Em bé nhỏ, rụt rè, không giống những cô gái học ĐH Ngoại thương năng động khác.
Lần đầu tiên gặp em, tôi trông em như một thiên sứ nhỏ, mái tóc xõa nhẹ trên bờ vai, đôi mắt lạnh và buồn như mùa đông, khóe môi luôn có nụ cười dịu dàng, lơ đãng. Không dưng tôi có cảm giác gặp em ở đâu đấy rồi.
Sau này em tinh nghịch đùa rằng: "Có lẽ anh gặp em từ kiếp trước!". Nhưng không, tôi hiểu vì sao. Tôi là con trai gốc Huế. Và nét đẹp dịu dàng, kiêu sa, bí ẩn của con gái Huế trở thành một hình tượng, một chừng mực trong lòng tôi. Mà em thì trông như thế! Tôi lặng người. Rồi tôi hít một hơi dài lấy can đảm và tiến lại…
***
Quỳnh Anh gọi tôi là chú. Lần đầu tiên tôi nhíu mày:
- Tôi hơn em chỉ bảy tuổi thôi!
Cô bé cười tinh nghịch:
- Ít nhỉ, chú?!
Những lần sau đấy tôi không thắc mắc nữa, dù cũng chẳng thích mình già đi tí nào. Thậm chí tôi cũng xưng "chú" với Quỳnh Anh lúc nào chẳng rõ, và coi đó như một điều hiển nhiên.
- Tại sao gọi tôi bằng chú?
- Để tạo một khoảng cách an toàn! - cô bé nửa đùa nửa thật, vừa lục lục soạn soạn đống bản thảo vừa trả lời.
Tôi bật cười. Hình ảnh thiên sứ nhỏ của tôi hiện về rõ nét. Và bất giác tôi buột miệng:
- Em yên tâm, tôi không yêu em đâu!
Quỳnh Anh ngước lên nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Đó là câu thoại cuối cùng của một bộ phim Hàn Quốc, chú biết không? Chàng trai vừa khóc vừa nói rằng: Em yên tâm đi, tôi không yêu em đâu! - khi cô gái ra đi.
Tôi im lặng nhìn Quỳnh Anh, toan nói: "Tôi cũng sẽ chẳng bao giờ khóc!".
Ừ, thì tôi có khóc đâu, ngay cả khi tôi và em chia tay, điều tôi cho là đau đớn nhất. Nhưng lại thôi. Tôi ngẩn ra nhìn cô bé. Tự tin quá! Quỳnh Anh cao giọng:
- Đừng nhìn… cháu như thế, cháy lòng… cháu còn gì!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
"Đừng lo, chú sẽ không... yêu em đâu"
Em mang tên một loài hoa mà tôi yêu, không, những tên lãng mạn nói chung đều yêu. Mà em cũng giống như một đóa ngọc lan dịu dàng vậy. Nó làm đêm thêm ngọt ngào.
- Ngày xưa bố mẹ em yêu nhau cũng thường đi trên con đường này! - Em nói như thế khi tôi đưa em đến con đường trồng toàn những cây ngọc lan đã to thành cổ thụ.
- Thế là hai người đặt tên cho em là Ngọc Lan?
Em cười thay cho câu trả lời.
- Anh cũng muốn đặt tên cho con gái mình là Ngọc Lan! - Tôi quay sang trêu em.
Em chợt giật mình:
- Không được!
Tôi cười to:
- Ừ nhỉ, con gái không thể trùng tên với mẹ!
Em bước nhanh hơn, cố gắng bỏ rơi tôi lại đằng sau. Nhưng tôi kịp thấy má em ửng hồng…
Quỳnh Anh vừa ra trường. Cô bé chỉ mới 22 tuổi nhưng đã cầm bút từ rất lâu và là một tài năng mới của làng thơ văn nên dễ dàng leo đến vị trí biên tập truyện ngắn của một tờ báo học trò, nơi tôi làm việc.
Tôi là một người trẻ trong số những phóng viên lâu năm và là một người già trong số những "tài năng kiệt xuất" nghịch ngợm, trẻ trung như cô bé. Tòa báo có khá nhiều cộng tác viên trẻ, đa số đều học báo chí. Tôi thường hay bị bọn trẻ xúm lại trêu chọc, dĩ nhiên là do Quỳnh Anh cầm đầu, nhưng cô bé luôn làm tôi khổ sở nhất.
