Người dân ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho đầu nậu. Tuy nhiên, sau đó, các đầu nậu bỏ đi rất nhanh, để lại những cánh đồng đầy đỉa.
Gom đỉa thả ao rồi biến mất
Các chủ vựa đỉa chuyển đi rất nhanh. Chủ vựa thu mua đỉa Kim Anh (vợ một người Trung Quốc) ở ấp Chánh 1, Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM hiện đã chuyển địa bàn, cơ sở thu gom không còn hoạt động.
Anh Thành, một thợ xây cho biết: “Cách đây gần một tháng, cơ sở này hoạt động rất mạnh, chủ yếu về đêm. Nhiều người chạy xe máy chở theo từng bao tải đỉa về cho chủ vựa. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu".
Ngoài ra căn nhà số 42/4D tổ 1 ấp Chánh 1, trước kia là nơi thu gom đỉa, nằm ngay cạnh cánh đồng lớn gần ba ngàn mét vuông. Nhưng “Đùng một cái, họ chuyển đi đâu mất. Để lại cánh đồng đầy đỉa. Đỉa mén bằng đầu đũa đầy rẫy. Khiếp nhất là đỉa trâu, to và dài như ngón tay giữa người lớn. Hôm rồi tui mang cây xà beng ra đồng rửa, vừa thả xuống kéo lên phát là lúc nhúc đỉa bám vào. Về sau không dám bén mảng tới đó nữa” - anh Thành cho biết thêm.
Một người dân khác ở Hóc Môn nói: “Nghe một số người đi thu gom bảo họ chuyển về quận Bình Tân, tiếp tục thu mua đỉa. Chuyển đi cũng mừng nhưng giờ cánh đồng này đỉa phát khiếp. Lúc trời mưa nước ngập đỉa còn bò lên bờ. Nước rút đi đỉa bò lổm ngổm trên sân nhà. Lũ trẻ con không biết, lấy đá chọi nát bét rồi hốt vất xuống hồ, vài bữa sau chúng lại sinh sôi thêm”.
Trước đó, ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM), Tây Ninh, và các tỉnh phía Bắc rộ lên tình trạng người dân đua nhau đổ ra đồng bắt đỉa, gom về bán cho đầu nậu. Mỗi ký đỉa bán với giá 80-150 ngàn đồng. Thấy lợi, nhiều hộ dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. Chị Lụa ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) cho biết, thương lái về tận nơi mua với giá 10.000 đồng/con. “Tôi nghe nói họ bán đỉa sang Trung Quốc để làm thuốc. Mỗi ngày lội đồng cũng bắt được hơn chục con, kiếm thêm chút ít cho các cháu ăn học”.
Chị Thuỷ ở quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng - người chuyên thu mua đỉa theo như đăng ký trên mạng: “Tôi có rất nhiều đối tác ở Trung Quốc, đã từ khá lâu rồi họ muốn nhờ tôi làm đầu mối thu mua đỉa ở Việt Nam để cung cấp cho họ, số lượng không hạn chế, càng nhiều càng tốt, điều quan trọng là cung cấp ổn định, tuy nhiên tối thiểu mỗi lần cấp phải được 300-400kg đỉa đã sao khô. Đợt trước, tôi có liên lạc với một số người trong miền Nam, họ hứa sẽ cung cấp số lượng lớn nhưng đến thời điểm này vẫn chưa làm được”.
Tai họa môi trường?
Khi phong trào thu mua đỉa đang rầm rộ, trả lời phỏng vấn báo chí, GS. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam từng lo ngại việc người dân thu mua đỉa trên diện rộng sẽ dẫn tới tình trạng nông dân thấy lợi trước mắt lại thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi các thương nhân Trung Quốc không thu mua nữa sẽ gây ra ra hậu quả lớn.
Ông phân tích: “Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt con đỉa rất khó, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường”.
Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được đỉa tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ…
TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viên Nuôi trồng Thủy sản cũng đồng quan điểm. Ông cho rằng, việc nuôi đỉa, nếu không kiểm soát được hoặc trong điều kiện thương lái không thu mua nữa có thể dẫn đến việc đỉa tràn lan ra ngoài. Đây là loại động vật ký sinh giả, sống nhờ việc hút máu các động vật có xương sống. Nếu đỉa tràn ra ngoài môi trường tự nhiên, phát triển sinh sôi, hút máu và tiêu diệt các loài động vật khác, có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Bên cạnh đó, giống như muỗi anopheles, đỉa còn là loài vật trung gian, khi ký sinh ở người hoặc động vật có bệnh, đỉa sẽ truyền mầm bệnh đến người hoặc động vật bị nó hút máu. Vì vậy, việc nuôi đỉa, nếu không kiểm soát được còn có nguy cơ gây hại cho người và gia súc.
