Giới tính thứ tư!
TT - Chúng ta đã nghe những người đồng tính yêu đương cháy bỏng, sinh hoạt tình dục theo kiểu riêng, được gọi là giới tính thứ ba. Các nhà khoa học còn phát hiện một xu thế nữa, có yêu nhưng hoàn toàn không sinh hoạt tình dục. Họ gọi đó là giới tính thứ tư.
Chị Th. ở Vũng Tàu sinh ra trong một gia đình khá giả. Nhiều chàng trai săn đón từ khi chị mới ở tuổi trăng tròn. Đến khi chị tốt nghiệp đại học và đi làm, gia đình không thấy động tĩnh gì mới giục giã, nhờ người mai mối. Mẹ chị bảo cha mẹ già rồi chết, con cần một người đàn ông để nương tựa. Và chị đồng ý kết hôn với một kỹ sư hơn chị 4 tuổi, cùng cơ quan. Đám cưới diễn ra linh đình, bạn bè và họ hàng đều hân hoan chúc mừng hai người “đã tìm thấy một nửa của nhau”.
Vậy mà sau hai tháng Th. đã trở về sống với cha mẹ. Anh chồng tới kiếm, thanh minh rằng con đối xử với vợ con rất tốt nhưng cô ấy cứ đòi về nhà. Nói xong câu ấy mặt anh đỏ bừng. Bà nhạc khuyên thôi đưa nó về, nó cứ sinh một đứa con là hết nhõng nhẽo. Anh chồng lúng túng gọi điện cho tôi “vì nói qua điện thoại dễ hơn”.
Thì ra từ lúc cưới mỗi lần anh định “làm chồng” đều bị chị từ chối. Anh hỏi tôi có thuốc gì chữa lãnh cảm không hay làm cách nào để anh có thể quan hệ, và “nếu vợ tôi có bầu thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”. Khi nói chuyện với chị, tôi mới biết chị chỉ thích trò chuyện, nắm tay, hôn nhè nhẹ chứ đừng hôn sâu, đừng đụng chạm đến những “điểm quan trọng” và dứt khoát không quan hệ tình dục. Cuối cùng họ chia tay, anh cưới một cô gái khác, còn chị trở về nhà.
Trong xã hội chúng ta cũng thấy một số anh chị không lập gia đình. Người ngoài cuộc đồn đoán họ bị thất tình nên mất hi vọng, niềm tin vào người thứ hai, thứ ba. Có thể nhưng rất ít, vì tình yêu mới sẽ xóa đi những định kiến và thời gian cũng bào mòn hận thù kẻ bạc tình. Liệu họ có phải là những người lập dị? Để dễ hiểu tôi xin đưa ra một ví dụ: một đứa trẻ thuận tay trái, dù cha mẹ, thầy cô uốn nắn nó vẫn thuận tay trái; xu hướng tình dục cũng vậy.
Anthony Bogaert (Canada) phỏng vấn 18.000 người cả nam và nữ thì thấy 1% trong số đó trả lời không thích tình dục, không hề bị thu hút bởi người khác giới hay đồng giới.
Tiến sĩ Juliet Richters thuộc Đại học Sydney, Úc, công bố nghiên cứu của nhóm trên 20.000 người trưởng thành lại thấy 6% hoàn toàn không quan tâm đến tình dục.
Họ có khác người không? Hoàn toàn không, rất nam tính hoặc nữ tính, có chăng là xu hướng không thích tình dục. Họ sống kín đáo, không đọc sách nói về tình dục, ghét phim ướt át và đôi khi phản ứng quá khích nếu ai đó trêu cợt hay nói đến hai chữ “tình dục”. Ngoài điều đó ra họ làm việc cần mẫn, quan hệ với đồng nghiệp tốt, ít khi làm mất lòng ai. Tôi hỏi họ có buồn không. Họ đều trả lời “không” và cho rằng “đang sống rất tốt”.
Vậy chúng ta nên tôn trọng những người tạm gọi là “vô tính” này. Hãy để họ sống như họ muốn, đừng tác động theo kiểu sợ “quá lứa, lỡ thì” hay dọa dẫm chết đi sẽ trở thành “bà cô, ông mãnh”. Mãi đến năm 1987 Tổ chức Y tế thế giới mới coi tình dục như một môn học, thì các vấn đề rắc rối thuộc lĩnh vực này sẽ còn nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học đang trên đường khám phá.
