Mới đây, chú hổ từng bị nhóm thanh niên “ngổ ngáo” nhảy qua rào vào trêu chọc và “xỉa răng” đã suýt bị sổng chuồng. Rất may, khi đã trèo lên nóc chuồng ở vườn thú Hà Nội, chú hổ 7 tháng tuổi định chui ra nhưng bị mắc kẹt phần hông vì khe giữa hai song sắt quá nhỏ.
Sau việc một nhóm thanh niên khi vào chơi vườn thú đã nhảy qua hàng rào cấm để vào dùng que, gậy trêu chọc và ‘xỉa răng” cho hổ, mới đây, chỉ cách sau vụ việc đó không lâu, chú hổ từng bị “xỉa răng” đã suýt sổng chuồng vào ngày 12/11.
Để xác minh sự việc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Cúc Phương, Phó TGĐ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội, bà Phương đã xác nhận có vụ hổ trèo, thò đầu lên khỏi nóc chuồng nuôi. Chú hổ này nằm trong bầy hổ được 2 thanh niên “chơi ngông” xỉa răng cho chúng.
Tuy nhiên, đây không phải là hổ trưởng thành mà là 1 trong 4 chú hổ con mới sinh ra hồi tháng 4/2011 tại vườn thú. Con vật bám vào các thanh ngang của song sắt chuồng nuôi, leo dần lên cao. Cuối cùng, nó leo được tới nóc, cao 9m tính từ mặt đất.
Khi đã trèo lên nóc chuồng, chú hổ 7 tháng tuổi định chui ra nhưng bị mắc kẹt phần hông vì khe giữa hai song sắt quá nhỏ. “Cái này nằm trong thiết kế chuồng trại của vườn thú. Chúng tôi bố trí song sắt rất dày, để ngay cả hổ con cũng không thể chui ra. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất với chúng tôi là con vật lại có khả năng leo cao đến như thế. Có thể nói là hy hữu, chưa từng xảy ra từ trước tới nay tại Vườn thú Hà Nội. Bình thường chỉ có báo mới leo cao, còn hổ chỉ nhảy cao mà thôi.” - bà Phương cho hay.
Lực lượng bảo vệ có mặt ngay sau đó để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, họ không dám tác động ngay vì sợ nó giật mình, rơi xuống đất, gặp chấn thương. Khoảng 30 phút sau, một nhóm bảo vệ khoảng 6-7 người đã dùng cái vợt lớn, chụp lấy chú hổ, từ từ đưa chú trở lại chuồng nuôi.
Sau khi đưa con vật trở lại chuồng nuôi, vườn thú đã lập tức cho lắp đặt thêm một đoạn tôn ở lưng chừng hàng rào, đề phòng trường hợp con vật có leo lên lần nữa thì bị trơn trượt, phải tự tụt xuống. Ngoài ra, phần mái chuồng nuôi cũng được gia cố thêm một lớp lưới sắt B40.
Sau việc một nhóm thanh niên khi vào chơi vườn thú đã nhảy qua hàng rào cấm để vào dùng que, gậy trêu chọc và ‘xỉa răng” cho hổ, mới đây, chỉ cách sau vụ việc đó không lâu, chú hổ từng bị “xỉa răng” đã suýt sổng chuồng vào ngày 12/11.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Chú hổ suýt bị sổng chuồng
Chú hổ suýt bị sổng chuồng
Để xác minh sự việc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Cúc Phương, Phó TGĐ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội, bà Phương đã xác nhận có vụ hổ trèo, thò đầu lên khỏi nóc chuồng nuôi. Chú hổ này nằm trong bầy hổ được 2 thanh niên “chơi ngông” xỉa răng cho chúng.
Tuy nhiên, đây không phải là hổ trưởng thành mà là 1 trong 4 chú hổ con mới sinh ra hồi tháng 4/2011 tại vườn thú. Con vật bám vào các thanh ngang của song sắt chuồng nuôi, leo dần lên cao. Cuối cùng, nó leo được tới nóc, cao 9m tính từ mặt đất.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Các nhân viên vườn thú đang đưa chú hổ xuống chuồng
Các nhân viên vườn thú đang đưa chú hổ xuống chuồng
Khi đã trèo lên nóc chuồng, chú hổ 7 tháng tuổi định chui ra nhưng bị mắc kẹt phần hông vì khe giữa hai song sắt quá nhỏ. “Cái này nằm trong thiết kế chuồng trại của vườn thú. Chúng tôi bố trí song sắt rất dày, để ngay cả hổ con cũng không thể chui ra. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất với chúng tôi là con vật lại có khả năng leo cao đến như thế. Có thể nói là hy hữu, chưa từng xảy ra từ trước tới nay tại Vườn thú Hà Nội. Bình thường chỉ có báo mới leo cao, còn hổ chỉ nhảy cao mà thôi.” - bà Phương cho hay.
Lực lượng bảo vệ có mặt ngay sau đó để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, họ không dám tác động ngay vì sợ nó giật mình, rơi xuống đất, gặp chấn thương. Khoảng 30 phút sau, một nhóm bảo vệ khoảng 6-7 người đã dùng cái vợt lớn, chụp lấy chú hổ, từ từ đưa chú trở lại chuồng nuôi.
Sau khi đưa con vật trở lại chuồng nuôi, vườn thú đã lập tức cho lắp đặt thêm một đoạn tôn ở lưng chừng hàng rào, đề phòng trường hợp con vật có leo lên lần nữa thì bị trơn trượt, phải tự tụt xuống. Ngoài ra, phần mái chuồng nuôi cũng được gia cố thêm một lớp lưới sắt B40.