Ngày xưa ở
trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế
những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm
qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế
cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà
lại hay ăn vụng và tham lam.
Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không
được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng
luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà
vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.
Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên
đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất
đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người
đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn
có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của
nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu
thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông
lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.
Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu
bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy
đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào
tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe
tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa
giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu
ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.
Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm,
ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội
lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái.
Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng
thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó
có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn
sờ soạng bốc lấy bốc để...
Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát
ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông
thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội
làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.
Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng
bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm
thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở
thiên đình.
Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này
qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh
cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên
đán.
Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không
quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi "Trong nhà có một bà hay la liếm" mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.
Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi
trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế
những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm
qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế
cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà
lại hay ăn vụng và tham lam.
Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không
được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng
luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà
vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.
Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên
đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất
đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người
đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn
có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của
nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu
thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông
lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.
Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu
bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy
đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào
tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe
tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa
giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu
ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.
Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm,
ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội
lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái.
Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng
thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó
có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn
sờ soạng bốc lấy bốc để...
Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát
ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông
thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội
làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.
Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng
bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm
thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở
thiên đình.
Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này
qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh
cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên
đán.
Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không
quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi "Trong nhà có một bà hay la liếm" mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.
Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi