Ngày đó trâu
cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai
khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục
đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ
trâu mách chủ.
Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng
thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc.
Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi,
nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được
miếng gì vào bụng.
Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn
lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che
mắt chủ, hắn đã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật,
rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà
nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì
nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần
làm cho trâu rất tức tối.
Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất
cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn
ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn
ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng. Buổi sáng hôm
sau, người chủ dắt trâu ra cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn
nổi. Chủ gắt:
- Nào có đi mau lên không. Đồ lười!
Trâu trả lời:
- Không phải lười mà tại đói.
Chủ hỏi tiếp:
- Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng.
Bấy giờ trâu mới vạch mặt:
- Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét, ỉa cái phẹt, hết no.
Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó
người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn
một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm
đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.
Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên
bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung ung ăn cỏ. Bỗng dưng
có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ
vào trâu mà nói: "Tại nó cả. Vì nó mách chủ..." Đoạn hắn kể cho ông nghe
hết đầu đuôi.
Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: "Ta rất thương con gặp phải
chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng". Hắn
đáp: "Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào
cho nó không thể nói được nữa. ạng lão bảo: "Khó gì việc đó. Ta sẽ có
phép làm cho con vừa ý".
Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu,
rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó gí vào dưới cổ con vật. Trâu cố
giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói
của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát
ra có mỗi một tiếng "nghé ọ..." mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một
cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà
trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ
cho mãi đến ngày nay.
Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi
cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai
khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục
đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ
trâu mách chủ.
Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng
thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc.
Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi,
nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được
miếng gì vào bụng.
Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn
lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che
mắt chủ, hắn đã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật,
rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà
nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì
nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần
làm cho trâu rất tức tối.
Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất
cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn
ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn
ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng. Buổi sáng hôm
sau, người chủ dắt trâu ra cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn
nổi. Chủ gắt:
- Nào có đi mau lên không. Đồ lười!
Trâu trả lời:
- Không phải lười mà tại đói.
Chủ hỏi tiếp:
- Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng.
Bấy giờ trâu mới vạch mặt:
- Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét, ỉa cái phẹt, hết no.
Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó
người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn
một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm
đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.
Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên
bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung ung ăn cỏ. Bỗng dưng
có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ
vào trâu mà nói: "Tại nó cả. Vì nó mách chủ..." Đoạn hắn kể cho ông nghe
hết đầu đuôi.
Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: "Ta rất thương con gặp phải
chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng". Hắn
đáp: "Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào
cho nó không thể nói được nữa. ạng lão bảo: "Khó gì việc đó. Ta sẽ có
phép làm cho con vừa ý".
Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu,
rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó gí vào dưới cổ con vật. Trâu cố
giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói
của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát
ra có mỗi một tiếng "nghé ọ..." mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một
cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà
trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ
cho mãi đến ngày nay.
Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi