Trái với cái tên “Hy vọng” của mình, viên kim cương này lại mang đến những điềm xui xẻo cho người sở hữu nó.
Đây là viên kim cương xanh lớn và hoàn hảo nhất thế giới, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian, Washington, Mỹ. Nhìn bằng mắt thường, viên kim cương này có màu xanh đậm. Nhưng khi soi dưới ánh đèn tia cực tím, nó sẽ phát ra lân quang màu đỏ. Hiện tại, viên kim cương đang được sử dụng làm mặt của một sợi dây chuyền được gắn 61 viên kim cương khác.
Tuy vậy, sắc đẹp không phải là yếu tố duy nhất khiến viên kim cương này nổi tiếng đến vậy. Từ nhiều thế kỷ qua, nó được biết đến với lời nguyền ma quái về tai họa mà những người làm chủ phải gánh chịu. Có rất nhiều câu chuyện đã được kể lại, nhưng các nhà học giả thiên về giả thiết những người sở hữu viên đá quý này đã cố tình “bịa đặt”, thêm vào màu sắc huyền bí, khiến nó bán được giá hơn.
Viên kim cương này được biết đến lần đầu tiên vào khoảng năm 1660 - 1661, khi một thương nhân người Pháp chuyên săn lùng châu báu tên là Tavernier Blue mua được nó ở Ấn Độ. Lúc đấy, viên kim cương được tìm thấy ở vùng Gocolda, nó nặng tới 123,1875 carat (khoảng 22,14g). Theo các tài liệu liên quan, viên kim cương khổng lồ này đã bị gỡ ra từ mắt tượng nữ thần Sita, vợ của hoàng tử Rama (hóa thân thứ bảy của thần duy trì Vishnu). Đây là vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo. Sau khi phát hiện viên đá quý đã biến mất khỏi khuôn mặt nàng Sita, các trưởng lão Bà la môn đã lập tức sử dụng bùa chú, reo rắc lời nguyền tai họa giáng xuống đầu bất cứ kẻ nào nắm giữ viên đá quý.
Sau đó, vào năm 1668, Tavernier bán lại viên kim cương này cho vua Louis XIV cùng với 14 viên kim cương cỡ lớn và 1.122 viên nhỏ hơn. Vua Louis XIV đã sai Sieur Pitau - thợ kim hoàn hoàng gia cắt gọt lại, khiến trọng lượng của nó chỉ còn 67,125 carat. Kể từ lần “lột xác” đó, nó được người ta biết tới với cái tên “Kim cương Xanh trên Vương miện” (Blue Diamond of the Crown) hoặc “Màu xanh nước Pháp” (French Blue).
Vua Louis XIV thường đeo nó trên cổ trong các dịp trang trọng. Năm 1749, vua Louis XIV lên ngôi, ông ra lệnh chế tác lại viên kim cương cùng một viên ruby lớn khác để làm thành mặt dây chuyền có tên gọi “Huân chương Hiệp sĩ” (Order of Golden Fleece). Đến đời vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette tỏ ra vô cùng yêu thích viên kim cương này. Tuy vậy, vào năm 1792, cuộc Cách mạng Pháp nổ ra, lời nguyền dường như đã bắt đầu ứng nghiệm. Hai vợ chồng vị hoàng đế này đều mất đầu dưới máy chém của quân Cách mạng, viên kim cương thì bị đánh cắp.
Năm 1813, nhà buôn đồ kim hoàn Daniel Eliason tại London sở hữu một viên kim cương xanh nặng 44,25 carat. Mọi người cho rằng, đó chính là viên kim cương “Màu xanh nước Pháp” đã cắt gọt lại một lần nữa. 11 năm sau, viên kim cương này xuất hiện trong bộ sưu tập của Henry Phillip Hope - một quý tộc danh giá người Anh. Kể từ thời điểm đó, viên kim cương chính thức có tên là “Hy vọng” (đặt theo tên của ngài Hope) cho đến tận ngày nay.
Năm 1902, Thomas Hope, cháu trai của Phillipe Hope bán “Hy vọng” cho một nhà buôn kim hoàn New York tên là Simon Frankel với giá 148.000 USD (tương đương 3 tỷ VNĐ). Sau đó, Simon Frankel gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Năm 1908, quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid lại bỏ ra 400.000 USD (tương đương 8,3 tỷ VNĐ) để sở hữu “Hy vọng”. Một năm sau, khi bị phế truất khỏi ngai vàng trong cuộc đảo chính 1909, ông buộc phải rao bán nó. Và người chủ sở hữu của viên kim cương khi đó là Pierre Cartier, người được mệnh danh là “Hoàng tử Châu báu”.
Năm 1911, Pierre Cartier sang Mỹ, bán viên kim cương cho Evalyn Walsh McLean với giá 180.000 USD (tương đương 3,7 tỷ VNĐ). Bà Evalyn Walsh McLean là người phụ nữ nổi tiếng với bộ sưu tập kim cương của mình. Bà là người sở viên kim cương “Ngôi sao Phương Đông” nặng tới 94,8 carat. Sau khi mua viên kim cương “Hy vọng”, tai họa không ngừng đổ xuống đầu gia đình Evalyn.
6 năm sau khi sở hữu “Hy vọng”, gia đình Evalyn bắt đầu khánh kiệt bởi thói "ném tiền qua cửa sổ" của bà. Năm 1919, con trai của Evalyn chết trong một tai nạn xe hơi. Năm 1929, bà Evalyn ly dị chồng. Năm 1941, ông ta chết trong bệnh viện tâm thần. Sau đó 4 năm, con gái của Evalyn cũng qua đời ở tuổi 25 vì sốc ma túy. Kể từ đó, rất nhiều cuốn sách viết về lời nguyền khủng khiếp của “Hy vọng”. Viên kim cương cũng dần được biết đến với tên gọi mới: “Viên kim cương Địa ngục” (Diamond of Doom).
Cho tới năm 1949, nhà kim hoàn Harry Winston mua lại toàn bộ số nữ trang của Evalyn, trong đó có cả hai viên kim cương nói trên. 9 năm sau đó, ông hiến tặng viên “Hy vọng” cho Bảo tàng Smithsonian. Nó được trưng bày trong viện bảo tàng này cho đến ngày nay.
Rất nhiều tai họa khác đã giáng xuống đầu những người từng liên quan hoặc sở hữu viên kim cương. Tuy nhiên, hầu hết các cuốn sách viết về viên kim cương đều “cố tình” quên đi một vài người từng sở hữu “Hy vọng” mà không hề hấn gì. Có thể kể đến như: Tavernier Blue sống khỏe mạnh tới tận năm 84 tuổi trong khi Daniel Eliason chẳng hề gặp chuyện gì bất hạnh; “Hoàng tử Châu báu” Pierre Cartier thậm chí còn viết hồi ký về “Hy vọng”, cho đến người cuối cùng là Harry Winston cũng bình an vô sự.
Hiện nay, vẫn chưa có nhà khoa học nào giải mã được bí ẩn này, nhưng vẻ đẹp của “Hy vọng” thì vẫn tiếp tục làm hàng triệu lượt khách tham quan phải choáng ngợp và trầm trồ mỗi khi đến bảo tàng Smithsonian.
Đây là viên kim cương xanh lớn và hoàn hảo nhất thế giới, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian, Washington, Mỹ. Nhìn bằng mắt thường, viên kim cương này có màu xanh đậm. Nhưng khi soi dưới ánh đèn tia cực tím, nó sẽ phát ra lân quang màu đỏ. Hiện tại, viên kim cương đang được sử dụng làm mặt của một sợi dây chuyền được gắn 61 viên kim cương khác.
Tuy vậy, sắc đẹp không phải là yếu tố duy nhất khiến viên kim cương này nổi tiếng đến vậy. Từ nhiều thế kỷ qua, nó được biết đến với lời nguyền ma quái về tai họa mà những người làm chủ phải gánh chịu. Có rất nhiều câu chuyện đã được kể lại, nhưng các nhà học giả thiên về giả thiết những người sở hữu viên đá quý này đã cố tình “bịa đặt”, thêm vào màu sắc huyền bí, khiến nó bán được giá hơn.
Viên kim cương này được biết đến lần đầu tiên vào khoảng năm 1660 - 1661, khi một thương nhân người Pháp chuyên săn lùng châu báu tên là Tavernier Blue mua được nó ở Ấn Độ. Lúc đấy, viên kim cương được tìm thấy ở vùng Gocolda, nó nặng tới 123,1875 carat (khoảng 22,14g). Theo các tài liệu liên quan, viên kim cương khổng lồ này đã bị gỡ ra từ mắt tượng nữ thần Sita, vợ của hoàng tử Rama (hóa thân thứ bảy của thần duy trì Vishnu). Đây là vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo. Sau khi phát hiện viên đá quý đã biến mất khỏi khuôn mặt nàng Sita, các trưởng lão Bà la môn đã lập tức sử dụng bùa chú, reo rắc lời nguyền tai họa giáng xuống đầu bất cứ kẻ nào nắm giữ viên đá quý.
Sau đó, vào năm 1668, Tavernier bán lại viên kim cương này cho vua Louis XIV cùng với 14 viên kim cương cỡ lớn và 1.122 viên nhỏ hơn. Vua Louis XIV đã sai Sieur Pitau - thợ kim hoàn hoàng gia cắt gọt lại, khiến trọng lượng của nó chỉ còn 67,125 carat. Kể từ lần “lột xác” đó, nó được người ta biết tới với cái tên “Kim cương Xanh trên Vương miện” (Blue Diamond of the Crown) hoặc “Màu xanh nước Pháp” (French Blue).
Vua Louis XIV thường đeo nó trên cổ trong các dịp trang trọng. Năm 1749, vua Louis XIV lên ngôi, ông ra lệnh chế tác lại viên kim cương cùng một viên ruby lớn khác để làm thành mặt dây chuyền có tên gọi “Huân chương Hiệp sĩ” (Order of Golden Fleece). Đến đời vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette tỏ ra vô cùng yêu thích viên kim cương này. Tuy vậy, vào năm 1792, cuộc Cách mạng Pháp nổ ra, lời nguyền dường như đã bắt đầu ứng nghiệm. Hai vợ chồng vị hoàng đế này đều mất đầu dưới máy chém của quân Cách mạng, viên kim cương thì bị đánh cắp.
Năm 1813, nhà buôn đồ kim hoàn Daniel Eliason tại London sở hữu một viên kim cương xanh nặng 44,25 carat. Mọi người cho rằng, đó chính là viên kim cương “Màu xanh nước Pháp” đã cắt gọt lại một lần nữa. 11 năm sau, viên kim cương này xuất hiện trong bộ sưu tập của Henry Phillip Hope - một quý tộc danh giá người Anh. Kể từ thời điểm đó, viên kim cương chính thức có tên là “Hy vọng” (đặt theo tên của ngài Hope) cho đến tận ngày nay.
Năm 1902, Thomas Hope, cháu trai của Phillipe Hope bán “Hy vọng” cho một nhà buôn kim hoàn New York tên là Simon Frankel với giá 148.000 USD (tương đương 3 tỷ VNĐ). Sau đó, Simon Frankel gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Năm 1908, quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid lại bỏ ra 400.000 USD (tương đương 8,3 tỷ VNĐ) để sở hữu “Hy vọng”. Một năm sau, khi bị phế truất khỏi ngai vàng trong cuộc đảo chính 1909, ông buộc phải rao bán nó. Và người chủ sở hữu của viên kim cương khi đó là Pierre Cartier, người được mệnh danh là “Hoàng tử Châu báu”.
Năm 1911, Pierre Cartier sang Mỹ, bán viên kim cương cho Evalyn Walsh McLean với giá 180.000 USD (tương đương 3,7 tỷ VNĐ). Bà Evalyn Walsh McLean là người phụ nữ nổi tiếng với bộ sưu tập kim cương của mình. Bà là người sở viên kim cương “Ngôi sao Phương Đông” nặng tới 94,8 carat. Sau khi mua viên kim cương “Hy vọng”, tai họa không ngừng đổ xuống đầu gia đình Evalyn.
6 năm sau khi sở hữu “Hy vọng”, gia đình Evalyn bắt đầu khánh kiệt bởi thói "ném tiền qua cửa sổ" của bà. Năm 1919, con trai của Evalyn chết trong một tai nạn xe hơi. Năm 1929, bà Evalyn ly dị chồng. Năm 1941, ông ta chết trong bệnh viện tâm thần. Sau đó 4 năm, con gái của Evalyn cũng qua đời ở tuổi 25 vì sốc ma túy. Kể từ đó, rất nhiều cuốn sách viết về lời nguyền khủng khiếp của “Hy vọng”. Viên kim cương cũng dần được biết đến với tên gọi mới: “Viên kim cương Địa ngục” (Diamond of Doom).
Cho tới năm 1949, nhà kim hoàn Harry Winston mua lại toàn bộ số nữ trang của Evalyn, trong đó có cả hai viên kim cương nói trên. 9 năm sau đó, ông hiến tặng viên “Hy vọng” cho Bảo tàng Smithsonian. Nó được trưng bày trong viện bảo tàng này cho đến ngày nay.
Rất nhiều tai họa khác đã giáng xuống đầu những người từng liên quan hoặc sở hữu viên kim cương. Tuy nhiên, hầu hết các cuốn sách viết về viên kim cương đều “cố tình” quên đi một vài người từng sở hữu “Hy vọng” mà không hề hấn gì. Có thể kể đến như: Tavernier Blue sống khỏe mạnh tới tận năm 84 tuổi trong khi Daniel Eliason chẳng hề gặp chuyện gì bất hạnh; “Hoàng tử Châu báu” Pierre Cartier thậm chí còn viết hồi ký về “Hy vọng”, cho đến người cuối cùng là Harry Winston cũng bình an vô sự.
Hiện nay, vẫn chưa có nhà khoa học nào giải mã được bí ẩn này, nhưng vẻ đẹp của “Hy vọng” thì vẫn tiếp tục làm hàng triệu lượt khách tham quan phải choáng ngợp và trầm trồ mỗi khi đến bảo tàng Smithsonian.