Biển, đảo Việt Nam có những thắng cảnh xếp vào hàng đẹp nhất châu Á, được công nhận là di sản, khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. Điều đáng tiếc là nguồn tài nguyên này đang bị băm nát nhằm khai thác những lợi ích trước mắt, vừa lãng phí, vừa không đảm bảo được sự phát triển bền vững…
Đó là những thông tin nổi bật tại toạ đàm “ du lich biển – đảo: khai thác và bảo tồn” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 17.9.2011.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương, phó giám đốc công ty du lịch Đồng Thuận (Ninh Thuận) mô tả hình ảnh không ít khách nước ngoài phải thẫn thờ thốt lên “đẹp quá” khi đi dọc bờ biển Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, phó phòng Inbound công ty du lich Hoàn Mỹ lại mô tả hình ảnh vị khách hốt hoảng chạy trở lại xe khi vừa bước xuống điểm dừng chân vì mùi, rác, bịch nilông…
Sự tương phản kể trên phần nào nói lên thực trạng khai thác và bảo tồn giá trị du lich biển đảo Việt Nam.
Đầu tư chỉ để ăn nhanh
“Manh mún, dàn trải, tầm nhìn ngắn, bầy đàn a dua, tầm nhìn ngắn dẫn đến nghèo nàn sản phẩm…” là nhận xét của tiến sĩ Hà Văn Siêu, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển du lich Việt Nam về việc đầu tư cho du lich biển, đảo.
Theo ông Siêu, nhà đầu tư muốn ăn nhanh chỉ biết xây dựng khu nghỉ dưỡng ở nơi có biển, còn những điều kiện để phát huy các giá trị cảnh quan, di tích, di sản, đời sống dân cư gắn với hình thành những sản phẩm du lich thì hầu như không ai đầu tư.
Cũng chưa có đầu tư căn cơ khơi nguồn khách ban đầu. Giá trị chuyến đi phải là tổng thể: sự mến khách, cảnh quan, môi trường, hài hoà các hoạt động của khách…
Vài năm gần đây, Khánh Hoà, Bình Thuận có lượng khách Nga mỗi năm sang lưu trú dài ngày một tăng là do khách du lich tự chuyển hướng từ Thái Lan đi khám phá vùng biển mới, chứ chưa phải do tiếng vang sản phẩm du lich biển Việt Nam.
Các đầu tư như vậy còn làm lãng phí tài nguyên. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc công ty Thế Hệ Trẻ, nhận xét: “Biển, đảo gắn với rừng, nhưng rất nhiều cánh rừng đẹp gắn với biển đảo chưa được đầu tư khai thác”. Còn ông Lê Ngọc Tú, khu du lich Hồ Tràm cho rằng: “Mặt tiền biển bị chiếm hết thì cánh rừng bên cạnh trở thành phế thải vì có muốn làm khách sạn ở rừng cũng không được vì khách lưu trú tại đây không có đường xuống biển...
Thiếu căn cơ quy hoạch và hạ tầng
Ông Trần Đạt Duy, phó chủ tịch hiệp hội du lich đồng bằng sông Cửu Long cho rằng quy hoạch phải từ Trung ương, chứ không thể giao địa phương vì địa phương tầm nhìn, nguồn lực không đủ, lại muốn khai thác ngay trước mắt nên thường giao việc đầu tư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì chỉ biết khai thác cảnh quan có sẵn để nhanh chóng thu lợi, không mấy quan tâm đầu tư cho lâu dài và lấy hết tầm nhìn biển của cư dân.
Nhìn lại nhiều bãi biển đã được giao cho doanh nghiệp đầu tư, ông Duy phân tích: “Cái được rất nhỏ. Những bãi trường, bãi thẳng dứt khoát không thể giao cho doanh nghiệp mà cần quy hoạch cho công cộng”.
Còn ông Siêu cho rằng, trong năm đường vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, Việt Nam chỉ có hai đường là hàng không, đường bộ. Khách du lịch bằng đường biển đến từ các tàu năm sao thì vì chưa có nhiều dịch vụ đáp ứng nên chủ yếu chỉ thu được tiền… visa. Thiếu những cảng biển du lịch, dịch vụ để khai thác loại khách du lich này.
Theo ông Duy, không thể lấy cảng hàng hoá để đón tàu du lich bởi sẽ không hay chút nào khi không có khu vực làm thủ tục hải quan riêng cho khách du lich, không thể để khách du lich thấy không an toàn khi họ phải bước lên những nơi có cần cẩu bốc hàng.
Khu bảo tồn cũng chịu áp lực
Ở góc độ người làm công tác bảo tồn biển, ông Trương Kỉnh, giám đốc ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết, hiện nay, trong nước đã có sáu khu bảo tồn biển là: vịnh Nha Trang, Cù lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa và Cù lao Câu. Ngành du lich khai thác nhưng đóng góp cho hoạt động bảo tồn biển rất ít. Quy hoạch trên không gian vịnh Nha Trang chưa rõ nơi nào làm du lich, nơi nào làm bảo tồn, cũng là trở ngại của việc bảo tồn.
Hoạt động du lich hiện nay tác động đến môi trường biển. Tàu thuyền chở khách du lich hiện vẫn xả thẳng chất thải xuống biển.
Các khu bảo tồn biển đều đang chịu áp lực lớn từ sự phát triển du lich. Khi đưa ra quyết định cho đầu tư du lich, địa phương không giám sát quá trình đầu tư chặt chẽ. Hòn Mun trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang ba năm qua chịu áp lực khách rất đông, có ngày lên tới 1.500 người. Ban quản lý đã đề xuất UBND tỉnh có những khu khác để giảm áp lực lên Hòn Mun nhưng chưa được đáp ứng. Việc cấp phép hoạt động lặn biển, điểm được lặn hoàn toàn không phù hợp. Năm 2001, khi bắt đầu thực hiện bảo tồn biển vịnh Nha Trang, chỉ có năm câu lạc bộ bơi lặn, đến giờ có 12 câu lạc bộ bơi lặn tập trung lên Hòn Mun – vùng lõi khu bảo tồn biển.
Theo ông Hoàng Văn Quý, trưởng phòng kinh doanh công ty VNTourist, xu hướng của khách Nhật nghỉ dưỡng là chính nhưng họ vẫn thích tìm đến những điểm du lich biển gắn với di sản thế giới, những nơi cổ xưa, khu bảo tồn chứ không quan tâm nơi mua sắm, resort sang trọng. Doanh nghiệp phải biết nắm bắt xu hướng, tâm lý ấy để đầu tư, xem cái nào cần đầu tư khai thác, cái nào bảo tồn để làm điểm nhấn quan trọng trong thu hút du lich và tạo sự khác biệt du lich biển đảo Việt Nam với các nước trong khu vực.
Đó là những thông tin nổi bật tại toạ đàm “ du lich biển – đảo: khai thác và bảo tồn” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 17.9.2011.
Bà Nguyễn Thị Minh Phương, phó giám đốc công ty du lịch Đồng Thuận (Ninh Thuận) mô tả hình ảnh không ít khách nước ngoài phải thẫn thờ thốt lên “đẹp quá” khi đi dọc bờ biển Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, phó phòng Inbound công ty du lich Hoàn Mỹ lại mô tả hình ảnh vị khách hốt hoảng chạy trở lại xe khi vừa bước xuống điểm dừng chân vì mùi, rác, bịch nilông…
Sự tương phản kể trên phần nào nói lên thực trạng khai thác và bảo tồn giá trị du lich biển đảo Việt Nam.
Đầu tư chỉ để ăn nhanh
“Manh mún, dàn trải, tầm nhìn ngắn, bầy đàn a dua, tầm nhìn ngắn dẫn đến nghèo nàn sản phẩm…” là nhận xét của tiến sĩ Hà Văn Siêu, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển du lich Việt Nam về việc đầu tư cho du lich biển, đảo.
Theo ông Siêu, nhà đầu tư muốn ăn nhanh chỉ biết xây dựng khu nghỉ dưỡng ở nơi có biển, còn những điều kiện để phát huy các giá trị cảnh quan, di tích, di sản, đời sống dân cư gắn với hình thành những sản phẩm du lich thì hầu như không ai đầu tư.
Cũng chưa có đầu tư căn cơ khơi nguồn khách ban đầu. Giá trị chuyến đi phải là tổng thể: sự mến khách, cảnh quan, môi trường, hài hoà các hoạt động của khách…
Vài năm gần đây, Khánh Hoà, Bình Thuận có lượng khách Nga mỗi năm sang lưu trú dài ngày một tăng là do khách du lich tự chuyển hướng từ Thái Lan đi khám phá vùng biển mới, chứ chưa phải do tiếng vang sản phẩm du lich biển Việt Nam.
