Việc Trung Quốc và Ấn Độ hủy đàm phán biên giới vào phút chót cho thấy mối bất hòa âm ỉ đang lộ rõ. Bắc Kinh không bằng lòng với việc New Delhi khai thác dầu khí ở Biển Đông và chào đón Đạt Lai Lạt Ma.
Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây và phản bao vây lẫn nhau. Trong khi Ấn Độ tăng cường thâm nhập vào các lĩnh vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc giao hảo với cả đối thủ lẫn đồng minh của New Delhi.
Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu. Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ “liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc” và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một “cuộc xung đột khốc liệt” với Trung Quốc về vấn đề này.
Vòng đàm phán thứ 15 giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra vào thứ hai tuần này đã bị hủy ở phút chót. Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân là do “sự bất hòa” nảy sinh sau hội nghị ở Bali, nơi lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương tụ họp. Cụ thể truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu chính phủ Ấn Độ ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế sẽ diễn ra ở thủ đô Ấn Độ tuần này, nhưng New Delhi từ chối.
Những diễn biến này thể hiện mối quan hệ đang suy yếu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vòng sáu năm qua. Trong khi các nhà lãnh đạo của hai chuyên gia và quan chức lại cho rằng hai cường quốc củ nước khẳng định rằng sẽ có “đủ không gian” cho cả hai nước phát triển, thì cáca châu Á đang và sẽ cạnh tranh nhau càng ngày càng nhiều.
“Dấu chân của cả hai sẽ mở rộng, và Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều,” C. Raja Mohan thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi nói. "Hai bên có thể dẫm lên vết chân của nhau, và sẽ có những rạn nứt. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được những thách thức này.” Hiện tại hai nước láng giềng không quản lý tốt các va chạm và tinh thần dân tộc dâng cao ở cả hai quốc gia, ông Mohan bình luận.
Lo sợ những vòng vây
Từ nhiều thập kỷ trước Ấn Độ đã lo sợ về sự bao vây của Trung Quốc, nhưng mối lo này ngày càng lên cao trong những năm gần đây. Lý do là Trung Quốc đang xiết chặt các mối quan hệ cũng như tăng đầu tư vào các nước Nam Á, từ Pakistan - nước đối địch với Ấn Độ, tới nước đồng minh truyền thống Nepal, hay từ Sri Lanka đến Bangladesh và Myanmar.
Về phía mình, Trung Quốc cũng lo ngại sự bao vây bởi những gì cựu tổng thống George W. Bush mô tả là “vòng vây thiết lập bởi các nước dân chủ” - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Sự lo ngại này càng tăng lên khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.
“Đó là điều không được người Trung Quốc chấp nhận,” giáo sư về quan hệ quốc tế, Học viện công nghệ Georgia và cũng là một học giả hàng đầu về “thuyết vòng vây ngoại giao” và “chống vây hãm” đang diễn ra ở châu Á, John Garver nói.
Và đúng như tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cảnh báo, rằng New Delhi sẽ phải “trả giá cho những gì họ đã nhận từ Mỹ.” Sự trừng phạt đã bắt đầu.
Câu chuyện về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ lan rộng bắt đầu từ trang web của Trung Quốc. Những tín hiệu về tiến bộ đạt được từ tranh chấp biên giới đã bị đảo ngược khi Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền ở vùng lãnh thổ có tranh chấp song phương. Tại Hội nghị nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Trung Quốc đã phản đối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt toàn cầu chống thương mại hạt nhân dân sự đối với Ấn Độ.
Trung Quốc bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ. Một mặt là vì lý do kinh tế và chiến lược, nhưng mặt khác, trong con mắt của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc muốn ngăn cản sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc ở châu Á và toàn cầu.
Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir - vùng đất tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad. Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh.
Mối quan hệ của Trung Quốc với cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện Trung Quốc đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nước này rất nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo.
Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại đặt tại Brussels nói rằng Ấn Độ “đã bắt đầu nhận thức về một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để bảo vệ quyền lợi của họ” trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Ngôn từ và hành động
Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu “hướng Đông” của mình nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn mạnh của Đông và Đông Nam Á. Nhưng Ấn Độ đã không đủ mặn mà với chính sách này.
Cuối cùng những tháng gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu khởi động, dù vẫn còn chậm, các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây nó mang ý nghĩa địa lý-chính trị, nhằm “tháo bỏ vòng vây,” Garver nhận định.
Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu “hướng Đông” thành hành động.
Các chuyên gia thừa nhận rằng khó có thể biết được một cách chính xác mối bất hòa mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đến đâu. Quan hệ thương mại ở mức tuyệt vời và hai nước vẫn đang dùng ngôn từ của quan hệ đối tác và hợp tác.
“Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ dẫn đến xung đột,” Vikram Sood, một cựu giám đốc tình báo và nhà nghiên cứu ở Quỹ nghiên cứu và quan sát ở New Delhi nói.
Không phải ai cũng lạc quan như thế. Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ “đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao” đối với Trung Quốc.
“Con đường đi tới chiến tranh của Đức vào năm 1914 và của Nhật Bản vào năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó.”
“Nếu Bắc Kinh thấy rằng liên minh chống Trung Quốc đang trở nên quá mạnh, quá chặt chẽ, quá rõ ràng hoặc đơn giản là quá bất công, họ có thể đi tới kết luận là cần thiết phải chống lại một thành viên trong liên minh đó", Garver và Wang đưa ra nhận định trong bài viết trên tạp chí An ninh châu Á.
Cao Thu (theo Washington Post)
Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây và phản bao vây lẫn nhau. Trong khi Ấn Độ tăng cường thâm nhập vào các lĩnh vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc giao hảo với cả đối thủ lẫn đồng minh của New Delhi.
Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu. Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ “liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc” và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một “cuộc xung đột khốc liệt” với Trung Quốc về vấn đề này.
Vòng đàm phán thứ 15 giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra vào thứ hai tuần này đã bị hủy ở phút chót. Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân là do “sự bất hòa” nảy sinh sau hội nghị ở Bali, nơi lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương tụ họp. Cụ thể truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu chính phủ Ấn Độ ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế sẽ diễn ra ở thủ đô Ấn Độ tuần này, nhưng New Delhi từ chối.
Những diễn biến này thể hiện mối quan hệ đang suy yếu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vòng sáu năm qua. Trong khi các nhà lãnh đạo của hai chuyên gia và quan chức lại cho rằng hai cường quốc củ nước khẳng định rằng sẽ có “đủ không gian” cho cả hai nước phát triển, thì cáca châu Á đang và sẽ cạnh tranh nhau càng ngày càng nhiều.
“Dấu chân của cả hai sẽ mở rộng, và Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều,” C. Raja Mohan thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi nói. "Hai bên có thể dẫm lên vết chân của nhau, và sẽ có những rạn nứt. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được những thách thức này.” Hiện tại hai nước láng giềng không quản lý tốt các va chạm và tinh thần dân tộc dâng cao ở cả hai quốc gia, ông Mohan bình luận.
Lo sợ những vòng vây
Từ nhiều thập kỷ trước Ấn Độ đã lo sợ về sự bao vây của Trung Quốc, nhưng mối lo này ngày càng lên cao trong những năm gần đây. Lý do là Trung Quốc đang xiết chặt các mối quan hệ cũng như tăng đầu tư vào các nước Nam Á, từ Pakistan - nước đối địch với Ấn Độ, tới nước đồng minh truyền thống Nepal, hay từ Sri Lanka đến Bangladesh và Myanmar.
Về phía mình, Trung Quốc cũng lo ngại sự bao vây bởi những gì cựu tổng thống George W. Bush mô tả là “vòng vây thiết lập bởi các nước dân chủ” - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Sự lo ngại này càng tăng lên khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.
“Đó là điều không được người Trung Quốc chấp nhận,” giáo sư về quan hệ quốc tế, Học viện công nghệ Georgia và cũng là một học giả hàng đầu về “thuyết vòng vây ngoại giao” và “chống vây hãm” đang diễn ra ở châu Á, John Garver nói.
Và đúng như tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cảnh báo, rằng New Delhi sẽ phải “trả giá cho những gì họ đã nhận từ Mỹ.” Sự trừng phạt đã bắt đầu.
Câu chuyện về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ lan rộng bắt đầu từ trang web của Trung Quốc. Những tín hiệu về tiến bộ đạt được từ tranh chấp biên giới đã bị đảo ngược khi Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền ở vùng lãnh thổ có tranh chấp song phương. Tại Hội nghị nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Trung Quốc đã phản đối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt toàn cầu chống thương mại hạt nhân dân sự đối với Ấn Độ.
Trung Quốc bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ. Một mặt là vì lý do kinh tế và chiến lược, nhưng mặt khác, trong con mắt của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc muốn ngăn cản sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc ở châu Á và toàn cầu.
Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir - vùng đất tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad. Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh.
Mối quan hệ của Trung Quốc với cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện Trung Quốc đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nước này rất nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo.
Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại đặt tại Brussels nói rằng Ấn Độ “đã bắt đầu nhận thức về một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để bảo vệ quyền lợi của họ” trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Ngôn từ và hành động
Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu “hướng Đông” của mình nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn mạnh của Đông và Đông Nam Á. Nhưng Ấn Độ đã không đủ mặn mà với chính sách này.
Cuối cùng những tháng gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu khởi động, dù vẫn còn chậm, các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây nó mang ý nghĩa địa lý-chính trị, nhằm “tháo bỏ vòng vây,” Garver nhận định.
Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu “hướng Đông” thành hành động.
Các chuyên gia thừa nhận rằng khó có thể biết được một cách chính xác mối bất hòa mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đến đâu. Quan hệ thương mại ở mức tuyệt vời và hai nước vẫn đang dùng ngôn từ của quan hệ đối tác và hợp tác.
“Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ dẫn đến xung đột,” Vikram Sood, một cựu giám đốc tình báo và nhà nghiên cứu ở Quỹ nghiên cứu và quan sát ở New Delhi nói.
Không phải ai cũng lạc quan như thế. Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ “đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao” đối với Trung Quốc.
“Con đường đi tới chiến tranh của Đức vào năm 1914 và của Nhật Bản vào năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó.”
“Nếu Bắc Kinh thấy rằng liên minh chống Trung Quốc đang trở nên quá mạnh, quá chặt chẽ, quá rõ ràng hoặc đơn giản là quá bất công, họ có thể đi tới kết luận là cần thiết phải chống lại một thành viên trong liên minh đó", Garver và Wang đưa ra nhận định trong bài viết trên tạp chí An ninh châu Á.
Cao Thu (theo Washington Post)