(Game8)
- Phần 1 đã đưa ra cho các bạn cách lựa chọn và một vài thông số cần
biết khi mua mainboard mới. Phần 2 này sẽ đưa ra những thông số còn lại
mà bạn cần biết.
5. AGP, PCI Express (PCI-Ex):
• Loại khe cắm dùng cho thiết bị đồ họa (VGA), AGP là chuẩn cũ còn
PCI Ex là chuẩn mới. Các thông số như 8x, 16x... là tốc độ giao tiếp dữ
liệu giữa Mainboard và VGA, số càng lớn tốc độ càng cao. Lưu ý là có
một số Mainboard nếu có VGA onboard thì có thể không có khe AGP hoặc
PCI-Ex để gắn thêm VGA card.
6. PCI:
• Là khe cắm mở rộng, trên Mainboard thường có sẵn vài khe cắm này
để gắn thêm các thiết bị khác khi cần như âm thanh (Sound), Thiết bị
kết nối mạng (Modem), thiết bị xem truyền hình (TV Card)....
7. ATA, SATA:
• Loại đầu cắm dây cho ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM). ATA
là chuẩn cũ có 40 chân (Pin), thường có 2 đầu cắm. SATA là chuẩn mới sử
dụng dây cắm nhỏ gọn và tốc độ cao hơn, thường có 2 hoặc nhiều đầu cắm.
Các Mainboard đời mới thường có cả 2 loại đầu cắm này.
• Ngoài ra một số Mainboard còn sử dụng thêm công nghệ RAID, tính năng
này cho phép sử dụng nhiều ổ đĩa cứng trong việc mở rộng khả năng lưu
trữ và an toàn dữ liệu.
8. Sound onboard:
• Thiết bị âm thanh (Sound) đã được tích hợp trên Mainboard với các
thông số như: 2ch (2 kênh, sử dụng loa stereo), 6ch (6 kênh, sử dụng loa
5.1), 8ch (8 kênh, sử dụng loa 7.1)... một số Mainboard có thêm đầu cắm
âm thanh nối ra phía trước để tiện sử dụng.
9. Lan onboard:
• Thiết bị kết nối mạng đã được tích hợp trên Mainboard, thông số chỉ tốc độ thông thường là 100Mbps hoặc cao hơn là 1Gbps...
10. Port (Cổng kết nối):
• Mainboard thường có các cổng dùng để kết nối với các thiết bị bên
ngoài. USB là cổng cắm thông dụng hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài như
thiết bị lưu trữ, máy in, các thiết bị kỹ thuật số... chuẩn USB 1.0
(1.1) có tốc độ thấp hơn USB 2.0. Mainboard thường có ít nhất là 2 cổng
USB, một số có tới 8 cổng USB và có đầu nối ra phía trước để thuận tiện
sử dụng.
• Ngoài ra còn có các cổng như: PS/2 (dùng cho bàn phím và chuột),
Serial (dùng để kết nối với các thiết bị đời cũ), Parallel (kết nối với
máy in), Fire-wire, IEEE 1394 (kết nối với các thiết bị kỹ thuật số)...
11. Form Factor (Kích thước):
• Đây là thông số thường không được chú ý đến, Mainboard có nhiều chuẩn
kích thước khác nhau nhưng thông dụng nhất là chuẩn ATX (kích thước lớn)
có nhiều khe cắm, gắn vừa trong hầu hết các loại thùng máy (Case) thông
dụng hiện có và Micro ATX (Kích thước nhỏ) có ít khe cắm hơn có thể gắn
vào một số loại thùng máy có kích thước nhỏ (Mini).
12. Phụ kiện kèm theo:
• Mainboard đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, Mainboard được bọc
trong bao nhựa đặc biệt, dây cắm cho các ổ đĩa, sách hướng dẫn, đĩa CD
Driver dùng để cài chương trình điều khiển các thiết bị trên Mainboard
và có thể kèm theo một miếng Inox để che phía sau Mainboard.
13. Bảo hành:
• Thời hạn bảo hành thông thường của Mainboard là 36 tháng (3 năm), được
chấp nhận bảo hành trong tình trạng bị hư hỏng một vài chức năng hoặc
toàn bộ và tem bảo hành dán trên Mainboard phải còn giá trị.
• Các nơi bảo hành đều từ chối nếu Mainboard bị hư hỏng do lỗi của người
sử dụng như là cháy, nổ chíp (IC), làm rơi... một số nơi nhận bảo hành
khi Mainboard bị xì (phù) các tụ điện.
• Nếu Mainboard bị lỗi không thể sửa chữa thì sẽ được đồi cái mới, tuy
nhiên trong một số trường hợp loại Mainboard đó không còn nữa thì người
dùng phải cân nhắc đổi loại khác theo điều kiện của nơi bán (nhà phân
phối) và phải trả lại các phụ kiện kèm theo Mainboard cũ.
