Đó là chứng bệnh gì thế nhỉ?
Khi thời tiết chuyển sang đông chính là thời điểm bùng phát bệnh trầm cảm đấy các ấy ạ! Bởi lẽ, vào mùa đông, trời thường nhiều mây, không khí khô và lạnh, đôi lúc có mưa lất phất khiến chúng mình có cảm giác mệt mỏi, chán nản. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, đây là một chứng bệnh có tên khoa học là SAD (Seasonal Affective Disorder) - hội chứng trầm cảm theo mùa. Nguyên nhân chính của SAD xuất phát từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa gây ra tác động trực tiếp lên trạng thái sức khỏe và tâm lý của con người. Thông thường, chứng bệnh này sẽ nhanh chóng kết thúc khi thời tiết được cải thiện và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, đối với một số bạn tâm lý yếu, hội chứng này có thể gây nên stress nặng, trầm cảm đột biến và tạo ra những phản ứng mạnh mẽ như tự hành xác khi căng thẳng, cáu gắt và khiến chất lượng học tập của chúng mình bị suy giảm nữa cơ.
Căn bệnh này thường tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 15 – 25 và tuổi càng lớn thì mức độ bệnh càng thuyên giảm. Lý do bởi ở tuổi dậy thì, sự hình thành tâm sinh lý chưa ổn định sẽ khiến teen dễ mất cân bằng hơn so với các bố, mẹ của mình. Ngoài ra, bệnh này cũng thích “kết thân” với nữ giới nhiều hơn là nam giới đó nghen!
Những dấu hiệu đặc trưng của SAD là…
Triệu chứng đầu tiên của SAD là các ấy sẽ cảm thấy rất khó thức dậy vào mỗi sáng, có xu hướng ngủ nướng lâu hơn, ăn nhiều hơn, đặc biệt thèm các chất có hàm lượng carbohydrat cao như các loại bánh, cơm, mỳ, đậu, khoai tây... Thế nhưng, mặc dù đã ăn nhiều, ngủ nhiều như thế mà teen vẫn cảm thấy bị thiếu năng lượng, rất khó tập trung. Thêm vào đó, lượng đường huyết thấp khiến cơ thể còn mệt mỏi, ủ rũ. Thời kỳ này chúng mình thường có xu hướng khép kín, tránh tiếp xúc với bạn bè, gia đình và các hoạt động xã hội, tâm trạng bi quan, thậm chí không còn hào hứng với những việc mà trước đấy rất yêu thích nữa.
Kê đơn thui nào!
Đơn giản nhất là liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp này bao gồm nhiều cách khác nhau để tăng mức ánh sáng mà các ấy cần tiếp xúc. Nếu được đánh thức trong ánh sáng tăng dần thì sẽ có một thông điệp được gửi tới não, “yêu cầu” bạn ấy ngừng sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ, giúp chúng mình chống lại thói quen ngủ nướng khi trời vào đông đấy!
Để thực hiện liệu pháp này, teen có thể nhờ sư trợ giúp của bố mẹ bằng cách lắp bóng đèn có công suất nhỏ và trước khi đến giờ dậy của chúng mình khoảng 15 phút thì bố mẹ sẽ bật đèn lên để đôi mắt có thể tiếp nhận được lượng ánh sáng vừa phải nghen! Ngoài ra, các ấy cũng nên thiết kế phòng ngủ cho thông thoáng và có cửa sổ hướng về phía Đông để thuận tiện cho việc tiếp nhận ánh sáng mặt trời nữa nhé! Hơn thế nữa, ngày nay, ngoài thị trường còn bán một loại đèn rất đặc biệt, có chế độ hẹn giờ và cơ chế tăng độ sáng dần dần, giống như ánh sáng mặt trời lúc bình minh. Các ấy có thể đặt giờ sớm hơn 30 phút so với thời gian thức dậy, đèn sẽ sáng dần và khi tỉnh dậy, chúng mình sẽ có cảm giác thoải mái khi bắt gặp thứ ánh sáng dịu nhẹ của buổi sớm mà không hề khó chịu vì chói mắt đâu.
