Đàn ông mất cái… “ngàn vàng”
SGTT.VN
- Nguyễn Văn Nam, 21 tuổi, lần đầu tiên ái ân chưa kịp tới đích đã phải đến cầu viện bác sĩ vì sự cố đứt phanh máu chảy mãi không cầm
Trần Văn T., 19, tuổi đang yêu đương với bạn gái bỗng xuất hiện cảm giác đau buốt, xem lại thì thấy “cậu nhỏ” của mình đã bị rách toạc một mảng da. Sau một hồi chịu xoay sở với sự đau đớn, hốt hoảng và cảm giác mặc cảm vì chưa biết yêu , T. đã được bạn gái đưa tới gặp bác sĩ để xử lý.
Hoàng Văn H., 35 tuổi, gắn chiếc nhẫn vàng ở phanh được dăm bảy tháng với mục đích tạo cảm giác mạnh cũng lâm nạn sau cuộc yêu, phần da này xé toạc, nhẫn vẫn còn đeo lủng lẳng trong khi máu vẫn cứ chảy ra…
Có thể nói đứt phanh là một sự cố không phải hiếm với nam giới, đứt phanh không chỉ gặp ở những người mới quan hệ mà còn gặp ở những nam giới đã quan hệ nhiều lần, nhất là ở người trẻ mới bước chân vào đời sống tình dục. Nhiều bạn trẻ bị ngay trong lần đầu tiên và chúng tôi gọi là mất trinh nam, không biết sự cố mất trinh này được xã hội đánh giá thế nào, có được coi là chữ trinh nam giới không? Nhưng từ những trường hợp cụ thể ở trên thì chúng ta thấy chữ trinh của nam giới cũng hoàn toàn khác.
Văn hoá truyền thống vẫn luôn coi trọng chữ trinh của phụ nữ, chữ trinh hay sự trinh tiết là nói đến người con gái còn ngây thơ trong trắng chưa dính vào chuyên quan hệ tình dục với ai bao giờ. Chính vì thế, con gái sẽ rất được trân trọng khi còn trinh. Sự trinh tiết của người phụ nữ được đánh giá trên tiêu chí là giọt máu dính khăn và xảy ra ở ngay lần đầu tiên quan hệ. Nhưng văn hoá truyền thống lại không thấy đề cập đến cái trinh tiết này ở người nam giới và cũng không đưa ra tiêu chí nào cụ thể, có chăng chỉ là qua đánh giá bằng cảm giác lơ ngơ, lóng ngóng hấp tấp, vồ vập, “ong non ngứa nọc ” hay “ngựa non háu đá”… Có lẽ văn hoá trọng nam đã giúp cho nam giới miễn phải bàn tới chuyện này mà thay vào đó là phải thể hiện được sự từng trải, kinh qua việc coi trọng người nam giới như là trụ cột, là đầu đinh, cho nên cột và đinh chắc là ổn vì vậy được khuyến khích “cắm” nhiều chỗ “trai năm thê bảy thiếp”. Cũng chính vì vậy chẳng ai lại đem cái bỡ ngỡ của nam giới ra để mà khoe, khoe cái này đôi khi lại còn bị mỉa mai thêm “lại đây chị dạy cho mà xem”, còn cái lần đầu bỡ ngỡ, lúng túng hay non nớt chỉ có thể ở trong ký ức của mỗi nam giới mà không được nói ra.
Nhưng văn hoá hiện đại có cách tiếp cận thực tế hơn, chữ trinh của con gái không còn là sự đòi hỏi gắt gao đối với nhiều bạn trẻ bây giờ và sự lóng ngóng, non nớt của nam giới lại được chia sẻ dễ dàng hơn. Trong khi tiêu chí đánh giá ở con gái là giọt máu dính khăn thì phần nào đó con trai là sự cố đứt phanh. Nam giới có thể bị đứt phanh gây chảy máu trong khi quan hệ, nhưng phần lớn nam giới không bị. Còn ngược lại ở nữ giới thì việc ra máu trong lần đầu tiên là phổ biến. Có thể hình dung sự cố này giống như tình trạng tai nạn giao thông khi đi xe máy và ôtô, tai nạn xe máy thường nhẹ và phổ biến còn tai nạn ôtô thì ít hơn và nặng nề hơn. Đứng trên cơ sở khoa học thì có thể thấy màng trinh của phụ nữ mềm và bở nên rất dễ rách còn phanh hãm ở nam giới dai và chắc hơn, cấu trúc giải phẫu của phanh hãm có nhiều mạch máu và thần kinh hơn nên khi đứt phanh người nam giới có cảm giác đau và máu chảy ra khó cầm hơn. Theo khảo sát của chúng tôi tại phòng khám, không phải tất cả các trường hợp đứt phanh hãm này xảy ra ở ngay lần đầu tiên. Cụ thể, có khoảng 50% trường hợp đứt phanh xảy ra ngay lần đầu tiên khá phổ biến (khoảng 95 – 98% trong số 50% đó) trường hợp xảy ra trong vòng 10 lần sinh hoạt đầu, còn sau đó thì ít gặp.
