Trước khi bước sang năm 2012 với nhiều hoài nghi về ngày tận thế, đêm nay giới trẻ sẽ được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần. Tại Hà Nội và TP.HCM, CLB thiên văn có tổ chức quan sát hiện tượng này.
Theo bạn Nguyễn Ngọc Khánh, chủ nhiệm Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội, tối nay, các thành viên của hội sẽ tổ chức quan sát nguyệt thực toàn phần tại trước sân vận động Mỹ Đình. Thời gian bắt đầu là 18h30, tại cổng chính của sân vận động, bất kỳ ai muốn tham gia đều có thể đến đây và gặp gỡ, cùng chiêm ngưỡng với các thành viên của hội
Khánh cho biết: "Theo thông tin từ dự báo thời tiết thì đến khoảng 17h chiều nay trời sẽ hết mây, tới 19h thì trời quang. Nếu chính xác như vậy thì điều kiện đó rất lý tưởng cho việc quan sát nguyệt thực, ban tổ chức quan sát hi vọng rằng ông trời không có sự biến chuyển nào khác để mọi người được chiêm ngưỡng hiện tượng này".
Thông thường, vào những dịp nguyệt thực, nhật thực, các bạn trẻ thường đến quan sát cùng với các thành viên của Hội thiên văn Nghiệp dư Hà Nội. Bởi tại đó mọi người không chỉ được xem trực tiếp bằng mắt mà còn xem qua kính thiên văn, được các thành viên trong hội chia sẻ thêm những điều kỳ thú trong giải ngân hà.
Trong khi đó, tại TP.HCM, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có thể đến sân thể thao Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (cổng vào sân cách cổng chính trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trên đường Nguyễn Văn Cừ khoảng 30m, có khu gửi xe ngay cổng vào).
Thời gian quan sát tại TP.HCM là từ 19h30 tới 23h tối nay (10/12), các bạn học sinh trường TPHT Lê Hồng Phong và toàn thể người yêu thích thiên văn quan tâm tới sự kiện này đều có thể đến tham dự.
Tại Tiền Giang, theo thông tin từ Hội Thiên văn học sinh sinh viên, từ 19h30, các bạn trẻ cũng tổ chức quan sát tại nơi rất rộng rãi, ở đường Xóm Dầu, phường 3, TP. Mỹ Tho.
Cụ thể sự chuyển biến của nguyệt thực tối nay như sau:
Mặt Trăng sẽ bắt đầu giai đoạn nửa tối vào lúc 11h33 UT (Universal Time, gần chính xác với giờ GMT), tức là tương đương với 18h33 giờ Việt Nam, trong giai đoạn này Mặt Trăng chỉ tối đi một chút và bắt đầu chuyển sang sắc đỏ.
- 19h45, giai đoạn nguyệt thực một phần bắt đầu, một phần của Mặt Trăng bắt đầu đỏ thẫm hơn và rất tối, vùng bị che khuất này tiếp tục lớn dần đến 21h06
- 21h06, nguyệt thực toàn phần chính thức bắt đầu, toàn bộ Mặt Trăng bị che khuất chỉ còn màu đỏ rất sẫm và tối. Đây chính là giai đoạn chính của quá trình nguyệt thực.
- 21h57, Nguyệt thực toàn phần kết thúc và Mặt Trăng bắt đầu được chiếu sáng một phần, quá trình nguyệt thực một phần lúc trước diễn ra ngược lại.
- 23h17, nguyệt thực một phần kết thúc và chuyển sang giai đoạn cuối cùng là nguyệt thực nửa tối.
- 00h30 ngày 11/12, nguyệt thực nửa tối chấm dứt, kết thúc toàn bộ hiện tượng.
Như vậy tổng thời gian từ khi bắt đầu giai đoạn nửa tối lúc đầu cho tới lúc kết thúc toàn bộ hiện tượng là 5 giờ 57 phút và thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần là 51 phút.
Theo bạn Nguyễn Ngọc Khánh, chủ nhiệm Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội, tối nay, các thành viên của hội sẽ tổ chức quan sát nguyệt thực toàn phần tại trước sân vận động Mỹ Đình. Thời gian bắt đầu là 18h30, tại cổng chính của sân vận động, bất kỳ ai muốn tham gia đều có thể đến đây và gặp gỡ, cùng chiêm ngưỡng với các thành viên của hội
Khánh cho biết: "Theo thông tin từ dự báo thời tiết thì đến khoảng 17h chiều nay trời sẽ hết mây, tới 19h thì trời quang. Nếu chính xác như vậy thì điều kiện đó rất lý tưởng cho việc quan sát nguyệt thực, ban tổ chức quan sát hi vọng rằng ông trời không có sự biến chuyển nào khác để mọi người được chiêm ngưỡng hiện tượng này".
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần
Thông thường, vào những dịp nguyệt thực, nhật thực, các bạn trẻ thường đến quan sát cùng với các thành viên của Hội thiên văn Nghiệp dư Hà Nội. Bởi tại đó mọi người không chỉ được xem trực tiếp bằng mắt mà còn xem qua kính thiên văn, được các thành viên trong hội chia sẻ thêm những điều kỳ thú trong giải ngân hà.
Trong khi đó, tại TP.HCM, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có thể đến sân thể thao Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (cổng vào sân cách cổng chính trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trên đường Nguyễn Văn Cừ khoảng 30m, có khu gửi xe ngay cổng vào).
Thời gian quan sát tại TP.HCM là từ 19h30 tới 23h tối nay (10/12), các bạn học sinh trường TPHT Lê Hồng Phong và toàn thể người yêu thích thiên văn quan tâm tới sự kiện này đều có thể đến tham dự.
Tại Tiền Giang, theo thông tin từ Hội Thiên văn học sinh sinh viên, từ 19h30, các bạn trẻ cũng tổ chức quan sát tại nơi rất rộng rãi, ở đường Xóm Dầu, phường 3, TP. Mỹ Tho.
Cụ thể sự chuyển biến của nguyệt thực tối nay như sau:
Mặt Trăng sẽ bắt đầu giai đoạn nửa tối vào lúc 11h33 UT (Universal Time, gần chính xác với giờ GMT), tức là tương đương với 18h33 giờ Việt Nam, trong giai đoạn này Mặt Trăng chỉ tối đi một chút và bắt đầu chuyển sang sắc đỏ.
- 19h45, giai đoạn nguyệt thực một phần bắt đầu, một phần của Mặt Trăng bắt đầu đỏ thẫm hơn và rất tối, vùng bị che khuất này tiếp tục lớn dần đến 21h06
- 21h06, nguyệt thực toàn phần chính thức bắt đầu, toàn bộ Mặt Trăng bị che khuất chỉ còn màu đỏ rất sẫm và tối. Đây chính là giai đoạn chính của quá trình nguyệt thực.
- 21h57, Nguyệt thực toàn phần kết thúc và Mặt Trăng bắt đầu được chiếu sáng một phần, quá trình nguyệt thực một phần lúc trước diễn ra ngược lại.
- 23h17, nguyệt thực một phần kết thúc và chuyển sang giai đoạn cuối cùng là nguyệt thực nửa tối.
- 00h30 ngày 11/12, nguyệt thực nửa tối chấm dứt, kết thúc toàn bộ hiện tượng.
Như vậy tổng thời gian từ khi bắt đầu giai đoạn nửa tối lúc đầu cho tới lúc kết thúc toàn bộ hiện tượng là 5 giờ 57 phút và thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần là 51 phút.