Gom đỉa thả ao rồi biến mất
Các chủ vựa đỉa chuyển đi rất nhanh. Chủ vựa thu mua đỉa Kim Anh (vợ một người Trung Quốc) ở ấp Chánh 1, Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM hiện đã chuyển địa bàn, cơ sở thu gom không còn hoạt động.
Anh Thành, một thợ xây cho biết: “Cách đây gần một tháng, cơ sở này hoạt động rất mạnh, chủ yếu về đêm. Nhiều người chạy xe máy chở theo từng bao tải đỉa về cho chủ vựa. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu".
Ngoài ra căn nhà số 42/4D tổ 1 ấp Chánh 1, trước kia là nơi thu gom đỉa, nằm ngay cạnh cánh đồng lớn gần ba ngàn mét vuông. Nhưng “Đùng một cái, họ chuyển đi đâu mất. Để lại cánh đồng đầy đỉa. Đỉa mén bằng đầu đũa đầy rẫy. Khiếp nhất là đỉa trâu, to và dài như ngón tay giữa người lớn. Hôm rồi tui mang cây xà beng ra đồng rửa, vừa thả xuống kéo lên phát là lúc nhúc đỉa bám vào. Về sau không dám bén mảng tới đó nữa” - anh Thành cho biết thêm.
Một người dân khác ở Hóc Môn nói: “Nghe một số người đi thu gom bảo họ chuyển về quận Bình Tân, tiếp tục thu mua đỉa. Chuyển đi cũng mừng nhưng giờ cánh đồng này đỉa phát khiếp. Lúc trời mưa nước ngập đỉa còn bò lên bờ. Nước rút đi đỉa bò lổm ngổm trên sân nhà. Lũ trẻ con không biết, lấy đá chọi nát bét rồi hốt vất xuống hồ, vài bữa sau chúng lại sinh sôi thêm”.
Trước đó, ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM), Tây Ninh, và các tỉnh phía Bắc rộ lên tình trạng người dân đua nhau đổ ra đồng bắt đỉa, gom về bán cho đầu nậu. Mỗi ký đỉa bán với giá 80-150 ngàn đồng. Thấy lợi, nhiều hộ dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. Chị Lụa ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) cho biết, thương lái về tận nơi mua với giá 10.000 đồng/con. “Tôi nghe nói họ bán đỉa sang Trung Quốc để làm thuốc. Mỗi ngày lội đồng cũng bắt được hơn chục con, kiếm thêm chút ít cho các cháu ăn học”.
Chị Thuỷ ở quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng - người chuyên thu mua đỉa theo như đăng ký trên mạng: “Tôi có rất nhiều đối tác ở Trung Quốc, đã từ khá lâu rồi họ muốn nhờ tôi làm đầu mối thu mua đỉa ở Việt Nam để cung cấp cho họ, số lượng không hạn chế, càng nhiều càng tốt, điều quan trọng là cung cấp ổn định, tuy nhiên tối thiểu mỗi lần cấp phải được 300-400kg đỉa đã sao khô. Đợt trước, tôi có liên lạc với một số người trong miền Nam, họ hứa sẽ cung cấp số lượng lớn nhưng đến thời điểm này vẫn chưa làm được”.
Tai họa môi trường?
Khi phong trào thu mua đỉa đang rầm rộ, trả lời phỏng vấn báo chí, GS. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam từng lo ngại việc người dân thu mua đỉa trên diện rộng sẽ dẫn tới tình trạng nông dân thấy lợi trước mắt lại thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi các thương nhân Trung Quốc không thu mua nữa sẽ gây ra ra hậu quả lớn.
Ông phân tích: “Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt con đỉa rất khó, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường”.
Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được đỉa tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ…
TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viên Nuôi trồng Thủy sản cũng đồng quan điểm. Ông cho rằng, việc nuôi đỉa, nếu không kiểm soát được hoặc trong điều kiện thương lái không thu mua nữa có thể dẫn đến việc đỉa tràn lan ra ngoài. Đây là loại động vật ký sinh giả, sống nhờ việc hút máu các động vật có xương sống. Nếu đỉa tràn ra ngoài môi trường tự nhiên, phát triển sinh sôi, hút máu và tiêu diệt các loài động vật khác, có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Bên cạnh đó, giống như muỗi anopheles, đỉa còn là loài vật trung gian, khi ký sinh ở người hoặc động vật có bệnh, đỉa sẽ truyền mầm bệnh đến người hoặc động vật bị nó hút máu. Vì vậy, việc nuôi đỉa, nếu không kiểm soát được còn có nguy cơ gây hại cho người và gia súc.