đường khác ở trung tâm như Võ Thị Sáu (đoạn giao với Hai Bà Trưng, quận 1), Nguyễn Xí, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Chí (quận 6)... cũng có rất nhiều vị trí hư hỏng, tạo thành những cái bẫy gây nguy hiểm cho người đi đường nhưng chưa thấy ai khắc phục.
Từ An
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh, phó giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 – đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các tuyến đường trung tâm – cho biết, theo yêu cầu của sở Giao thông vận tải TP.HCM, tất cả các tuyến đường có công trình rào chắn phải tạm ngưng thi công và tái lập hoàn chỉnh trước ngày 16.1.2012 (tức 23 tháng chạp). Do đó, một số tuyến đường dù rào chắn đã rút hết nhưng vẫn còn chưa hoàn thành và bàn giao cho sở như Luỹ Bán Bích, Phan Đình Phùng... cũng thuộc diện phải tái lập hoàn chỉnh theo hạn định nói trên.
“Hiện nay, người dân thấy các tuyến đường này tái lập mấp mô, bong tróc là do chưa được hoàn thành và vẫn còn vướng một số công trình ngầm phía dưới như tuyến đường Phan Đình Phùng... Tới đây, nếu chủ đầu tư công trình vẫn chưa tái lập bằng phẳng, chúng tôi sẽ không tiếp nhận và đề nghị sở có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị thanh tra xử phạt, yêu cầu khắc phục. Nhất định không để tình trạng tái lập cẩu thả xảy ra”, ông Ninh nói.
Theo ông Ninh, ngoài các tuyến đường chưa được tái lập, khu vực trung tâm cũng còn một số đoạn đường xuất hiện các vết rạn, bong tróc... Khu quản lý giao thông đã báo cáo sở Giao thông vận tải để khắc phục.
Theo ghi nhận của chúng tôi, “điển hình” của việc tái lập đường cẩu thả là đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú. Cách đây khoảng một tháng, tuyến đường dài khoảng 4km này có khoảng 30 lôcốt án ngữ, khiến đời sống người dân hai bên đường vô cùng khổ sở, không ít quán ăn, cửa hàng lâm cảnh phá sản... Nay khi lôcốt rút đi, con đường vẫn còn như một công trường bề bộn, bụi bặm mù mịt cả ngày. Dọc trên tuyến đường này có vô số các điểm mấp mô, bong tróc, ổ gà, ổ trâu... tạo thành các rãnh sâu dưới lòng đường.
Bà Nguyễn Kim Ngân, chủ cửa hàng bán quần áo, bức xúc: “Cả năm nay lôcốt chắn hết đường khiến người dân chúng tôi không bán buôn gì được. Nay lôcốt đã được dỡ đi nhưng đường sá tái lập sơ sài, chúng tôi lại tiếp tục phải chung sống, làm ăn với bụi mù mịt...”
Tương tự, trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình, mặt đường mấp mô, lồi lõm như một “tấm áo rách” sau khi các lôcốt của dự án nâng cấp đô thị trên đường này rút đi.
Còn ở đường Phan Đình Phùng, nơi buôn bán sầm uất của quận Phú Nhuận, mặt đường cũng bị bong tróc nhiều nơi, với rất nhiều ổ voi, ổ gà, mặt đường trũng xuống thành ao giữa đường...
Các tuyến đường khác ở trung tâm như Võ Thị Sáu (đoạn giao với Hai Bà Trưng, quận 1), Nguyễn Xí, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Chí (quận 6)... cũng có rất nhiều vị trí hư hỏng, tạo thành những cái bẫy gây nguy hiểm cho người đi đường nhưng chưa thấy ai khắc phục.
Từ An