Một ngôi làng quanh năm đỏ lửa
TTCT - Nơi ngã ba, cách phía bắc thành phố Thái Nguyên
khoảng chục cây số, một ngả đi Bắc Kạn tới hồ Ba Bể nổi tiếng, ngả kia
lên Cao Bằng có một dãy phố thị, cả đêm lẫn ngày, quanh năm suốt tháng,
bao nhiêu năm nay lửa bếp vẫn đỏ.
Bếp lửa bập bùng suốt đêm sáng ấm những dãy nhà hai
bên con lộ, soi tỏ cả mặt đường, mang vào trong gió mùi thơm man mác
của lá dong, mùi nếp chín rền... mùi vị quen thuộc bao đời nay của
người dân Việt. Ngày tết, khách bốn phương qua đây nhận ra mùi thơm đặc
trưng tết, lòng nôn nao... Nơi đấy, phố thị trung du ấy, chính là làng
nghề Bờ Đậu, thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
70 gia đình nhà nghề
Tháng 4-2009, chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có
quyết định công nhận Bờ Đậu là làng nghề Bờ Đậu. 70 gia đình có quy mô
sản xuất khá nhất trong 200 gia đình tại làng đã được công nhận nhà
nghề, trong đợt đầu thuộc thành viên chính thức của làng nghề.
Hỏi chuyện cũng không ai nhớ người nào của làng đã
mang bánh chưng Bờ Đậu ra giới thiệu với thiên hạ, để làm nên danh
tiếng và được công nhận là làng nghề nhiều người biết tới như hôm nay.
Người dân ở đây coi việc gói bánh là bình thường vì cha ông họ đã làm
bao đời rồi. Chị Ngô Thị Lan tại gia đình ông Nguyễn Hải Âu cho hay
biết làm bánh thì lâu lắm, song bắt đầu làm bánh bán từ năm 1997. Nhưng
gia đình ông Trần Quang Đông, 53 tuổi, chủ cửa hàng bánh Phương Đông ở
ngay ngã ba, thì đã ba đời làm bánh bán. Ông Đông thuê tới bảy nhân
công cho bốn lò bánh luôn đỏ lửa cả bốn mùa. Vụ giáp tết, ngày ngày đưa
ra thị trường cả ngàn chiếc bánh. Ngày thường, vào dịp hè cũng phải năm
sáu trăm bánh...
Mọi thứ phải thật
Bánh chưng Bờ Đậu rất thơm và mềm. Theo bà Ngô Thị
Loan - nhân viên nhà gói bánh Hải Âu, chẳng có gì đặc biệt để tạo nên
cái bánh ngon. Bà bảo bánh phải ninh cho kỹ, từ 12-14 giờ, không cho
bất kỳ loại hóa chất nào nhằm giảm thời gian luộc bánh. Từ lá tới gạo
thịt phải chọn lựa thật tươi tốt. Nước ở nguồn Bờ Đậu, lá dong từ Bắc
Kạn, Tuyên Quang về. Gạo mua đa số là gạo nếp Thái Bình, hạt đều mây
mẩy. Tới khâu nén bánh cũng làm đúng, đủ thời gian cho bánh chặt và ráo
nước.
Vợ ông Đông, bà Phạm Thị Phương, lại nói: “Người làm
bánh Bờ Đậu không ngâm gạo như các nơi khác. Gạo bị ngâm sẽ một phần
lên men và chua, bảo quản không được lâu. Chúng tôi đãi gạo rất kỹ
trong nguồn nước Bờ Đậu và để ráo hết nước mới gói bánh”. Bà Phương
giải thích: “Gạo không ngâm thì không chua, bánh để được lâu hơn. Do
không ngâm nên khi luộc hạt gạo nở ra liên kết với nhau thành một khối,
luộc kỹ tới 14 giờ rồi vớt ra nén cẩn thận thì bánh rền lắm. Bánh của
nhà chúng tôi đi Hà Nội, vào Sài Gòn, lên tận Đà Lạt và nhiều khách Tây
lên Ba Bể đi ngang qua nếm thử thích lắm, có nhiều ông bà Tây cũng mua
dăm cái mang đi”.
