Làm thế nào một cô gái có thể trở thành khuôn mặt được hôn nhiều nhất trong mọi thời đại? Câu chuyện buồn và có phần bí ẩn này mới đây đã được tiết lộ.
Một cô gái nhảy xuống sông Seine ở Pháp từ thế kỷ 19 chính là người có khuôn mặt được hôn nhiều nhất. Khuôn mặt của cô được dùng để tạo hình mặt cho mannequin "Cứu Annie", vốn được các nhân viên cứu hộ và công chúng dùng để học cách hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi.
Có một câu chuyện rất phổ biến rằng cô gái đã nhảy xuống sông để tự vẫn do yêu đơn phương. Khi được các nhân viên cứu hộ vớt lên, thi thể không sức sống của thiếu nữ trẻ này không có dấu hiệu bị đánh đập hay ngược đãi. Cô gái không được nhận dạng, vì vậy một mặt nạ thạch cao về khuôn mặt của cô được treo bên ngoài một cửa hiệu, theo đúng thông lệ về những trường hợp như vậy.
Thay vì tìm hiểu cô gái từ đâu tới, bộ mặt thanh tú của cô lại truyền cảm hứng cho các hoạ sĩ, nhà văn thêu dệt các câu chuyện về cái chết của cô. Cô gái được gọi là "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine".
Vào những năm 1950, một công ty của Na Uy đã tiên phong trong việc tạo búp bê cấp cứu từ cô gái trên. Theo trang web của công ty trên, người sáng lập của họ là Asmund Laerdal cảm động trước câu chuyện về "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine" nên đã tạo ra mannequin giống người thật với gương mặt của cô gái trên và lấy tên là "Cứu Annie". Đây là mannequin chuyên dùng để huấn luyện mọi người cách hô hấp nhân tạo.
Asmund Laerdal lý luận rằng nếu mannequin giống người thật, các sinh viên sẽ thích học cách hô hấp nhân tạo.
Tới giờ, hàng triệu nhân viên cứu hộ đã dùng bộ mặt của cô gái trên để học cách trao "nụ hôn của sự sống", khiến "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine" trở thành người phụ nữ được hôn nhiều nhất thế giới.
Theo Vietnamnet
Một cô gái nhảy xuống sông Seine ở Pháp từ thế kỷ 19 chính là người có khuôn mặt được hôn nhiều nhất. Khuôn mặt của cô được dùng để tạo hình mặt cho mannequin "Cứu Annie", vốn được các nhân viên cứu hộ và công chúng dùng để học cách hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi.
Có một câu chuyện rất phổ biến rằng cô gái đã nhảy xuống sông để tự vẫn do yêu đơn phương. Khi được các nhân viên cứu hộ vớt lên, thi thể không sức sống của thiếu nữ trẻ này không có dấu hiệu bị đánh đập hay ngược đãi. Cô gái không được nhận dạng, vì vậy một mặt nạ thạch cao về khuôn mặt của cô được treo bên ngoài một cửa hiệu, theo đúng thông lệ về những trường hợp như vậy.
Thay vì tìm hiểu cô gái từ đâu tới, bộ mặt thanh tú của cô lại truyền cảm hứng cho các hoạ sĩ, nhà văn thêu dệt các câu chuyện về cái chết của cô. Cô gái được gọi là "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine".
Vào những năm 1950, một công ty của Na Uy đã tiên phong trong việc tạo búp bê cấp cứu từ cô gái trên. Theo trang web của công ty trên, người sáng lập của họ là Asmund Laerdal cảm động trước câu chuyện về "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine" nên đã tạo ra mannequin giống người thật với gương mặt của cô gái trên và lấy tên là "Cứu Annie". Đây là mannequin chuyên dùng để huấn luyện mọi người cách hô hấp nhân tạo.
Asmund Laerdal lý luận rằng nếu mannequin giống người thật, các sinh viên sẽ thích học cách hô hấp nhân tạo.
Tới giờ, hàng triệu nhân viên cứu hộ đã dùng bộ mặt của cô gái trên để học cách trao "nụ hôn của sự sống", khiến "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine" trở thành người phụ nữ được hôn nhiều nhất thế giới.
Theo Vietnamnet