Tôi không sợ bình luận, sửa chữa, tìm ý, tìm lối thoát cho một truyện ngắn, nhưng tôi thật sự không tìm được lối thoát cho mình trong những lần trêu đùa của Quỳnh Anh. Không phải tôi quá hiền lành và rụt rè, trái lại, còn là tuýp con trai láu lỉnh và miệng lưỡi. Nhưng tôi chẳng muốn đôi co với cô bé.
- Tại sao?
- Vì chú là người lớn! Mà người lớn ai lại cãi nhau với con nít bao giờ.
- Hứ! Chú thế thảo nào ế người yêu!
Cô bé ngúng nguẩy. Tôi bật cười. Chắc đang bực lắm! Cãi nhau phải có đối thủ, không có thì chán phèo! Có lần nào Quỳnh Anh nói thế. Nhưng rồi chợt buồn. Người yêu, trái tim tôi run lên, tôi nhớ đến em!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Em mang tên một loài hoa mà tôi yêu...
Em thích nghe tôi hát bài Lối cũ ta về.
- Giọng anh trầm và ấm! - Em siết nhẹ tay tôi.
- Anh không thích hát bài này!
Em nhìn tôi van lơn. Con đường quen dậy mùi thơm nao lòng. "Lối cũ ta về, dường như nhỏ lại trời xanh xanh mãi, một màu ấu thơ… Lối cũ ta về, vườn xưa có còn hoàng hôn buông xuống, thoảng hương ngọc lan…" - tôi im bặt. Em cũng không bảo tôi hát nữa. Bài hát buồn, đâu giống tôi và em…
- Truyện nào của chú cũng mang hơi hướng thất tình, mong ngóng và tiếc nuối! Đó là tâm trạng thật của chú? - Quỳnh Anh bảo.
Tôi cười, cho thêm muỗng đường vào ly cà phê của Quỳnh Anh:
- Con nít ai lại uống cà phê đen đặc thế này!
Cô bé nheo nheo mắt nhìn tôi:
- Cháu không hiểu nổi chú!
- Chú thì hiểu rõ Quỳnh Anh.
- Cháu không tin!
- Ai bắt cháu tin nào!
Nắng chiều hắt vào làm nụ cười của Quỳnh Anh thêm lấp lánh. Quán mở bài nhạc quen thuộc. Quỳnh Anh đổi ly cà phê của tôi - chưa có đường, nhấp một ngụm và không nhăn mặt.
- Cháu quen uống thế này rồi!
- Giỏi nhỉ!
Tôi cầm tách còn lại lên và nhận ra mình cho đường vào tách của Quỳnh Anh quá tay. Tách cà phê ngọt lịm. Giọng cô bé quanh tôi: "Uống cà phê thì phải đắng, như ăn ớt phải cay và yêu thì phải đau khổ vậy". Rồi nói như một triết gia!
- Ai bảo cháu yêu thì phải đau khổ?
Tôi trêu:
- Cháu yêu rồi sao?
- Cháu chả biết là cháu yêu hay chưa! Nhưng chú thì đau khổ đấy thôi! - Cô bé dài giọng.
- Suy luận lung tung! - Tôi cốc nhẹ vào trán Quỳnh Anh.
Cô bé nhăn mặt:
- Chú đừng ỷ là người lớn rồi ăn hiếp cháu nhé! Hai mươi rồi đấy!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Trái tim luôn có lý lẽ riêng...
Em và tôi hay đi uống cà phê cùng nhau. Em rất thích uống cà phê, nhưng tôi biết em không chịu được đắng. Em yếu đuối đến như thế đấy! Em không biết uống trà nữa cơ mà, làm sao uống được cà phê. Khi ốm em thà để vậy chứ không chịu uống thuốc, làm tôi sợ toát cả mồ hôi.
Mỗi lần em gọi cà phê sữa, tôi vẫn thường nháy mắt với chị chủ quán cho thật nhiều sữa, đến độ nó trở thành món sữa - cà phê. Nhưng em không biết. Và em vẫn thường cười đắc thắng với tôi rằng:
- Đấy, ai bảo anh em không biết uống cà phê!
Tôi chỉ cười, vẫy cờ trắng:
- Ừ, anh thua.
Một ngày, em gọi cà phê đen. Cà phê đen thì làm sao cho sữa thật nhiều? Em nhận ra mình vẫn là mình, chả thể khác được.
- Anh chỉ toàn lừa em!
- Cố nhấp một ngụm xem nào! - Tôi bảo.
Em hồ nghi nhìn tôi, rồi cũng nhăn mặt cố gắng làm theo.
- Bây giờ uống trà nhé!
Tôi rót một cốc đầy cho em. Em nói như reo:
- Phan ơi, trà không đắng nữa!
Tôi cười:
- Thấy chưa! Ít ra cũng uống được trà rồi đấy!
Em say mê với phát hiện mới của mình. Tôi thì thầm vào tai em:
- Khi ta vượt qua được thử thách lớn nhất, mọi khó khăn còn lại không đáng sợ nữa!
Em nhìn tôi, cái nhìn khác lạ. Rồi giọng em chợt hoang mang:
- Phan ơi, em sợ…
- Gì thế?
- Không! Không có gì!
***
- Chú là loại người thường làm cho con gái đau khổ! - Quỳnh Anh nhận xét - Môi chú mỏng thế kia, rất là dẻo mồm. Mắt chú lại ướt nữa, đa tình lắm!
- Cháu học xem tướng từ khi nào thế cô bé?
Quỳnh Anh nhún vai, thờ ơ thả bước. Không! Tôi giật lấy khuỷu tay cô bé:
- Đừng đi đường này!
- Cháu thích đi đường này! Lãng mạn lắm đấy! Con đường trồng toàn hoa ngọc lan
Tôi đứng lại, nhìn thẳng cô bé. Quỳnh Anh nhìn tôi khó hiểu.
- Thôi được, tùy chú!
- Cảm ơn!
Quỳnh Anh rẽ sang đường khác, không nhìn tôi, buông một câu chẳng biết vô tình hay cố ý:
- Con đường ta đã dạo chơi/ Xin đừng đi với một người khác em.
Gió thổi tung đám lá khô trên đường. Tôi thấy lòng mình lạnh buốt, dù trời chỉ vừa vào thu.
- Cháu lạnh không?
- Chú hỏi làm gì? Chú có mang áo khoác để khoác lên vai cháu như trong phim đâu!
Tôi giang hai cánh tay ra - cũng chẳng hiểu tại sao lúc ấy mình lại làm như thế.
- Chú có cái này!
Quỳnh Anh nheo mắt:
- Chú định làm cho thêm một người đau khổ đấy à?
Cả hai bật cười. Tóc Quỳnh Anh bay bay trong chiều vồi vội…
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
"Con đường ta đã dạo chơi/ Xin đừng đi với một người khác em"
***
- Em luôn sợ một cái gì đó! Em không hiểu nổi nữa, nhưng em rất sợ… - em nói với tôi như thế.
Tôi vội vàng nắm lấy tay em.
- Anh ở đây!
Em nhìn tôi buồn bã:
- Em sợ vì thế đấy!
Con gái thường có những suy nghĩ quá xa xôi. Tôi đánh trống lảng:
- Trăng vỡ rơi đầy trên tóc em rồi!
Em không nhìn tôi, nói như độc thoại:
- Em sợ vì lúc nào anh cũng thế này!
- Thế nào?
- Lãng mạn và tuyệt vời quá!
Tôi cười thành tiếng, siết nhẹ tay em. Giọng em rơi vào đêm hoang mang:
- Liệu em là người thứ bao nhiêu yêu anh, Phan nhỉ?!
- Anh ở đây!
***
- Có lẽ chú sẽ trăm năm cô đơn, Quỳnh Anh ạ! - Tôi kết thúc câu chuyện của mình bằng cách nói với cô bé như thế. Quỳnh Anh ngước nhìn tôi:
- Cháu đã bảo rồi, chú chỉ toàn làm người ta đau khổ thôi!
- Sao thế nhỉ?
- Làm sao cháu biết được! Có lẽ như chị ấy nói - cô bé trêu tôi - Chú quá tuyệt vời!
Tôi thấp giọng:
- Mỗi khi gặp lại một kỷ niệm, tim chú nhói lên một lần!
Quỳnh Anh gật gù:
- Cháu hiểu mà!
Rồi cô bé mơ màng, như khi nhận xét một tác phẩm:
- Chị ấy yêu chú, nhưng không đủ tự tin để giữ chú.
Tôi sực tỉnh:
- Sao chú lại kể chuyện người lớn cho Quỳnh Anh nghe nhỉ?! Thôi quên đi nhé!
Cô bé lườm tôi:
- Này này, người ta hai mươi rồi đấy!
Chả có lý do gì thỏa đáng cho một sự chia tay. Nhưng nó cứ đến. Em nói nhẹ như gió:
- Phan à, mình chia tay nhé!
Rồi em đi. Tôi ngẩn ngơ đến mức quên không hỏi lý do, cứ đứng chôn chân như thế. Tôi hay viết truyện ngắn, có những đoạn kết lưng lửng để người ta muốn nghĩ sao cũng được. Nhưng đoạn kết của tôi, tôi chưa biết phải nghĩ như thế nào.
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Ừ, chỉ là chia tay thôi mà!
Còn em, em đơn giản lắm. Hay em phức tạp quá đến mức tôi thấy em thật đơn giản. Thiên sứ nhỏ của tôi bay mất. Chia tay. Ừ, chỉ là chia tay thôi mà! Rồi tôi sẽ lại mỉm cười, chờ một ngày mới nắng lên, như các nhân vật của tôi ấy, phải không tôi?
- Chắc chú thường đến đường Ngọc Lan một mình và hát nốt đoạn cuối của bài hát ấy?
- Ừ!
Tôi nhìn Quỳnh Anh và bất chợt cất giọng:
- Dù gió có trút lá úa xuống vườn chiều, bước chân ai đem lang thang về cô liêu, dẫu xa xôi bao nhiêu kỷ niệm cũ, em đã quên hay là vẫn mang theo. Dù cho bên anh em không còn nữa, biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ, người yêu, nay em đã bỏ anh đi, sao em nỡ bỏ anh đi mãi…
- Chú hát hay quá!
Tôi nheo mắt:
- Sao không tặng hoa cho chú?
Quỳnh Anh thì thầm bên tai tôi:
- Nếu cháu là chị ấy, cháu cũng sẽ xa chú!
Tôi chua chát:
- Ừ, vì chú quá tuyệt vời, cháu định nói vậy, phải không?
Gió lao xao. Giọng Quỳnh Anh thay đổi, tinh nghịch, tựa như một con người khác:
- Chú đừng có mà tự tin quá mức cần thiết như thế!
***
- Đừng đi đường này!
Tôi giật mình quay lại. Là em! Chàng trai đi bên cạnh em ngỡ ngàng, bối rối:
- Anh chỉ muốn đưa em đến một nơi...
Em không trả lời, kéo chàng trai ấy về phía con đường khác. Quay lại, em nhìn thấy ánh mắt tôi. Tôi đứng, thẫn thờ. Quỳnh Anh dừng lại theo tôi, yên lặng quan sát. Mà những người nhạy cảm như cô bé thì dễ đoán ra sự việc lắm.
Nhìn nhau, ngượng ngùng. Tôi đành nở một nụ cười. Em gượng gạo nhìn tôi, còn chàng trai kia lịch thiệp cười đáp. Bỗng nhiên, tôi thấy gì đó âm ấm và mềm mại, tựa như có một chú mèo con tinh nghịch đang len vào cánh tay mình.
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Ngày mai, tại nơi bình minh bắt đầu...
Quỳnh Anh chợt nép sát và ôm lấy tôi. Em thoáng ngạc nhiên rồi thật sự mỉm cười. Rồi em kéo chàng trai kia đi nhanh, sau một cái gật đầu tạm biệt, nhẹ như một chiếc lá chao giữa mùa thu, bay ngang, và bay qua.
Quỳnh Anh cố rút tay ra. Tôi giữ chặt.
- Ôm chú thêm một lát nữa! Họ vẫn chưa đi khuất mà!
Cô bé nhìn tôi:
- Cháu làm thế không phải vì chú đâu, vì chị ấy!
- Vì ai cũng được!
- Chú Phan, chị ấy cũng không đi trên con đường Ngọc Lan với một người khác chú!
Tôi mỉm cười.
- Trái tim chú có nhói lên không? - Quỳnh Anh tinh nghịch hỏi tôi.
- Ừ, lạ thật, chú quên mất. Hình như nó có nhói lên một chút!
- Thả cháu ra, họ đi khuất rồi!
Tôi thấy mình ngẩn ngơ:
- Quỳnh Anh, chú…
Em đặt ngón tay xinh xinh lên môi tôi với một điệu bộ thật tinh nghịch trẻ con:
- Xuỵt, chú không được nói nữa!
Tôi nhìn, khó hiểu. Tiếng Quỳnh Anh thầm thì:
- Cháu không muốn nghe gì từ một người vẫn còn thuộc về hôm qua. Ngày mai, chú nhé! Mai là một ngày mới! Ngày mai là nơi bình minh bắt đầu! Và ngày mai, cháu sẽ tự tin hơn!
Tôi mỉm cười và nhìn sâu vào đôi mắt trong veo:
- Ừ, ngày mai! Ngày mai nhé! Chú sẽ nói với Quỳnh Anh tất cả những gì chú đã nghĩ, đang nghĩ ngay tại đây, nơi bình minh bắt đầu, có được không?!