- Phần 1 đã đưa ra cho các bạn cách lựa chọn và một vài thông số cần
biết khi mua mainboard mới. Phần 2 này sẽ đưa ra những thông số còn lại
mà bạn cần biết.
5. AGP, PCI Express (PCI-Ex):
PCI Ex là chuẩn mới. Các thông số như 8x, 16x... là tốc độ giao tiếp dữ
liệu giữa Mainboard và VGA, số càng lớn tốc độ càng cao. Lưu ý là có
một số Mainboard nếu có VGA onboard thì có thể không có khe AGP hoặc
PCI-Ex để gắn thêm VGA card.
6. PCI:
để gắn thêm các thiết bị khác khi cần như âm thanh (Sound), Thiết bị
kết nối mạng (Modem), thiết bị xem truyền hình (TV Card)....
7. ATA, SATA:
• Loại đầu cắm dây cho ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM). ATA
là chuẩn cũ có 40 chân (Pin), thường có 2 đầu cắm. SATA là chuẩn mới sử
dụng dây cắm nhỏ gọn và tốc độ cao hơn, thường có 2 hoặc nhiều đầu cắm.
Các Mainboard đời mới thường có cả 2 loại đầu cắm này.
• Ngoài ra một số Mainboard còn sử dụng thêm công nghệ RAID, tính năng
này cho phép sử dụng nhiều ổ đĩa cứng trong việc mở rộng khả năng lưu
trữ và an toàn dữ liệu.
8. Sound onboard:
• Thiết bị âm thanh (Sound) đã được tích hợp trên Mainboard với các
thông số như: 2ch (2 kênh, sử dụng loa stereo), 6ch (6 kênh, sử dụng loa
5.1), 8ch (8 kênh, sử dụng loa 7.1)... một số Mainboard có thêm đầu cắm
âm thanh nối ra phía trước để tiện sử dụng.
9. Lan onboard:
• Thiết bị kết nối mạng đã được tích hợp trên Mainboard, thông số chỉ tốc độ thông thường là 100Mbps hoặc cao hơn là 1Gbps...
10. Port (Cổng kết nối):
• Mainboard thường có các cổng dùng để kết nối với các thiết bị bên
ngoài. USB là cổng cắm thông dụng hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài như
thiết bị lưu trữ, máy in, các thiết bị kỹ thuật số... chuẩn USB 1.0
(1.1) có tốc độ thấp hơn USB 2.0. Mainboard thường có ít nhất là 2 cổng
USB, một số có tới 8 cổng USB và có đầu nối ra phía trước để thuận tiện
sử dụng.
• Ngoài ra còn có các cổng như: PS/2 (dùng cho bàn phím và chuột),
Serial (dùng để kết nối với các thiết bị đời cũ), Parallel (kết nối với
máy in), Fire-wire, IEEE 1394 (kết nối với các thiết bị kỹ thuật số)...
11. Form Factor (Kích thước):
• Đây là thông số thường không được chú ý đến, Mainboard có nhiều chuẩn
kích thước khác nhau nhưng thông dụng nhất là chuẩn ATX (kích thước lớn)
có nhiều khe cắm, gắn vừa trong hầu hết các loại thùng máy (Case) thông
dụng hiện có và Micro ATX (Kích thước nhỏ) có ít khe cắm hơn có thể gắn
vào một số loại thùng máy có kích thước nhỏ (Mini).
12. Phụ kiện kèm theo:
• Mainboard đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, Mainboard được bọc
trong bao nhựa đặc biệt, dây cắm cho các ổ đĩa, sách hướng dẫn, đĩa CD
Driver dùng để cài chương trình điều khiển các thiết bị trên Mainboard
và có thể kèm theo một miếng Inox để che phía sau Mainboard.
13. Bảo hành:
• Thời hạn bảo hành thông thường của Mainboard là 36 tháng (3 năm), được
chấp nhận bảo hành trong tình trạng bị hư hỏng một vài chức năng hoặc
toàn bộ và tem bảo hành dán trên Mainboard phải còn giá trị.
• Các nơi bảo hành đều từ chối nếu Mainboard bị hư hỏng do lỗi của người
sử dụng như là cháy, nổ chíp (IC), làm rơi... một số nơi nhận bảo hành
khi Mainboard bị xì (phù) các tụ điện.
• Nếu Mainboard bị lỗi không thể sửa chữa thì sẽ được đồi cái mới, tuy
nhiên trong một số trường hợp loại Mainboard đó không còn nữa thì người
dùng phải cân nhắc đổi loại khác theo điều kiện của nơi bán (nhà phân
phối) và phải trả lại các phụ kiện kèm theo Mainboard cũ.
D.K - Theo diễn đàn Game8