Ngáp ngủ cũng có nhiều lợi ích lắm đấy các ấy ạ!
Teen biết không, khi nhiệt độ não tăng lên, cơ thể sẽ phản xạ “tìm kiếm” dòng khí lạnh gửi tới não để giúp duy trì hiệu quả hoạt động thần kinh tối ưu. Đó chính là lúc chúng mình ngáp thật là to. Vì vậy, các nhà khoa học đã chứng mình rằng ngáp là một cơ chế sinh lý giúp trì hoãn cơn buồn ngủ, duy trì sự chú ý của chúng mình tốt hơn đấy!
Quy trình của… cái ngáp ngủ
Đây là một hoạt động vô thức, nằm ngoài sự chỉ huy của thần kinh trung ương. Nó làm thành một chu kỳ hô hấp mà tại cực điểm (lúc chúng mình ngáp to nhất), yết hầu có thể mở rộng gấp 4 lần. Ngoài ra, mũi các ấy cũng sẽ giãn nở rộng hơn, tăng lượng oxy cung cấp cho não. Quá trình ngáp được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Miệng mở rộng; gốc lưỡi hạ xuống, hầu, thanh quản, lồng ngực và cơ hoành giãn ra. Lúc này chúng mình sẽ hít vào hết mức.
Giai đoạn 2: Khi miệng các ấy đã mở rộng hết cỡ, một loạt cơ mặt sẽ co thắt đồng thời mũi giãn nở và mắt có thể nhắm lại. Sự chuyển động của các cơ sẽ tăng áp lực trong khoang miệng, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi. Đó là lí do tại sao một số ấy bị chảy nước mắt khi ngáp. Một điều thú vị nữa là trong khoảnh khắc này, cơ quan thị giác, thính giác của chúng mình sẽ tạm thời bị tê liệt hết nữa cơ.
Giai đoạn 3: Chúng mình sẽ thở ra kèm theo là giãn các cơ đã tham gia vào quá trình ngáp.
Mối liên hệ giữa ngáp và sức khỏe chúng mình
Theo nghiên cứu mới được công bố của Viện khoa học Hoa Kỳ, ngáp ngủ chính là biện pháp hữu hiệu nhất giúp teen chống lại những căn bệnh về phổi và hô hấp. Cụ thể là một cái ngáp thường không kéo dài quá 6 giây nhưng nó lại giúp đưa vào phổi lượng không khí đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch đường hô hấp.
Hơn thế, đây còn là phản xạ được kích hoạt bởi sự giảm trương lực cơ. Quá trình ngáp huy động rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonine... Do vậy, nó có tác dụng tương tự như các thuốc an thần đó các ấy ạ!
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu y học hiện đại cho biết, 90% con người ngáp trung bình từ 1 đến 15 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con số này là hơn 20 lần và ấy ngáp liên tục từng đợt, cứ mỗi phút 5 - 6 lần thì đó có thể trở thành vấn đề về thần kinh, một chứng rối loạn ám ảnh không dừng được.
Thông thường, chúng mình hay ngáp vào lúc…
Nhiều teen thường ngáp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kèm theo đó là phản xạ vươn vai, co duỗi chân, tay để giãn cơ sau một đêm dài.
Khi các ấy cảm thấy uể oải buồn ngủ, chúng mình sẽ cần bổ sung một lượng không khí để cơ thể tỉnh táo, giảm bớt cảm giác buồn ngủ.
Ấy còn ngáp cả khi dạ dày bị bỏ đói. Cái ngáp lúc này sẽ kèm theo một số chuyển động ở ổ bụng và cơ hoành đấy!
Thậm chí, ngay cả khi tâm trạng rơi vào trạng thái chán chường hay quá xúc động, cơ thể chúng mình cũng có thể đột ngột… đòi ngáp để ổn định tâm lý nữa cơ.
Khi teen phải lặp đi lặp lại một công việc, thao thác gì đó mà không có kích thích nào khác thì chúng mình sẽ tự động ngáp để thích ứng với hoàn cảnh. Đây là một biện pháp để cho cơ thể giữ được tỉnh táo hết sức có thể đó nghen!
Teen biết không, khi nhiệt độ não tăng lên, cơ thể sẽ phản xạ “tìm kiếm” dòng khí lạnh gửi tới não để giúp duy trì hiệu quả hoạt động thần kinh tối ưu. Đó chính là lúc chúng mình ngáp thật là to. Vì vậy, các nhà khoa học đã chứng mình rằng ngáp là một cơ chế sinh lý giúp trì hoãn cơn buồn ngủ, duy trì sự chú ý của chúng mình tốt hơn đấy!
Quy trình của… cái ngáp ngủ
Đây là một hoạt động vô thức, nằm ngoài sự chỉ huy của thần kinh trung ương. Nó làm thành một chu kỳ hô hấp mà tại cực điểm (lúc chúng mình ngáp to nhất), yết hầu có thể mở rộng gấp 4 lần. Ngoài ra, mũi các ấy cũng sẽ giãn nở rộng hơn, tăng lượng oxy cung cấp cho não. Quá trình ngáp được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Miệng mở rộng; gốc lưỡi hạ xuống, hầu, thanh quản, lồng ngực và cơ hoành giãn ra. Lúc này chúng mình sẽ hít vào hết mức.
Giai đoạn 2: Khi miệng các ấy đã mở rộng hết cỡ, một loạt cơ mặt sẽ co thắt đồng thời mũi giãn nở và mắt có thể nhắm lại. Sự chuyển động của các cơ sẽ tăng áp lực trong khoang miệng, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi. Đó là lí do tại sao một số ấy bị chảy nước mắt khi ngáp. Một điều thú vị nữa là trong khoảnh khắc này, cơ quan thị giác, thính giác của chúng mình sẽ tạm thời bị tê liệt hết nữa cơ.
Giai đoạn 3: Chúng mình sẽ thở ra kèm theo là giãn các cơ đã tham gia vào quá trình ngáp.
Mối liên hệ giữa ngáp và sức khỏe chúng mình
Theo nghiên cứu mới được công bố của Viện khoa học Hoa Kỳ, ngáp ngủ chính là biện pháp hữu hiệu nhất giúp teen chống lại những căn bệnh về phổi và hô hấp. Cụ thể là một cái ngáp thường không kéo dài quá 6 giây nhưng nó lại giúp đưa vào phổi lượng không khí đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch đường hô hấp.
Hơn thế, đây còn là phản xạ được kích hoạt bởi sự giảm trương lực cơ. Quá trình ngáp huy động rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonine... Do vậy, nó có tác dụng tương tự như các thuốc an thần đó các ấy ạ!
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu y học hiện đại cho biết, 90% con người ngáp trung bình từ 1 đến 15 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con số này là hơn 20 lần và ấy ngáp liên tục từng đợt, cứ mỗi phút 5 - 6 lần thì đó có thể trở thành vấn đề về thần kinh, một chứng rối loạn ám ảnh không dừng được.
Thông thường, chúng mình hay ngáp vào lúc…
Nhiều teen thường ngáp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kèm theo đó là phản xạ vươn vai, co duỗi chân, tay để giãn cơ sau một đêm dài.
Khi các ấy cảm thấy uể oải buồn ngủ, chúng mình sẽ cần bổ sung một lượng không khí để cơ thể tỉnh táo, giảm bớt cảm giác buồn ngủ.
Ấy còn ngáp cả khi dạ dày bị bỏ đói. Cái ngáp lúc này sẽ kèm theo một số chuyển động ở ổ bụng và cơ hoành đấy!
Thậm chí, ngay cả khi tâm trạng rơi vào trạng thái chán chường hay quá xúc động, cơ thể chúng mình cũng có thể đột ngột… đòi ngáp để ổn định tâm lý nữa cơ.
Khi teen phải lặp đi lặp lại một công việc, thao thác gì đó mà không có kích thích nào khác thì chúng mình sẽ tự động ngáp để thích ứng với hoàn cảnh. Đây là một biện pháp để cho cơ thể giữ được tỉnh táo hết sức có thể đó nghen!