* * *
Lần đầu tiên gặp em, tôi trông em như một thiên sứ nhỏ, mái tóc xõa nhẹ trên bờ vai, đôi mắt lạnh và buồn như mùa đông, khóe môi luôn có nụ cười dịu dàng, lơ đãng. Không dưng tôi có cảm giác gặp em ở đâu đấy rồi.
Sau này em tinh nghịch đùa rằng: "Có lẽ anh gặp em từ kiếp trước!". Nhưng không, tôi hiểu vì sao. Tôi là con trai gốc Huế. Và nét đẹp dịu dàng, kiêu sa, bí ẩn của con gái Huế trở thành một hình tượng, một chừng mực trong lòng tôi. Mà em thì trông như thế! Tôi lặng người. Rồi tôi hít một hơi dài lấy can đảm và tiến lại…
***
Quỳnh Anh gọi tôi là chú. Lần đầu tiên tôi nhíu mày:
- Tôi hơn em chỉ bảy tuổi thôi!
Cô bé cười tinh nghịch:
- Ít nhỉ, chú?!
Những lần sau đấy tôi không thắc mắc nữa, dù cũng chẳng thích mình già đi tí nào. Thậm chí tôi cũng xưng "chú" với Quỳnh Anh lúc nào chẳng rõ, và coi đó như một điều hiển nhiên.
- Tại sao gọi tôi bằng chú?
- Để tạo một khoảng cách an toàn! - cô bé nửa đùa nửa thật, vừa lục lục soạn soạn đống bản thảo vừa trả lời.
Tôi bật cười. Hình ảnh thiên sứ nhỏ của tôi hiện về rõ nét. Và bất giác tôi buột miệng:
- Em yên tâm, tôi không yêu em đâu!
Quỳnh Anh ngước lên nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Đó là câu thoại cuối cùng của một bộ phim Hàn Quốc, chú biết không? Chàng trai vừa khóc vừa nói rằng: Em yên tâm đi, tôi không yêu em đâu! - khi cô gái ra đi.
Tôi im lặng nhìn Quỳnh Anh, toan nói: "Tôi cũng sẽ chẳng bao giờ khóc!".
Ừ, thì tôi có khóc đâu, ngay cả khi tôi và em chia tay, điều tôi cho là đau đớn nhất. Nhưng lại thôi. Tôi ngẩn ra nhìn cô bé. Tự tin quá! Quỳnh Anh cao giọng:
- Đừng nhìn… cháu như thế, cháy lòng… cháu còn gì!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
"Đừng lo, chú sẽ không... yêu em đâu"
Em mang tên một loài hoa mà tôi yêu, không, những tên lãng mạn nói chung đều yêu. Mà em cũng giống như một đóa ngọc lan dịu dàng vậy. Nó làm đêm thêm ngọt ngào.
- Ngày xưa bố mẹ em yêu nhau cũng thường đi trên con đường này! - Em nói như thế khi tôi đưa em đến con đường trồng toàn những cây ngọc lan đã to thành cổ thụ.
- Thế là hai người đặt tên cho em là Ngọc Lan?
Em cười thay cho câu trả lời.
- Anh cũng muốn đặt tên cho con gái mình là Ngọc Lan! - Tôi quay sang trêu em.
Em chợt giật mình:
- Không được!
Tôi cười to:
- Ừ nhỉ, con gái không thể trùng tên với mẹ!
Em bước nhanh hơn, cố gắng bỏ rơi tôi lại đằng sau. Nhưng tôi kịp thấy má em ửng hồng…
Quỳnh Anh vừa ra trường. Cô bé chỉ mới 22 tuổi nhưng đã cầm bút từ rất lâu và là một tài năng mới của làng thơ văn nên dễ dàng leo đến vị trí biên tập truyện ngắn của một tờ báo học trò, nơi tôi làm việc.
Tôi là một người trẻ trong số những phóng viên lâu năm và là một người già trong số những "tài năng kiệt xuất" nghịch ngợm, trẻ trung như cô bé. Tòa báo có khá nhiều cộng tác viên trẻ, đa số đều học báo chí. Tôi thường hay bị bọn trẻ xúm lại trêu chọc, dĩ nhiên là do Quỳnh Anh cầm đầu, nhưng cô bé luôn làm tôi khổ sở nhất.
Tôi không sợ bình luận, sửa chữa, tìm ý, tìm lối thoát cho một truyện ngắn, nhưng tôi thật sự không tìm được lối thoát cho mình trong những lần trêu đùa của Quỳnh Anh. Không phải tôi quá hiền lành và rụt rè, trái lại, còn là tuýp con trai láu lỉnh và miệng lưỡi. Nhưng tôi chẳng muốn đôi co với cô bé.
