Mang thai 24 tuần tuổi cũng phải đi tù (Hình minh họa) | Thai nhi 24 tuần tuổi cũng có tội (?!) Người phụ nữ đang mang thai dù có phạm tội cũng được áp dụng những chính sách nhân đạo vì đứa bé trong bụng họ là một sinh linh vô tội. Thế nhưng, một phụ nữ mang thai 24 tuần vẫn bị bắt tạm giam khiến dư luận bức xúc. |
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Thai phụ bị bắt Chị Trang Nhã Hiền (SN 1979, ở 392/20/18 Cao Thắng, quận 10, TP.Hồ Chí Minh) có quan hệ bà con với bà Trần Thị Xuân Hoa và Trần Thị Xuân Lan nên nhiều lần vay tiền của hai bà này để kinh doanh quần áo thời trang, mua sắm nhà cửa, xe cộ. Trên giấy vay nợ chỉ ghi số tiền vay mà không thỏa thuận mục đích sử dụng tiền, không thỏa thuận ngày phải trả nợ, không nêu rõ động cơ và mục đích cho vay. Bị can Trang Nhã Hiền. Từ năm 2006 đến 2008, hai người này cho chị Hiền vay 45 tỷ đồng với lãi suất khá cao (theo anh Hà chồng chị Hiền cho biết thì lãi suất lên tới 12-30%/tháng). Tổng lãi mà chị Hiền đã trả lên tới 35 tỷ đồng. Tuy là chuyện vay mượn riêng của chị Hiền, nhưng gia đình anh Hà đã bán nhà cửa để trả nợ khi việc kinh doanh của chị Hiền gặp khó khăn. Không những thế, gia đình anh Hà còn viết giấy cam kết trả nợ, chỉ xin họ giảm trừ phần lãi quá cao nhưng họ không chịu. Sau đó, bà Hoa, bà Lan “tố” sự việc lên Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an. Ngày 29-4-2011 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với chị Hiền về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 9-5, VKSND tối cao có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với chị Hiền. Ngày 23-5, CQĐT đến nhà bắt tạm giam chị Hiền. Điều nói là dù vợ chồng chị Hiền đã cho CQĐT biết rằng chị Hiền đã mang thai 24 tuần, thai phụ vẫn bị bắt tạm giam. Anh Hà bức xúc: “Họ biết vợ tôi đang có thai, là trường hợp không bị bắt tạm giam theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng họ vẫn làm khiến vợ tôi hoảng loạn ngất xỉu và mấy ngày sau rơi vào tình trạng suy nhược, thai nhi bị động nghiêm trọng”. Vì sợ đứa bé trọng bụng mẹ có thể bị nguy hiểm, gia đình anh Hà đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng. Thai nhi không có tội Chưa nói đến vụ án này có phải là “hình sự hóa” quan hệ dân sự hay không, nhưng nhiều Luật sư đều cho rằng việc bắt tạm giam phụ nữ đang mang thai đã làm mất đi tính nhân đạo của pháp luật XHCN. Trao đổi với PV, Luật sư Thiệu Ánh Dương cho hay: “Khi nói đến phụ nữ có thai là nói đến vấn đề nhân đạo giành cho người phụ nữ, thai nhi và trẻ em. Ngay cả trường hợp người mẹ phạm tội thì thai nhi hoặc trẻ em vẫn là vô can và vô tội. Hình thức tạm giam sẽ tác động rất xấu đến sự hình thành và phát triển của những mầm sống nhỏ bé này, do đó pháp luật đã thể hiện sự nhân đạo này rất rõ tại Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Theo điều luật này, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp là: bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; và bị can bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Việc công an áp dụng hình thức ngăn chặn là tạm giam trong khi chị Hiền đang có thai 24 tuần liệu có phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự không”, Luật sư Dương đáp: “Trường hợp của chị Hiền hoàn toàn thuộc trường hợp không thể bị tạm giam vì chị Hiền khi bị bắt đã cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý về việc mình mang thai 24 tuần, có nơi cư trú ổn định, không bị truy nã, đã 2 năm làm việc với CQĐT rất đầy đủ, không phạm tội gì khác và không liên quan đến an ninh quốc gia. Hơn nữa, chị Hiền đến nay cũng không phải là tội phạm nên không thể bị đối xử nặng nề như tội phạm vì chị chưa bị cơ quan pháp luật chứng minh có tội và bị kết tội. Sau khi đọc hồ sơ, theo quan điểm cá nhân của tôi, việc chị Hiền bị khởi tố và bắt giam như trên là bất thường bởi ngay ngày khởi tố bị can là họ ký lệnh bắt tạm giam luôn chị Hiền. Điều tra viên thuộc Bộ Công an, theo đánh giá của tôi là những người có trình độ pháp lý rất cao, có kinh nghiệm và sự hiểu biết vấn đề chính trị và xã hội rất rộng. Những yếu tố pháp lý trong vụ án nêu trên rõ ràng, đơn giản và đã được cơ quan công an làm việc hơn 2 năm, do đó việc đánh giá tính chất hình sự hay dân sự, tạm giam đúng hay sai là không khó”. Nhìn nhận lại toàn bộ diễn biến, Luật sư Dương bình luận: “Vụ việc này khiến tôi băn khoăn và liên tưởng đến những hiện tượng mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nghiêm khắc khống chế trong nhiều năm qua đó là thực trạng “hình sự hóa quan hệ dân sự”. Do đó tôi nghĩ cần phải có lãnh đạo cấp cao trong các cơ quan chức năng can thiệp để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra cho tính mạng và sức khỏe của mẹ con chị Hiền. Theo 24h |