Bà nói thêm: “Làm bánh không khó lắm và chúng tôi cũng
không giấu giếm kỹ thuật làm bánh, ai đi qua hỏi vợ chồng tôi đều phổ
biến kinh nghiệm chứ không bí mật gì”. Ông Đông khoe: “Phải nói là trời
đất ban cho chúng tôi nguồn nước rất sạch và tốt”.
Cô Nghiêm Hồng Hạnh, 18 tuổi, nhân viên làm bánh tại
Bờ Đậu, cho hay hằng ngày học làm bánh từ bánh tầy (bánh tét), bánh
chưng to nhỏ các loại. Học từ cách rửa lá, vo gạo, đãi đỗ, tước gân
bánh tới pha lọc thịt. Gói bánh không dễ, phải không quá chặt tay, gói
chặt quá bánh sẽ chóng lại gạo, lỏng tay thì bánh nhão. Để hình dáng
bánh đẹp, đều từng loại theo giá tiền, bà Phương có cái bảng ghi rõ gạo
bao nhiêu, thịt bao nhiêu, tới lá cũng phải cân từng chiếc thì bánh mới
đều và đẹp...
Nghề làm loại bánh quen thuộc này thật sự mang lại cho
Bờ Đậu một nguồn lợi lớn. Bà Phương khoe: “Nhà tôi có ba cháu. Từ cái
nghề này việc nuôi nấng ba đứa con, cho chúng ăn học, vợ chồng tôi
không lo lắng gì cả. Dân làng Bờ Đậu gia đình nào có nghề làm bánh đều
no đủ, chả ai thiếu thốn”.
NGUYỄN VĂN THỌ
TTCT - Nơi ngã ba, cách phía bắc thành phố Thái Nguyên
khoảng chục cây số, một ngả đi Bắc Kạn tới hồ Ba Bể nổi tiếng, ngả kia
lên Cao Bằng có một dãy phố thị, cả đêm lẫn ngày, quanh năm suốt tháng,
bao nhiêu năm nay lửa bếp vẫn đỏ.
Ông Trần Quang Đông - chủ lò bánh Phương Đông - chăm sóc bếp bánh - Ảnh: Nguyễn Văn Thọ |
Bếp lửa bập bùng suốt đêm sáng ấm những dãy nhà hai
bên con lộ, soi tỏ cả mặt đường, mang vào trong gió mùi thơm man mác
của lá dong, mùi nếp chín rền... mùi vị quen thuộc bao đời nay của
người dân Việt. Ngày tết, khách bốn phương qua đây nhận ra mùi thơm đặc
trưng tết, lòng nôn nao... Nơi đấy, phố thị trung du ấy, chính là làng
nghề Bờ Đậu, thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
70 gia đình nhà nghề
Tháng 4-2009, chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có
quyết định công nhận Bờ Đậu là làng nghề Bờ Đậu. 70 gia đình có quy mô
sản xuất khá nhất trong 200 gia đình tại làng đã được công nhận nhà
nghề, trong đợt đầu thuộc thành viên chính thức của làng nghề.
Hỏi chuyện cũng không ai nhớ người nào của làng đã
mang bánh chưng Bờ Đậu ra giới thiệu với thiên hạ, để làm nên danh
tiếng và được công nhận là làng nghề nhiều người biết tới như hôm nay.
Người dân ở đây coi việc gói bánh là bình thường vì cha ông họ đã làm
bao đời rồi. Chị Ngô Thị Lan tại gia đình ông Nguyễn Hải Âu cho hay
biết làm bánh thì lâu lắm, song bắt đầu làm bánh bán từ năm 1997. Nhưng
gia đình ông Trần Quang Đông, 53 tuổi, chủ cửa hàng bánh Phương Đông ở
ngay ngã ba, thì đã ba đời làm bánh bán. Ông Đông thuê tới bảy nhân
công cho bốn lò bánh luôn đỏ lửa cả bốn mùa. Vụ giáp tết, ngày ngày đưa
ra thị trường cả ngàn chiếc bánh. Ngày thường, vào dịp hè cũng phải năm
sáu trăm bánh...
Mọi thứ phải thật
Bánh chưng Bờ Đậu rất thơm và mềm. Theo bà Ngô Thị
Loan - nhân viên nhà gói bánh Hải Âu, chẳng có gì đặc biệt để tạo nên
cái bánh ngon. Bà bảo bánh phải ninh cho kỹ, từ 12-14 giờ, không cho
bất kỳ loại hóa chất nào nhằm giảm thời gian luộc bánh. Từ lá tới gạo
thịt phải chọn lựa thật tươi tốt. Nước ở nguồn Bờ Đậu, lá dong từ Bắc
Kạn, Tuyên Quang về. Gạo mua đa số là gạo nếp Thái Bình, hạt đều mây
mẩy. Tới khâu nén bánh cũng làm đúng, đủ thời gian cho bánh chặt và ráo
nước.
Vợ ông Đông, bà Phạm Thị Phương, lại nói: “Người làm
bánh Bờ Đậu không ngâm gạo như các nơi khác. Gạo bị ngâm sẽ một phần
lên men và chua, bảo quản không được lâu. Chúng tôi đãi gạo rất kỹ
trong nguồn nước Bờ Đậu và để ráo hết nước mới gói bánh”. Bà Phương
giải thích: “Gạo không ngâm thì không chua, bánh để được lâu hơn. Do
không ngâm nên khi luộc hạt gạo nở ra liên kết với nhau thành một khối,
luộc kỹ tới 14 giờ rồi vớt ra nén cẩn thận thì bánh rền lắm. Bánh của
nhà chúng tôi đi Hà Nội, vào Sài Gòn, lên tận Đà Lạt và nhiều khách Tây
lên Ba Bể đi ngang qua nếm thử thích lắm, có nhiều ông bà Tây cũng mua
dăm cái mang đi”.
Bà nói thêm: “Làm bánh không khó lắm và chúng tôi cũng
không giấu giếm kỹ thuật làm bánh, ai đi qua hỏi vợ chồng tôi đều phổ
biến kinh nghiệm chứ không bí mật gì”. Ông Đông khoe: “Phải nói là trời
đất ban cho chúng tôi nguồn nước rất sạch và tốt”.
Cô Nghiêm Hồng Hạnh, 18 tuổi, nhân viên làm bánh tại
Bờ Đậu, cho hay hằng ngày học làm bánh từ bánh tầy (bánh tét), bánh
chưng to nhỏ các loại. Học từ cách rửa lá, vo gạo, đãi đỗ, tước gân
bánh tới pha lọc thịt. Gói bánh không dễ, phải không quá chặt tay, gói
chặt quá bánh sẽ chóng lại gạo, lỏng tay thì bánh nhão. Để hình dáng
bánh đẹp, đều từng loại theo giá tiền, bà Phương có cái bảng ghi rõ gạo
bao nhiêu, thịt bao nhiêu, tới lá cũng phải cân từng chiếc thì bánh mới
đều và đẹp...
Nghề làm loại bánh quen thuộc này thật sự mang lại cho
Bờ Đậu một nguồn lợi lớn. Bà Phương khoe: “Nhà tôi có ba cháu. Từ cái
nghề này việc nuôi nấng ba đứa con, cho chúng ăn học, vợ chồng tôi
không lo lắng gì cả. Dân làng Bờ Đậu gia đình nào có nghề làm bánh đều
no đủ, chả ai thiếu thốn”.
NGUYỄN VĂN THỌ