(VTC News) - NASA khẳng định sứ mệnh Kepler của họ đã phát hiện ra một hành tinh với lớp nước trên bề mặt mà con người có thể sinh sống giống như Trái đất.
Kepler-22b là tên mà các nhà khoa học NASA đặt cho một hành tinh có quỹ đạo nhỏ nhất trong khoảng giữa của vùng có khả năng cư trú, cách chúng ta 600 năm ánh sáng. Hành tinh này có kích thước lớn gấp khoảng 2.4 lần Trái đất và quay quanh một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta trong chu kì 290 ngày. Tuy nhiên, ngôi sao này có phần nhỏ và nhiệt độ thấp hơn so với Mặt trời.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được thành phần chủ đạo của Kepler-22b là đá, khí hay chất lỏng. Ông Douglas Hudgins, một nhà khoa học làm việc trong sứ mệnh Kepler tại trụ sở NASA, Washington cho biết: "Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường tìm kiếm người anh em song sinh với Trái đất. Kết quả này của sứ mệnh Kepler đã chứng minh tầm quan trọng của các nhiệm vụ khoa học ở NASA nhằm tìm ra câu trả lời cho dấu hỏi về vị trí của chúng ta trong vũ trụ này."
Hình ảnh mô tả Kepler-22b do các nhà khoa học NASA phác thảo
Bắt đầu khởi động vào ngày 6/3/2009, sứ mệnh Kepler có nhiệm vụ quan sát hơn 156.000 ngôi sao và phát hiện ra các hành tinh bằng cách theo dõi những thay đổi về độ sáng của các ngôi sao khi có hành tinh nào đó đi ngang qua. Giáo sư William Borucki, người chủ nhiệm sứ mệnh Kepler đã đặt cho Kepler-22b cái tên "Hành tinh Giáng sinh"; nguyên nhân là vì quyết định chính thức về phát hiện này sẽ được công bố vào ngày 22/12 như một món quà giáng sinh tuyệt vời của các nhà khoa học.
Hành tinh mới phát hiện nằm ở khoảng giữa của vùng có khả năng cư trú, nơi có nhiệt độ phù hợp cho sự tồn tại của chất lỏng trên bề mặt. Những hành tinh có khả năng tồn tại sự sống trước đây hầu hết đều được phát hiện tại rìa của vùng cư trú, nơi có nhiệt độ và điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Borucki cho biết, nếu như được cấu tạo bằng nền đá thì bề mặt của hành tinh này có nhiệt độ vào khoảng 21 độ C và mọi người hi vọng là nó có một bề mặt ổn định chứ không phải hành tinh khí hay chất lỏng. Ông cũng cho biết, những hành tinh có điều kiện tốt như vậy không hề tồn tại trong hệ Mặt trời của chúng ta.
Trong số 54 trường hợp các hành tinh được báo cáo có khả năng sinh sống vào tháng 2/2011 thì chỉ duy nhất Kepler-22b là được xác nhận. Nhóm nghiên cứu Kepler đã đưa ra 1094 trường hợp mới, đưa tổng số hành tinh có khả năng sinh sống lên con số 2326; trong số có có 207 hành tinh có kích cỡ tương đương Trái đất và 680 hành tinh có kích thước lớn hơn Trái đất nhiều lần.
Tùng Đinh
Kepler-22b là tên mà các nhà khoa học NASA đặt cho một hành tinh có quỹ đạo nhỏ nhất trong khoảng giữa của vùng có khả năng cư trú, cách chúng ta 600 năm ánh sáng. Hành tinh này có kích thước lớn gấp khoảng 2.4 lần Trái đất và quay quanh một ngôi sao như Mặt trời của chúng ta trong chu kì 290 ngày. Tuy nhiên, ngôi sao này có phần nhỏ và nhiệt độ thấp hơn so với Mặt trời.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được thành phần chủ đạo của Kepler-22b là đá, khí hay chất lỏng. Ông Douglas Hudgins, một nhà khoa học làm việc trong sứ mệnh Kepler tại trụ sở NASA, Washington cho biết: "Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường tìm kiếm người anh em song sinh với Trái đất. Kết quả này của sứ mệnh Kepler đã chứng minh tầm quan trọng của các nhiệm vụ khoa học ở NASA nhằm tìm ra câu trả lời cho dấu hỏi về vị trí của chúng ta trong vũ trụ này."
Hình ảnh mô tả Kepler-22b do các nhà khoa học NASA phác thảo
Bắt đầu khởi động vào ngày 6/3/2009, sứ mệnh Kepler có nhiệm vụ quan sát hơn 156.000 ngôi sao và phát hiện ra các hành tinh bằng cách theo dõi những thay đổi về độ sáng của các ngôi sao khi có hành tinh nào đó đi ngang qua. Giáo sư William Borucki, người chủ nhiệm sứ mệnh Kepler đã đặt cho Kepler-22b cái tên "Hành tinh Giáng sinh"; nguyên nhân là vì quyết định chính thức về phát hiện này sẽ được công bố vào ngày 22/12 như một món quà giáng sinh tuyệt vời của các nhà khoa học.
Hành tinh mới phát hiện nằm ở khoảng giữa của vùng có khả năng cư trú, nơi có nhiệt độ phù hợp cho sự tồn tại của chất lỏng trên bề mặt. Những hành tinh có khả năng tồn tại sự sống trước đây hầu hết đều được phát hiện tại rìa của vùng cư trú, nơi có nhiệt độ và điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Borucki cho biết, nếu như được cấu tạo bằng nền đá thì bề mặt của hành tinh này có nhiệt độ vào khoảng 21 độ C và mọi người hi vọng là nó có một bề mặt ổn định chứ không phải hành tinh khí hay chất lỏng. Ông cũng cho biết, những hành tinh có điều kiện tốt như vậy không hề tồn tại trong hệ Mặt trời của chúng ta.
Trong số 54 trường hợp các hành tinh được báo cáo có khả năng sinh sống vào tháng 2/2011 thì chỉ duy nhất Kepler-22b là được xác nhận. Nhóm nghiên cứu Kepler đã đưa ra 1094 trường hợp mới, đưa tổng số hành tinh có khả năng sinh sống lên con số 2326; trong số có có 207 hành tinh có kích cỡ tương đương Trái đất và 680 hành tinh có kích thước lớn hơn Trái đất nhiều lần.
Tùng Đinh