Một quan chức Mỹ ngày 19/11 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và hầu như tất cả các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã trực tiếp đề cập đến những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đặt Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào thế bị động. “
Theo quan chức giấu tên đi trên chuyên cơ Air Force One sau khi dự EAS được phóng viên Jackie Calmes của "Thời báo Niu Yoóc" tường thuật lại, trước việc bị lãnh đạo của 16/18 nước nêu vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói thẳng rằng ông không muốn bàn vấn đề Biển Đông tại EAS. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, ông Ôn Gia Bảo nói rằng sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời quan ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc. Sau đó ông Ôn Gia Bảo đã bảo vệ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Phóng viên Jackie Calmes nhận định rằng việc nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về vấn đề này đã là một bước lùi mang tính chiến thuật của Trung Quốc. Tại Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á năm 2010 tại Hà Nội, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập đến vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã giận dữ bỏ ra ngoài. Tại hội nghị Bali lần này, phía Trung Quốc vẫn cho rằng EAS không phải là nơi thích hợp để nói về vấn đề Biển Đông. Vẫn theo quan chức Mỹ trên, phiên họp kéo dài gần hai giờ đã diễn ra với nhiều kịch tính hơn hẳn so với các cuộc họp thông thường kiểu này. Trong số 18 nước có mặt tại EAS, chỉ có hai nhà lãnh đạo Campuchia và Mianma không nêu vấn đề an ninh hàng hải khi nguyên thủ các nước lần lượt phát biểu. Khác với phiên họp trước đó, tại phiên họp ngày 19/11, các nguyên thủ chỉ được mang theo một cố vấn duy nhất, tạo điều kiện cho việc phát biểu một cách thẳng thắn hơn.
Quan chức này cho biết Tổng thống Obama đã "không vận động hành lang" các nhà lãnh đạo khác lên tiếng. Các nước đầu tiên phát biểu là Xinhgapo, Philíppin và Việt Nam - những nước căng thẳng nhất với Trung Quốc - sau đó là Malaixia, Thái Lan, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nga và Inđônêxia. Các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại chủ trương về "giải pháp đa phương đối với các tuyên bố lãnh thổ xung đột nhau". Sau khi các nhà lãnh đạo khác đã phát biểu, Tổng thống Obama đã thể hiện sự đồng tình khi nói: "Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông và không đứng về phía nào, song chúng tôi có lợi ích lớn đối với vấn đề an ninh hàng hải nói chung và việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng - với tư cách là một cường quốc tại Thái Bình Dương, một quốc gia biển, một quốc gia có hoạt động thương mại và là nước đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Theo quan chức Mỹ, phản ứng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là "tích cực vì ông đã không lớn tiếng đả kích, không dùng giọng điệu cứng rắn thường thấy của người Trung Quốc, đặc biệt trước công chúng". Ông Ôn Gia Bảo chỉ nói rằng EAS không phải là nơi bàn về vấn đề này và khẳng định "Trung Quốc cố gắng đảm bảo các tuyến đường vận chuyển biển được an toàn và tự do".
Theo Nytimes (ngày 19/11)
Vũ Hiền (gt)
Theo quan chức giấu tên đi trên chuyên cơ Air Force One sau khi dự EAS được phóng viên Jackie Calmes của "Thời báo Niu Yoóc" tường thuật lại, trước việc bị lãnh đạo của 16/18 nước nêu vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói thẳng rằng ông không muốn bàn vấn đề Biển Đông tại EAS. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, ông Ôn Gia Bảo nói rằng sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời quan ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc. Sau đó ông Ôn Gia Bảo đã bảo vệ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Phóng viên Jackie Calmes nhận định rằng việc nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về vấn đề này đã là một bước lùi mang tính chiến thuật của Trung Quốc. Tại Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á năm 2010 tại Hà Nội, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập đến vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã giận dữ bỏ ra ngoài. Tại hội nghị Bali lần này, phía Trung Quốc vẫn cho rằng EAS không phải là nơi thích hợp để nói về vấn đề Biển Đông. Vẫn theo quan chức Mỹ trên, phiên họp kéo dài gần hai giờ đã diễn ra với nhiều kịch tính hơn hẳn so với các cuộc họp thông thường kiểu này. Trong số 18 nước có mặt tại EAS, chỉ có hai nhà lãnh đạo Campuchia và Mianma không nêu vấn đề an ninh hàng hải khi nguyên thủ các nước lần lượt phát biểu. Khác với phiên họp trước đó, tại phiên họp ngày 19/11, các nguyên thủ chỉ được mang theo một cố vấn duy nhất, tạo điều kiện cho việc phát biểu một cách thẳng thắn hơn.
Quan chức này cho biết Tổng thống Obama đã "không vận động hành lang" các nhà lãnh đạo khác lên tiếng. Các nước đầu tiên phát biểu là Xinhgapo, Philíppin và Việt Nam - những nước căng thẳng nhất với Trung Quốc - sau đó là Malaixia, Thái Lan, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nga và Inđônêxia. Các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại chủ trương về "giải pháp đa phương đối với các tuyên bố lãnh thổ xung đột nhau". Sau khi các nhà lãnh đạo khác đã phát biểu, Tổng thống Obama đã thể hiện sự đồng tình khi nói: "Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông và không đứng về phía nào, song chúng tôi có lợi ích lớn đối với vấn đề an ninh hàng hải nói chung và việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng - với tư cách là một cường quốc tại Thái Bình Dương, một quốc gia biển, một quốc gia có hoạt động thương mại và là nước đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Theo quan chức Mỹ, phản ứng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là "tích cực vì ông đã không lớn tiếng đả kích, không dùng giọng điệu cứng rắn thường thấy của người Trung Quốc, đặc biệt trước công chúng". Ông Ôn Gia Bảo chỉ nói rằng EAS không phải là nơi bàn về vấn đề này và khẳng định "Trung Quốc cố gắng đảm bảo các tuyến đường vận chuyển biển được an toàn và tự do".
Theo Nytimes (ngày 19/11)
Vũ Hiền (gt)