Chưa hết, hãy xem lại điều kiện chiếu sáng trong nhà và nơi học tập của chúng mình. Và chú ý đừng bao giờ đóng kín cửa im ỉm cả ngày. Nếu trời lạnh, các ấy vẫn nên đóng cửa kính nhưng mở rèm hoặc cửa chớp để tiếp nhận ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nếu các ấy nghĩ rằng ánh sáng trong phòng cũng đủ cung cấp năng lượng như ngoài trời thì nhầm to rồi nha! Ánh sáng từ bóng điện trong nhà dù rất rõ nhưng nó vẫn yếu hơn ánh sáng tự nhiên rất nhiều đấy!
Còn cả mục măm măm nữa!
Vào “mùa tự kỉ” này, các ấy cần tăng cường các loại thực phẩm giàu tryptophan – một loại amino axit có tác dụng như thuốc an thần để giúp cơ thể chống lại những tác động lớn đến tinh thần, gây suy giảm trí nhớ… Hơn nữa, khi tiếp xúc với ánh nắng, tryptophan sẽ sản sinh serotonin - một loại hormone có khả năng chống trầm cảm hiệu quả lắm đó các ấy ạ!
Tuy nhiên, cơ thể chúng mình không thể tự sản sinh được tryptophan nên teen có thể bổ sung chất này bằng cách măm măm chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, đặc biệt là bí đỏ. Bên cạnh đó, các ấy nhớ tăng cường thực phẩm giàu Vitamin D như cá mòi, cá hồi, cá ngừ nữa nghen!
Cuối cùng là vận động ngoài trời
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là cách để cơ thể tiếp xúc nhiều với không gian thiên nhiên và ánh sáng mặt trời hơn. Mà cơ thể có khỏe mạnh thì tinh thần mới phấn chấn chứ phải không nào? Bên cạnh đó, sự vận động còn sản sinh ra một loại hormone có tác dụng cản trở các yếu tố gây buồn chán. Vậy nên, teen có thể chạy bộ, đi bộ, tập aerobic khoảng 30 phút/lần và 3 lần/tuần cùng với bạn bè, người thân vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tránh cảm giác bị cô lập nha!
Khi thời tiết chuyển sang đông chính là thời điểm bùng phát bệnh trầm cảm đấy các ấy ạ! Bởi lẽ, vào mùa đông, trời thường nhiều mây, không khí khô và lạnh, đôi lúc có mưa lất phất khiến chúng mình có cảm giác mệt mỏi, chán nản. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, đây là một chứng bệnh có tên khoa học là SAD (Seasonal Affective Disorder) - hội chứng trầm cảm theo mùa. Nguyên nhân chính của SAD xuất phát từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa gây ra tác động trực tiếp lên trạng thái sức khỏe và tâm lý của con người. Thông thường, chứng bệnh này sẽ nhanh chóng kết thúc khi thời tiết được cải thiện và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, đối với một số bạn tâm lý yếu, hội chứng này có thể gây nên stress nặng, trầm cảm đột biến và tạo ra những phản ứng mạnh mẽ như tự hành xác khi căng thẳng, cáu gắt và khiến chất lượng học tập của chúng mình bị suy giảm nữa cơ.
Căn bệnh này thường tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 15 – 25 và tuổi càng lớn thì mức độ bệnh càng thuyên giảm. Lý do bởi ở tuổi dậy thì, sự hình thành tâm sinh lý chưa ổn định sẽ khiến teen dễ mất cân bằng hơn so với các bố, mẹ của mình. Ngoài ra, bệnh này cũng thích “kết thân” với nữ giới nhiều hơn là nam giới đó nghen!
Những dấu hiệu đặc trưng của SAD là…
Triệu chứng đầu tiên của SAD là các ấy sẽ cảm thấy rất khó thức dậy vào mỗi sáng, có xu hướng ngủ nướng lâu hơn, ăn nhiều hơn, đặc biệt thèm các chất có hàm lượng carbohydrat cao như các loại bánh, cơm, mỳ, đậu, khoai tây... Thế nhưng, mặc dù đã ăn nhiều, ngủ nhiều như thế mà teen vẫn cảm thấy bị thiếu năng lượng, rất khó tập trung. Thêm vào đó, lượng đường huyết thấp khiến cơ thể còn mệt mỏi, ủ rũ. Thời kỳ này chúng mình thường có xu hướng khép kín, tránh tiếp xúc với bạn bè, gia đình và các hoạt động xã hội, tâm trạng bi quan, thậm chí không còn hào hứng với những việc mà trước đấy rất yêu thích nữa.
Kê đơn thui nào!
Đơn giản nhất là liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp này bao gồm nhiều cách khác nhau để tăng mức ánh sáng mà các ấy cần tiếp xúc. Nếu được đánh thức trong ánh sáng tăng dần thì sẽ có một thông điệp được gửi tới não, “yêu cầu” bạn ấy ngừng sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ, giúp chúng mình chống lại thói quen ngủ nướng khi trời vào đông đấy!
Để thực hiện liệu pháp này, teen có thể nhờ sư trợ giúp của bố mẹ bằng cách lắp bóng đèn có công suất nhỏ và trước khi đến giờ dậy của chúng mình khoảng 15 phút thì bố mẹ sẽ bật đèn lên để đôi mắt có thể tiếp nhận được lượng ánh sáng vừa phải nghen! Ngoài ra, các ấy cũng nên thiết kế phòng ngủ cho thông thoáng và có cửa sổ hướng về phía Đông để thuận tiện cho việc tiếp nhận ánh sáng mặt trời nữa nhé! Hơn thế nữa, ngày nay, ngoài thị trường còn bán một loại đèn rất đặc biệt, có chế độ hẹn giờ và cơ chế tăng độ sáng dần dần, giống như ánh sáng mặt trời lúc bình minh. Các ấy có thể đặt giờ sớm hơn 30 phút so với thời gian thức dậy, đèn sẽ sáng dần và khi tỉnh dậy, chúng mình sẽ có cảm giác thoải mái khi bắt gặp thứ ánh sáng dịu nhẹ của buổi sớm mà không hề khó chịu vì chói mắt đâu.
Chưa hết, hãy xem lại điều kiện chiếu sáng trong nhà và nơi học tập của chúng mình. Và chú ý đừng bao giờ đóng kín cửa im ỉm cả ngày. Nếu trời lạnh, các ấy vẫn nên đóng cửa kính nhưng mở rèm hoặc cửa chớp để tiếp nhận ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nếu các ấy nghĩ rằng ánh sáng trong phòng cũng đủ cung cấp năng lượng như ngoài trời thì nhầm to rồi nha! Ánh sáng từ bóng điện trong nhà dù rất rõ nhưng nó vẫn yếu hơn ánh sáng tự nhiên rất nhiều đấy!
Còn cả mục măm măm nữa!
Vào “mùa tự kỉ” này, các ấy cần tăng cường các loại thực phẩm giàu tryptophan – một loại amino axit có tác dụng như thuốc an thần để giúp cơ thể chống lại những tác động lớn đến tinh thần, gây suy giảm trí nhớ… Hơn nữa, khi tiếp xúc với ánh nắng, tryptophan sẽ sản sinh serotonin - một loại hormone có khả năng chống trầm cảm hiệu quả lắm đó các ấy ạ!
Tuy nhiên, cơ thể chúng mình không thể tự sản sinh được tryptophan nên teen có thể bổ sung chất này bằng cách măm măm chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, đặc biệt là bí đỏ. Bên cạnh đó, các ấy nhớ tăng cường thực phẩm giàu Vitamin D như cá mòi, cá hồi, cá ngừ nữa nghen!
Cuối cùng là vận động ngoài trời
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là cách để cơ thể tiếp xúc nhiều với không gian thiên nhiên và ánh sáng mặt trời hơn. Mà cơ thể có khỏe mạnh thì tinh thần mới phấn chấn chứ phải không nào? Bên cạnh đó, sự vận động còn sản sinh ra một loại hormone có tác dụng cản trở các yếu tố gây buồn chán. Vậy nên, teen có thể chạy bộ, đi bộ, tập aerobic khoảng 30 phút/lần và 3 lần/tuần cùng với bạn bè, người thân vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tránh cảm giác bị cô lập nha!