Sau khi bức ảnh với tên gọi “Em trai buồn ngủ rồi” được đăng tải trên một mạng xã hội tại Trung Quốc, rất nhiều báo chí đã đăng lại bức ảnh trên khiến nhiều độc giả rơi lệ.
Trong bức ảnh là hình ảnh một bé gái học tiểu học mang em trai đến trường, vừa nghe giảng vừa dỗ em.
Bức ảnh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, nhiều phóng viên của các tờ báo lớn tại Trung Quốc cũng đã lần theo tung tích của bức ảnh để tìm ra bé gái đó. Bé gái này tên là Long Trương Hoan, năm nay 10 tuổi, em trai tên là Trương Tuấn Kiệt mới 2 tuổi. Do sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại vùng nông thôn của huyện Phượng Hoàng Tương Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nên cha mẹ Trương Hoan đều bỏ quê lên thành phố kiếm sống, để con cái cho ông bà ngoại trông nom, nuôi nấng. Ông bà ngoại của Trương Hoan một lúc phải trông nom 8 đứa cháu của 4 người con, trong đó đứa lớn nhất 12 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi.
Bởi vậy mang em đến trường là cách duy nhất để Trương Hoan vừa có thể đến lớp vừa có thể giúp ông bà chăm em. Khi được phóng viên hỏi về bức ảnh mà mình là nhân vật chính, Trương Hoan gần như không hay biết, chỉ đến khi cô giáo nhắc lại em mới có chút ấn tượng về khoảnh khắc được chụp lại hôm đó. Hoan cho biết bé trai trong ảnh không phải là em ruột mình, nhưng để đỡ đần ông bà già cả em đã giúp ông bà chăm đứa em nhỏ nhất trong số 8 anh chị em. Nhưng Hoan cho biết trước đây mình cũng đã từng mang em trai ruột đến lớp như vậy, và bây giờ nó đã 5 tuổi, học lớp 1 nên không cần phải chăm sóc như trước.
Hiệu trưởng Ngô của trường tiểu học, nơi Trương Hoan đang theo học cho biết, trong số học sinh của trường thì tình trạng mang em đến lớp như Trương Hoan không hiếm, đặc biệt là lúc mùa vụ bận rộn, trong thôn hầu hết chỉ toàn người già và trẻ em, thanh niên đều lên hết thành phố làm thuê.
Nhiều độc giả đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy bức ảnh “trẻ con chăm trẻ con” này và không khỏi xót xa cho những đứa trẻ nghèo khó nhưng vẫn ham học tại những vùng nông thôn xa xôi. Có độc giả cho rằng nên để trẻ em thành phố lấy đây làm tấm gương để thay đổi quan niệm và lối sống hưởng thụ khi hiện giờ mỗi gia đình Trung Quốc đều chỉ sinh một con duy nhất, khiến trẻ con thành phố được nuông chiều quá mức.
Trong bức ảnh là hình ảnh một bé gái học tiểu học mang em trai đến trường, vừa nghe giảng vừa dỗ em.
Bức ảnh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, nhiều phóng viên của các tờ báo lớn tại Trung Quốc cũng đã lần theo tung tích của bức ảnh để tìm ra bé gái đó. Bé gái này tên là Long Trương Hoan, năm nay 10 tuổi, em trai tên là Trương Tuấn Kiệt mới 2 tuổi. Do sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại vùng nông thôn của huyện Phượng Hoàng Tương Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nên cha mẹ Trương Hoan đều bỏ quê lên thành phố kiếm sống, để con cái cho ông bà ngoại trông nom, nuôi nấng. Ông bà ngoại của Trương Hoan một lúc phải trông nom 8 đứa cháu của 4 người con, trong đó đứa lớn nhất 12 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi.
Bởi vậy mang em đến trường là cách duy nhất để Trương Hoan vừa có thể đến lớp vừa có thể giúp ông bà chăm em. Khi được phóng viên hỏi về bức ảnh mà mình là nhân vật chính, Trương Hoan gần như không hay biết, chỉ đến khi cô giáo nhắc lại em mới có chút ấn tượng về khoảnh khắc được chụp lại hôm đó. Hoan cho biết bé trai trong ảnh không phải là em ruột mình, nhưng để đỡ đần ông bà già cả em đã giúp ông bà chăm đứa em nhỏ nhất trong số 8 anh chị em. Nhưng Hoan cho biết trước đây mình cũng đã từng mang em trai ruột đến lớp như vậy, và bây giờ nó đã 5 tuổi, học lớp 1 nên không cần phải chăm sóc như trước.
Hiệu trưởng Ngô của trường tiểu học, nơi Trương Hoan đang theo học cho biết, trong số học sinh của trường thì tình trạng mang em đến lớp như Trương Hoan không hiếm, đặc biệt là lúc mùa vụ bận rộn, trong thôn hầu hết chỉ toàn người già và trẻ em, thanh niên đều lên hết thành phố làm thuê.
Nhiều độc giả đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy bức ảnh “trẻ con chăm trẻ con” này và không khỏi xót xa cho những đứa trẻ nghèo khó nhưng vẫn ham học tại những vùng nông thôn xa xôi. Có độc giả cho rằng nên để trẻ em thành phố lấy đây làm tấm gương để thay đổi quan niệm và lối sống hưởng thụ khi hiện giờ mỗi gia đình Trung Quốc đều chỉ sinh một con duy nhất, khiến trẻ con thành phố được nuông chiều quá mức.