Chiều 31/5, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy
hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh đã đề nghị Bộ Ngoại giao
can thiệp.
> Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, theo điện đàm của ngư dân, chiều 31/5,
trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh
bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’
kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh
Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân
Trung Quốc tiến đến. Cách tàu Việt Nam khoảng 40 m, họ đã nổ súng bắn
xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
Thuyền trưởng Lê Văn Giúp, một trong 4 thuyền trường
tàu cá bị uy hiếp nói, ông đã bẻ vô lăng kịp tránh đâm vào tàu Trung
Quốc. Theo ông Giúp, 3 tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 27, 28 và
989 có trang bị vũ khí.
Nội dung điện đàm cho hay, cả chiều và đêm 31/5, 3
chiếc tàu này bám sát 4 tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên. Thuyền trường
tàu Việt Nam buộc phải lùi sâu vào trong, tránh sự uy hiếp của tàu phía
Trung Quốc.
Sáng 1/6, anh Giúp đã liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin.
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền cho hay, từ đầu tháng 3, tàu
hành nghề của Trung Quốc chèn ép ngư dân, xâm chiếm ngư trường Việt Nam
diễn ra phổ biến. "Tuy nhiên, theo báo cáo cáo và mô tả của ngư dân thì
lần này là tàu quân sự của Trung Quốc vì tàu có trang bị vũ khí", đại
tá Huyền nói.
Trước mắt Bộ đội biên phòng Phú Yên đã hướng dẫn các
tàu ngư dân tránh tàu quân sự của Trung Quốc nhưng tiếp tục bám biển,
giữ ngư trường. "Đây là ngư trường truyền thống và thuộc vùng chủ quyền
của Việt Nam”, ông Huyền khẳng định.
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao.
"Chúng tôi đã có báo cáo khẩn cấp toàn bộ sự việc, và
đề nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp can thiệp, đấu tranh để bảo vệ bảo vệ
ngư dân và vùng chủ quyền Việt Nam".
Đây được cho là diễn biến mới nhất sau vụ 3 tàu Hải
giám Trung Quốc ngang ngược vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tổng công
ty dầu khí quốc gia 5 ngày trước.
Thiên Lý
hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh đã đề nghị Bộ Ngoại giao
can thiệp.
> Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, theo điện đàm của ngư dân, chiều 31/5,
trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh
bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’
kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh
Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân
Trung Quốc tiến đến. Cách tàu Việt Nam khoảng 40 m, họ đã nổ súng bắn
xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
Đại uý Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin về việc tàu Trung Quốc bắn đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Người lao động. |
Thuyền trưởng Lê Văn Giúp, một trong 4 thuyền trường
tàu cá bị uy hiếp nói, ông đã bẻ vô lăng kịp tránh đâm vào tàu Trung
Quốc. Theo ông Giúp, 3 tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 27, 28 và
989 có trang bị vũ khí.
Nội dung điện đàm cho hay, cả chiều và đêm 31/5, 3
chiếc tàu này bám sát 4 tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên. Thuyền trường
tàu Việt Nam buộc phải lùi sâu vào trong, tránh sự uy hiếp của tàu phía
Trung Quốc.
Sáng 1/6, anh Giúp đã liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin.
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền cho hay, từ đầu tháng 3, tàu
hành nghề của Trung Quốc chèn ép ngư dân, xâm chiếm ngư trường Việt Nam
diễn ra phổ biến. "Tuy nhiên, theo báo cáo cáo và mô tả của ngư dân thì
lần này là tàu quân sự của Trung Quốc vì tàu có trang bị vũ khí", đại
tá Huyền nói.
Tàu của ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Trí Tín. |
Trước mắt Bộ đội biên phòng Phú Yên đã hướng dẫn các
tàu ngư dân tránh tàu quân sự của Trung Quốc nhưng tiếp tục bám biển,
giữ ngư trường. "Đây là ngư trường truyền thống và thuộc vùng chủ quyền
của Việt Nam”, ông Huyền khẳng định.
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao.
"Chúng tôi đã có báo cáo khẩn cấp toàn bộ sự việc, và
đề nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp can thiệp, đấu tranh để bảo vệ bảo vệ
ngư dân và vùng chủ quyền Việt Nam".
Đây được cho là diễn biến mới nhất sau vụ 3 tàu Hải
giám Trung Quốc ngang ngược vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tổng công
ty dầu khí quốc gia 5 ngày trước.
Thiên Lý