BS LÊ THÚY TƯƠI
TT - Chúng ta đã nghe những người đồng tính yêu đương cháy bỏng, sinh hoạt tình dục theo kiểu riêng, được gọi là giới tính thứ ba. Các nhà khoa học còn phát hiện một xu thế nữa, có yêu nhưng hoàn toàn không sinh hoạt tình dục. Họ gọi đó là giới tính thứ tư.
Chị Th. ở Vũng Tàu sinh ra trong một gia đình khá giả. Nhiều chàng trai săn đón từ khi chị mới ở tuổi trăng tròn. Đến khi chị tốt nghiệp đại học và đi làm, gia đình không thấy động tĩnh gì mới giục giã, nhờ người mai mối. Mẹ chị bảo cha mẹ già rồi chết, con cần một người đàn ông để nương tựa. Và chị đồng ý kết hôn với một kỹ sư hơn chị 4 tuổi, cùng cơ quan. Đám cưới diễn ra linh đình, bạn bè và họ hàng đều hân hoan chúc mừng hai người “đã tìm thấy một nửa của nhau”.
Vậy mà sau hai tháng Th. đã trở về sống với cha mẹ. Anh chồng tới kiếm, thanh minh rằng con đối xử với vợ con rất tốt nhưng cô ấy cứ đòi về nhà. Nói xong câu ấy mặt anh đỏ bừng. Bà nhạc khuyên thôi đưa nó về, nó cứ sinh một đứa con là hết nhõng nhẽo. Anh chồng lúng túng gọi điện cho tôi “vì nói qua điện thoại dễ hơn”.
Thì ra từ lúc cưới mỗi lần anh định “làm chồng” đều bị chị từ chối. Anh hỏi tôi có thuốc gì chữa lãnh cảm không hay làm cách nào để anh có thể quan hệ, và “nếu vợ tôi có bầu thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”. Khi nói chuyện với chị, tôi mới biết chị chỉ thích trò chuyện, nắm tay, hôn nhè nhẹ chứ đừng hôn sâu, đừng đụng chạm đến những “điểm quan trọng” và dứt khoát không quan hệ tình dục. Cuối cùng họ chia tay, anh cưới một cô gái khác, còn chị trở về nhà.
Trong xã hội chúng ta cũng thấy một số anh chị không lập gia đình. Người ngoài cuộc đồn đoán họ bị thất tình nên mất hi vọng, niềm tin vào người thứ hai, thứ ba. Có thể nhưng rất ít, vì tình yêu mới sẽ xóa đi những định kiến và thời gian cũng bào mòn hận thù kẻ bạc tình. Liệu họ có phải là những người lập dị? Để dễ hiểu tôi xin đưa ra một ví dụ: một đứa trẻ thuận tay trái, dù cha mẹ, thầy cô uốn nắn nó vẫn thuận tay trái; xu hướng tình dục cũng vậy.
Anthony Bogaert (Canada) phỏng vấn 18.000 người cả nam và nữ thì thấy 1% trong số đó trả lời không thích tình dục, không hề bị thu hút bởi người khác giới hay đồng giới.
Tiến sĩ Juliet Richters thuộc Đại học Sydney, Úc, công bố nghiên cứu của nhóm trên 20.000 người trưởng thành lại thấy 6% hoàn toàn không quan tâm đến tình dục.
Họ có khác người không? Hoàn toàn không, rất nam tính hoặc nữ tính, có chăng là xu hướng không thích tình dục. Họ sống kín đáo, không đọc sách nói về tình dục, ghét phim ướt át và đôi khi phản ứng quá khích nếu ai đó trêu cợt hay nói đến hai chữ “tình dục”. Ngoài điều đó ra họ làm việc cần mẫn, quan hệ với đồng nghiệp tốt, ít khi làm mất lòng ai. Tôi hỏi họ có buồn không. Họ đều trả lời “không” và cho rằng “đang sống rất tốt”.
Vậy chúng ta nên tôn trọng những người tạm gọi là “vô tính” này. Hãy để họ sống như họ muốn, đừng tác động theo kiểu sợ “quá lứa, lỡ thì” hay dọa dẫm chết đi sẽ trở thành “bà cô, ông mãnh”. Mãi đến năm 1987 Tổ chức Y tế thế giới mới coi tình dục như một môn học, thì các vấn đề rắc rối thuộc lĩnh vực này sẽ còn nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học đang trên đường khám phá.
BS LÊ THÚY TƯƠI