Tuy nhiên các đấng mày râu khi gặp sự cố này không nên quá hoang mang, lo lắng mà cần bình tĩnh dùng một miếng gạc sạch băng ép vào chỗ đang chảy máu, nằm nghỉ trên giường, cố định dương vật bằng mặc quần sịp, để nguyên thế rồi theo dõi trong 5 – 10 phút, nếu không thấy máu thấm ướt băng là ổn. Nếu máu không cầm được tức còn chảy ra tiếp tục thì gạc sẽ thấm ướt máu và máu có thể thấm ra quần, chăn chiếu, trường hợp này bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để xử lý.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng
(Phòng khám nam khoa Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng – Hà Nội)
SGTT.VN
- Nguyễn Văn Nam, 21 tuổi, lần đầu tiên ái ân chưa kịp tới đích đã phải đến cầu viện bác sĩ vì sự cố đứt phanh máu chảy mãi không cầm
Trần Văn T., 19, tuổi đang yêu đương với bạn gái bỗng xuất hiện cảm giác đau buốt, xem lại thì thấy “cậu nhỏ” của mình đã bị rách toạc một mảng da. Sau một hồi chịu xoay sở với sự đau đớn, hốt hoảng và cảm giác mặc cảm vì chưa biết yêu , T. đã được bạn gái đưa tới gặp bác sĩ để xử lý.
Hoàng Văn H., 35 tuổi, gắn chiếc nhẫn vàng ở phanh được dăm bảy tháng với mục đích tạo cảm giác mạnh cũng lâm nạn sau cuộc yêu, phần da này xé toạc, nhẫn vẫn còn đeo lủng lẳng trong khi máu vẫn cứ chảy ra…
Có thể nói đứt phanh là một sự cố không phải hiếm với nam giới, đứt phanh không chỉ gặp ở những người mới quan hệ mà còn gặp ở những nam giới đã quan hệ nhiều lần, nhất là ở người trẻ mới bước chân vào đời sống tình dục. Nhiều bạn trẻ bị ngay trong lần đầu tiên và chúng tôi gọi là mất trinh nam, không biết sự cố mất trinh này được xã hội đánh giá thế nào, có được coi là chữ trinh nam giới không? Nhưng từ những trường hợp cụ thể ở trên thì chúng ta thấy chữ trinh của nam giới cũng hoàn toàn khác.
Văn hoá truyền thống vẫn luôn coi trọng chữ trinh của phụ nữ, chữ trinh hay sự trinh tiết là nói đến người con gái còn ngây thơ trong trắng chưa dính vào chuyên quan hệ tình dục với ai bao giờ. Chính vì thế, con gái sẽ rất được trân trọng khi còn trinh. Sự trinh tiết của người phụ nữ được đánh giá trên tiêu chí là giọt máu dính khăn và xảy ra ở ngay lần đầu tiên quan hệ. Nhưng văn hoá truyền thống lại không thấy đề cập đến cái trinh tiết này ở người nam giới và cũng không đưa ra tiêu chí nào cụ thể, có chăng chỉ là qua đánh giá bằng cảm giác lơ ngơ, lóng ngóng hấp tấp, vồ vập, “ong non ngứa nọc ” hay “ngựa non háu đá”… Có lẽ văn hoá trọng nam đã giúp cho nam giới miễn phải bàn tới chuyện này mà thay vào đó là phải thể hiện được sự từng trải, kinh qua việc coi trọng người nam giới như là trụ cột, là đầu đinh, cho nên cột và đinh chắc là ổn vì vậy được khuyến khích “cắm” nhiều chỗ “trai năm thê bảy thiếp”. Cũng chính vì vậy chẳng ai lại đem cái bỡ ngỡ của nam giới ra để mà khoe, khoe cái này đôi khi lại còn bị mỉa mai thêm “lại đây chị dạy cho mà xem”, còn cái lần đầu bỡ ngỡ, lúng túng hay non nớt chỉ có thể ở trong ký ức của mỗi nam giới mà không được nói ra.
Nhưng văn hoá hiện đại có cách tiếp cận thực tế hơn, chữ trinh của con gái không còn là sự đòi hỏi gắt gao đối với nhiều bạn trẻ bây giờ và sự lóng ngóng, non nớt của nam giới lại được chia sẻ dễ dàng hơn. Trong khi tiêu chí đánh giá ở con gái là giọt máu dính khăn thì phần nào đó con trai là sự cố đứt phanh. Nam giới có thể bị đứt phanh gây chảy máu trong khi quan hệ, nhưng phần lớn nam giới không bị. Còn ngược lại ở nữ giới thì việc ra máu trong lần đầu tiên là phổ biến. Có thể hình dung sự cố này giống như tình trạng tai nạn giao thông khi đi xe máy và ôtô, tai nạn xe máy thường nhẹ và phổ biến còn tai nạn ôtô thì ít hơn và nặng nề hơn. Đứng trên cơ sở khoa học thì có thể thấy màng trinh của phụ nữ mềm và bở nên rất dễ rách còn phanh hãm ở nam giới dai và chắc hơn, cấu trúc giải phẫu của phanh hãm có nhiều mạch máu và thần kinh hơn nên khi đứt phanh người nam giới có cảm giác đau và máu chảy ra khó cầm hơn. Theo khảo sát của chúng tôi tại phòng khám, không phải tất cả các trường hợp đứt phanh hãm này xảy ra ở ngay lần đầu tiên. Cụ thể, có khoảng 50% trường hợp đứt phanh xảy ra ngay lần đầu tiên khá phổ biến (khoảng 95 – 98% trong số 50% đó) trường hợp xảy ra trong vòng 10 lần sinh hoạt đầu, còn sau đó thì ít gặp.
Tuy nhiên các đấng mày râu khi gặp sự cố này không nên quá hoang mang, lo lắng mà cần bình tĩnh dùng một miếng gạc sạch băng ép vào chỗ đang chảy máu, nằm nghỉ trên giường, cố định dương vật bằng mặc quần sịp, để nguyên thế rồi theo dõi trong 5 – 10 phút, nếu không thấy máu thấm ướt băng là ổn. Nếu máu không cầm được tức còn chảy ra tiếp tục thì gạc sẽ thấm ướt máu và máu có thể thấm ra quần, chăn chiếu, trường hợp này bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để xử lý.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng
(Phòng khám nam khoa Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng – Hà Nội)