- Tại sao?
- Vì chú là người lớn! Mà người lớn ai lại cãi nhau với con nít bao giờ.
- Hứ! Chú thế thảo nào ế người yêu!
Cô bé ngúng nguẩy. Tôi bật cười. Chắc đang bực lắm! Cãi nhau phải có đối thủ, không có thì chán phèo! Có lần nào Quỳnh Anh nói thế. Nhưng rồi chợt buồn. Người yêu, trái tim tôi run lên, tôi nhớ đến em!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Em mang tên một loài hoa mà tôi yêu...
Em thích nghe tôi hát bài Lối cũ ta về.
- Giọng anh trầm và ấm! - Em siết nhẹ tay tôi.
- Anh không thích hát bài này!
Em nhìn tôi van lơn. Con đường quen dậy mùi thơm nao lòng. "Lối cũ ta về, dường như nhỏ lại trời xanh xanh mãi, một màu ấu thơ… Lối cũ ta về, vườn xưa có còn hoàng hôn buông xuống, thoảng hương ngọc lan…" - tôi im bặt. Em cũng không bảo tôi hát nữa. Bài hát buồn, đâu giống tôi và em…
- Truyện nào của chú cũng mang hơi hướng thất tình, mong ngóng và tiếc nuối! Đó là tâm trạng thật của chú? - Quỳnh Anh bảo.
Tôi cười, cho thêm muỗng đường vào ly cà phê của Quỳnh Anh:
- Con nít ai lại uống cà phê đen đặc thế này!
Cô bé nheo nheo mắt nhìn tôi:
- Cháu không hiểu nổi chú!
- Chú thì hiểu rõ Quỳnh Anh.
- Cháu không tin!
- Ai bắt cháu tin nào!
Nắng chiều hắt vào làm nụ cười của Quỳnh Anh thêm lấp lánh. Quán mở bài nhạc quen thuộc. Quỳnh Anh đổi ly cà phê của tôi - chưa có đường, nhấp một ngụm và không nhăn mặt.
- Cháu quen uống thế này rồi!
- Giỏi nhỉ!
Tôi cầm tách còn lại lên và nhận ra mình cho đường vào tách của Quỳnh Anh quá tay. Tách cà phê ngọt lịm. Giọng cô bé quanh tôi: "Uống cà phê thì phải đắng, như ăn ớt phải cay và yêu thì phải đau khổ vậy". Rồi nói như một triết gia!
- Ai bảo cháu yêu thì phải đau khổ?
Tôi trêu:
- Cháu yêu rồi sao?
- Cháu chả biết là cháu yêu hay chưa! Nhưng chú thì đau khổ đấy thôi! - Cô bé dài giọng.
- Suy luận lung tung! - Tôi cốc nhẹ vào trán Quỳnh Anh.
Cô bé nhăn mặt:
- Chú đừng ỷ là người lớn rồi ăn hiếp cháu nhé! Hai mươi rồi đấy!
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Trái tim luôn có lý lẽ riêng...
Em và tôi hay đi uống cà phê cùng nhau. Em rất thích uống cà phê, nhưng tôi biết em không chịu được đắng. Em yếu đuối đến như thế đấy! Em không biết uống trà nữa cơ mà, làm sao uống được cà phê. Khi ốm em thà để vậy chứ không chịu uống thuốc, làm tôi sợ toát cả mồ hôi.
Mỗi lần em gọi cà phê sữa, tôi vẫn thường nháy mắt với chị chủ quán cho thật nhiều sữa, đến độ nó trở thành món sữa - cà phê. Nhưng em không biết. Và em vẫn thường cười đắc thắng với tôi rằng:
- Đấy, ai bảo anh em không biết uống cà phê!
Tôi chỉ cười, vẫy cờ trắng:
- Ừ, anh thua.
Một ngày, em gọi cà phê đen. Cà phê đen thì làm sao cho sữa thật nhiều? Em nhận ra mình vẫn là mình, chả thể khác được.
- Anh chỉ toàn lừa em!
- Cố nhấp một ngụm xem nào! - Tôi bảo.
Em hồ nghi nhìn tôi, rồi cũng nhăn mặt cố gắng làm theo.
- Bây giờ uống trà nhé!
Tôi rót một cốc đầy cho em. Em nói như reo:
- Phan ơi, trà không đắng nữa!
Tôi cười:
- Thấy chưa! Ít ra cũng uống được trà rồi đấy!