Các đầu tư như vậy còn làm lãng phí tài nguyên. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc công ty Thế Hệ Trẻ, nhận xét: “Biển, đảo gắn với rừng, nhưng rất nhiều cánh rừng đẹp gắn với biển đảo chưa được đầu tư khai thác”. Còn ông Lê Ngọc Tú, khu du lich Hồ Tràm cho rằng: “Mặt tiền biển bị chiếm hết thì cánh rừng bên cạnh trở thành phế thải vì có muốn làm khách sạn ở rừng cũng không được vì khách lưu trú tại đây không có đường xuống biển...
Thiếu căn cơ quy hoạch và hạ tầng
Ông Trần Đạt Duy, phó chủ tịch hiệp hội du lich đồng bằng sông Cửu Long cho rằng quy hoạch phải từ Trung ương, chứ không thể giao địa phương vì địa phương tầm nhìn, nguồn lực không đủ, lại muốn khai thác ngay trước mắt nên thường giao việc đầu tư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì chỉ biết khai thác cảnh quan có sẵn để nhanh chóng thu lợi, không mấy quan tâm đầu tư cho lâu dài và lấy hết tầm nhìn biển của cư dân.
Nhìn lại nhiều bãi biển đã được giao cho doanh nghiệp đầu tư, ông Duy phân tích: “Cái được rất nhỏ. Những bãi trường, bãi thẳng dứt khoát không thể giao cho doanh nghiệp mà cần quy hoạch cho công cộng”.
Còn ông Siêu cho rằng, trong năm đường vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, Việt Nam chỉ có hai đường là hàng không, đường bộ. Khách du lịch bằng đường biển đến từ các tàu năm sao thì vì chưa có nhiều dịch vụ đáp ứng nên chủ yếu chỉ thu được tiền… visa. Thiếu những cảng biển du lịch, dịch vụ để khai thác loại khách du lich này.
Theo ông Duy, không thể lấy cảng hàng hoá để đón tàu du lich bởi sẽ không hay chút nào khi không có khu vực làm thủ tục hải quan riêng cho khách du lich, không thể để khách du lich thấy không an toàn khi họ phải bước lên những nơi có cần cẩu bốc hàng.
Khu bảo tồn cũng chịu áp lực
Ở góc độ người làm công tác bảo tồn biển, ông Trương Kỉnh, giám đốc ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết, hiện nay, trong nước đã có sáu khu bảo tồn biển là: vịnh Nha Trang, Cù lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa và Cù lao Câu. Ngành du lich khai thác nhưng đóng góp cho hoạt động bảo tồn biển rất ít. Quy hoạch trên không gian vịnh Nha Trang chưa rõ nơi nào làm du lich, nơi nào làm bảo tồn, cũng là trở ngại của việc bảo tồn.
Hoạt động du lich hiện nay tác động đến môi trường biển. Tàu thuyền chở khách du lich hiện vẫn xả thẳng chất thải xuống biển.
Các khu bảo tồn biển đều đang chịu áp lực lớn từ sự phát triển du lich. Khi đưa ra quyết định cho đầu tư du lich, địa phương không giám sát quá trình đầu tư chặt chẽ. Hòn Mun trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang ba năm qua chịu áp lực khách rất đông, có ngày lên tới 1.500 người. Ban quản lý đã đề xuất UBND tỉnh có những khu khác để giảm áp lực lên Hòn Mun nhưng chưa được đáp ứng. Việc cấp phép hoạt động lặn biển, điểm được lặn hoàn toàn không phù hợp. Năm 2001, khi bắt đầu thực hiện bảo tồn biển vịnh Nha Trang, chỉ có năm câu lạc bộ bơi lặn, đến giờ có 12 câu lạc bộ bơi lặn tập trung lên Hòn Mun – vùng lõi khu bảo tồn biển.
Theo ông Hoàng Văn Quý, trưởng phòng kinh doanh công ty VNTourist, xu hướng của khách Nhật nghỉ dưỡng là chính nhưng họ vẫn thích tìm đến những điểm du lich biển gắn với di sản thế giới, những nơi cổ xưa, khu bảo tồn chứ không quan tâm nơi mua sắm, resort sang trọng. Doanh nghiệp phải biết nắm bắt xu hướng, tâm lý ấy để đầu tư, xem cái nào cần đầu tư khai thác, cái nào bảo tồn để làm điểm nhấn quan trọng trong thu hút du lich và tạo sự khác biệt du lich biển đảo Việt Nam với các nước trong khu vực.
SGTT
Tag du lich, trăng mật, nước ngoài, cao cấp, du lich nha trang, du lich phú quốc, du lich trung quốc, du lich campuchia, du lich singapore, du lich malaysia, du lich sinh thái, du lich thái lan, du lich chợ lớn, visa, vé máy bay, khách sạn, thuê xe, đặt phòng