Em say mê với phát hiện mới của mình. Tôi thì thầm vào tai em:
- Khi ta vượt qua được thử thách lớn nhất, mọi khó khăn còn lại không đáng sợ nữa!
Em nhìn tôi, cái nhìn khác lạ. Rồi giọng em chợt hoang mang:
- Phan ơi, em sợ…
- Gì thế?
- Không! Không có gì!
***
- Chú là loại người thường làm cho con gái đau khổ! - Quỳnh Anh nhận xét - Môi chú mỏng thế kia, rất là dẻo mồm. Mắt chú lại ướt nữa, đa tình lắm!
- Cháu học xem tướng từ khi nào thế cô bé?
Quỳnh Anh nhún vai, thờ ơ thả bước. Không! Tôi giật lấy khuỷu tay cô bé:
- Đừng đi đường này!
- Cháu thích đi đường này! Lãng mạn lắm đấy! Con đường trồng toàn hoa ngọc lan
Tôi đứng lại, nhìn thẳng cô bé. Quỳnh Anh nhìn tôi khó hiểu.
- Thôi được, tùy chú!
- Cảm ơn!
Quỳnh Anh rẽ sang đường khác, không nhìn tôi, buông một câu chẳng biết vô tình hay cố ý:
- Con đường ta đã dạo chơi/ Xin đừng đi với một người khác em.
Gió thổi tung đám lá khô trên đường. Tôi thấy lòng mình lạnh buốt, dù trời chỉ vừa vào thu.
- Cháu lạnh không?
- Chú hỏi làm gì? Chú có mang áo khoác để khoác lên vai cháu như trong phim đâu!
Tôi giang hai cánh tay ra - cũng chẳng hiểu tại sao lúc ấy mình lại làm như thế.
- Chú có cái này!
Quỳnh Anh nheo mắt:
- Chú định làm cho thêm một người đau khổ đấy à?
Cả hai bật cười. Tóc Quỳnh Anh bay bay trong chiều vồi vội…
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
"Con đường ta đã dạo chơi/ Xin đừng đi với một người khác em"
***
- Em luôn sợ một cái gì đó! Em không hiểu nổi nữa, nhưng em rất sợ… - em nói với tôi như thế.
Tôi vội vàng nắm lấy tay em.
- Anh ở đây!
Em nhìn tôi buồn bã:
- Em sợ vì thế đấy!
Con gái thường có những suy nghĩ quá xa xôi. Tôi đánh trống lảng:
- Trăng vỡ rơi đầy trên tóc em rồi!
Em không nhìn tôi, nói như độc thoại:
- Em sợ vì lúc nào anh cũng thế này!
- Thế nào?
- Lãng mạn và tuyệt vời quá!
Tôi cười thành tiếng, siết nhẹ tay em. Giọng em rơi vào đêm hoang mang:
- Liệu em là người thứ bao nhiêu yêu anh, Phan nhỉ?!
- Anh ở đây!
***
- Có lẽ chú sẽ trăm năm cô đơn, Quỳnh Anh ạ! - Tôi kết thúc câu chuyện của mình bằng cách nói với cô bé như thế. Quỳnh Anh ngước nhìn tôi:
- Cháu đã bảo rồi, chú chỉ toàn làm người ta đau khổ thôi!
- Sao thế nhỉ?
- Làm sao cháu biết được! Có lẽ như chị ấy nói - cô bé trêu tôi - Chú quá tuyệt vời!
Tôi thấp giọng:
- Mỗi khi gặp lại một kỷ niệm, tim chú nhói lên một lần!
Quỳnh Anh gật gù:
- Cháu hiểu mà!
Rồi cô bé mơ màng, như khi nhận xét một tác phẩm:
- Chị ấy yêu chú, nhưng không đủ tự tin để giữ chú.
Tôi sực tỉnh:
- Sao chú lại kể chuyện người lớn cho Quỳnh Anh nghe nhỉ?! Thôi quên đi nhé!
Cô bé lườm tôi:
- Này này, người ta hai mươi rồi đấy!
Chả có lý do gì thỏa đáng cho một sự chia tay. Nhưng nó cứ đến. Em nói nhẹ như gió:
- Phan à, mình chia tay nhé!
Rồi em đi. Tôi ngẩn ngơ đến mức quên không hỏi lý do, cứ đứng chôn chân như thế. Tôi hay viết truyện ngắn, có những đoạn kết lưng lửng để người ta muốn nghĩ sao cũng được. Nhưng đoạn kết của tôi, tôi chưa biết phải nghĩ như thế nào.
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Ừ, chỉ là chia tay thôi mà!
Còn em, em đơn giản lắm. Hay em phức tạp quá đến mức tôi thấy em thật đơn giản. Thiên sứ nhỏ của tôi bay mất. Chia tay. Ừ, chỉ là chia tay thôi mà! Rồi tôi sẽ lại mỉm cười, chờ một ngày mới nắng lên, như các nhân vật của tôi ấy, phải không tôi?
- Chắc chú thường đến đường Ngọc Lan một mình và hát nốt đoạn cuối của bài hát ấy?
- Ừ!
Tôi nhìn Quỳnh Anh và bất chợt cất giọng:
- Dù gió có trút lá úa xuống vườn chiều, bước chân ai đem lang thang về cô liêu, dẫu xa xôi bao nhiêu kỷ niệm cũ, em đã quên hay là vẫn mang theo. Dù cho bên anh em không còn nữa, biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ, người yêu, nay em đã bỏ anh đi, sao em nỡ bỏ anh đi mãi…
- Chú hát hay quá!
Tôi nheo mắt:
- Sao không tặng hoa cho chú?
Quỳnh Anh thì thầm bên tai tôi:
- Nếu cháu là chị ấy, cháu cũng sẽ xa chú!
Tôi chua chát:
- Ừ, vì chú quá tuyệt vời, cháu định nói vậy, phải không?
Gió lao xao. Giọng Quỳnh Anh thay đổi, tinh nghịch, tựa như một con người khác:
- Chú đừng có mà tự tin quá mức cần thiết như thế!
***
- Đừng đi đường này!
Tôi giật mình quay lại. Là em! Chàng trai đi bên cạnh em ngỡ ngàng, bối rối:
- Anh chỉ muốn đưa em đến một nơi...
Em không trả lời, kéo chàng trai ấy về phía con đường khác. Quay lại, em nhìn thấy ánh mắt tôi. Tôi đứng, thẫn thờ. Quỳnh Anh dừng lại theo tôi, yên lặng quan sát. Mà những người nhạy cảm như cô bé thì dễ đoán ra sự việc lắm.
Nhìn nhau, ngượng ngùng. Tôi đành nở một nụ cười. Em gượng gạo nhìn tôi, còn chàng trai kia lịch thiệp cười đáp. Bỗng nhiên, tôi thấy gì đó âm ấm và mềm mại, tựa như có một chú mèo con tinh nghịch đang len vào cánh tay mình.
Đừng lo, chú sẽ không.. yêu em đâu!
Ngày mai, tại nơi bình minh bắt đầu...
Quỳnh Anh chợt nép sát và ôm lấy tôi. Em thoáng ngạc nhiên rồi thật sự mỉm cười. Rồi em kéo chàng trai kia đi nhanh, sau một cái gật đầu tạm biệt, nhẹ như một chiếc lá chao giữa mùa thu, bay ngang, và bay qua.
Quỳnh Anh cố rút tay ra. Tôi giữ chặt.
- Ôm chú thêm một lát nữa! Họ vẫn chưa đi khuất mà!
Cô bé nhìn tôi:
- Cháu làm thế không phải vì chú đâu, vì chị ấy!
- Vì ai cũng được!
- Chú Phan, chị ấy cũng không đi trên con đường Ngọc Lan với một người khác chú!
Tôi mỉm cười.
- Trái tim chú có nhói lên không? - Quỳnh Anh tinh nghịch hỏi tôi.
- Ừ, lạ thật, chú quên mất. Hình như nó có nhói lên một chút!
- Thả cháu ra, họ đi khuất rồi!
Tôi thấy mình ngẩn ngơ:
- Quỳnh Anh, chú…
Em đặt ngón tay xinh xinh lên môi tôi với một điệu bộ thật tinh nghịch trẻ con:
- Xuỵt, chú không được nói nữa!
Tôi nhìn, khó hiểu. Tiếng Quỳnh Anh thầm thì:
- Cháu không muốn nghe gì từ một người vẫn còn thuộc về hôm qua. Ngày mai, chú nhé! Mai là một ngày mới! Ngày mai là nơi bình minh bắt đầu! Và ngày mai, cháu sẽ tự tin hơn!
Tôi mỉm cười và nhìn sâu vào đôi mắt trong veo:
- Ừ, ngày mai! Ngày mai nhé! Chú sẽ nói với Quỳnh Anh tất cả những gì chú đã nghĩ, đang nghĩ ngay tại đây, nơi bình minh bắt đầu, có được không?!
* * *