Bị tai nạn giao thông trật khớp gối, tổn thương động mạch kheo, anh
Triều được bệnh viện Cà Mau bó bột. Hai ngày sau chân bắt đầu đau nhức,
không cử động được, anh đến bệnh viện TP HCM thì chân đã hoại tử phải
cưa bỏ.
Cho rằng các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Cà Mau thiếu tinh
thần trách nhiệm, chẩn đoán không chính xác để kịp thời chuyển Triều lên
bệnh viện tuyến trên xử lý, dẫn đến việc phải cưa chân, người cha - ông
Nguyễn Khắc Nhu đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh.
Ngày
26/5, ông Nguyễn Trung Nhân, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết
đã yêu cầu thanh tra ngành khẩn trương làm rõ đơn của gia đình anh
Nguyễn Hải Triều (27 tuổi) ở huyện Cái Nước.
Theo ông Nhu, sáng
30/4 con trai ông đi từ nhà ra thành phố Cà Mau bị va quyẹt nhẹ trên
đường nên sưng tấy gần đầu gối trái. Vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau,
kết quả chụp X-quang được bác sĩ chẩn đoán trật khớp gối, có khả năng bị
đứt dây chằng, chỉ định bó bột từ bắp đùi xuống đến gần mắt cá chân.
Hai
ngày sau bàn chân trái bị tím đen, đau nhức toàn chân, không cử động
được, bệnh nhân báo với bác sĩ. “Lúc đó xem lại phim X-quang bác sĩ nói
không sao, có thể do bó bột chặt quá máu không lưu thông được xuống chân
nên chỉ định cắt bớt một đoạn bột bó trên bắp đùi. Hôm sau vẫn thấy
không khả quan, gia đình xin chuyển lên tuyến trên nhưng bệnh viện không
đồng ý”, anh Triều kể.
Gia đình một lần nữa yêu cầu kiểm tra lại chân bệnh nhân, nhưng bác sĩ vẫn cho biết không sao và từ chối chuyển tuyến trên.
Ngày
2/5 gia đình quyết định tự ý đưa Triều lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh
hình TP HCM khám, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Chợ Rẫy
chẩn đoán bệnh nhân bị trật khớp gối trái, tổn thương động mạch kheo
ngày thứ hai gây hoại tử nên phải cưa chân.
Anh Triều với nửa chân trái vừa bị cưa. Ảnh: Thiên Phước
Đau xót trước việc con trai bị mất chân oan uổng, người cha bức xúc cho
rằng nếu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phát hiện kịp thời và cho chuyển lên
tuyến trên sớm thì con ông không phải bị cưa chân. Do đó, ông gửi đơn
khiếu kiện bệnh viện, yêu cầu Sở Y tế Cà Mau xác minh làm rõ để xử lý
nghiêm những thầy thuốc không làm tròn trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Trao
đổi với VnExpress.net, ông Lưu Anh Tài - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Cà Mau - cho rằng bệnh viện không có máy chụp động mạch cản quang
và siêu âm mạch máu ngoại biên nên việc không phát hiện anh Triều bị
chấn thương động mạch kheo là nguyên nhân khách quan, bệnh viện không có
lỗi. Theo ông Tài, gia đình bệnh nhân quen biết rất nhiều người trong
ngành y tế nên được gửi gắm rất kỹ, không hề có việc bệnh viện thiếu
quan tâm hoặc không cho chuyển viện.
Cũng theo người đứng đầu
bệnh viện này, gia đình anh Triều tự ý trốn viện lên tuyến trên nên
không rõ các bệnh viện ở TP HCM xử trí thế nào. Do đó cần thiết phải họp
hội đồng khoa học để đánh giá lại toàn bộ vụ việc mới khách quan và sớm
có kết quả trả lời chính thức cho gia đình bệnh nhân.
“Theo tôi,
nếu tổn thương động mạch kheo phía sau nhượng gây hoại tử chân thì phải
tháo luôn khớp gối nhưng không hiểu sao anh Triều chỉ bị cưa 1/3 chân.
Ngoài ra, bệnh nhân vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM là nơi
đủ điều kiện điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương động mạch kheo, nhưng
lại chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để cưa chân là điều khó hiểu cần được
làm rõ”, ông Tài nói.
Thiên Phước
Triều được bệnh viện Cà Mau bó bột. Hai ngày sau chân bắt đầu đau nhức,
không cử động được, anh đến bệnh viện TP HCM thì chân đã hoại tử phải
cưa bỏ.
Cho rằng các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Cà Mau thiếu tinh
thần trách nhiệm, chẩn đoán không chính xác để kịp thời chuyển Triều lên
bệnh viện tuyến trên xử lý, dẫn đến việc phải cưa chân, người cha - ông
Nguyễn Khắc Nhu đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh.
Ngày
26/5, ông Nguyễn Trung Nhân, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết
đã yêu cầu thanh tra ngành khẩn trương làm rõ đơn của gia đình anh
Nguyễn Hải Triều (27 tuổi) ở huyện Cái Nước.
Theo ông Nhu, sáng
30/4 con trai ông đi từ nhà ra thành phố Cà Mau bị va quyẹt nhẹ trên
đường nên sưng tấy gần đầu gối trái. Vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau,
kết quả chụp X-quang được bác sĩ chẩn đoán trật khớp gối, có khả năng bị
đứt dây chằng, chỉ định bó bột từ bắp đùi xuống đến gần mắt cá chân.
Hai
ngày sau bàn chân trái bị tím đen, đau nhức toàn chân, không cử động
được, bệnh nhân báo với bác sĩ. “Lúc đó xem lại phim X-quang bác sĩ nói
không sao, có thể do bó bột chặt quá máu không lưu thông được xuống chân
nên chỉ định cắt bớt một đoạn bột bó trên bắp đùi. Hôm sau vẫn thấy
không khả quan, gia đình xin chuyển lên tuyến trên nhưng bệnh viện không
đồng ý”, anh Triều kể.
Gia đình một lần nữa yêu cầu kiểm tra lại chân bệnh nhân, nhưng bác sĩ vẫn cho biết không sao và từ chối chuyển tuyến trên.
Ngày
2/5 gia đình quyết định tự ý đưa Triều lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh
hình TP HCM khám, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Chợ Rẫy
chẩn đoán bệnh nhân bị trật khớp gối trái, tổn thương động mạch kheo
ngày thứ hai gây hoại tử nên phải cưa chân.
Anh Triều với nửa chân trái vừa bị cưa. Ảnh: Thiên Phước
Đau xót trước việc con trai bị mất chân oan uổng, người cha bức xúc cho
rằng nếu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phát hiện kịp thời và cho chuyển lên
tuyến trên sớm thì con ông không phải bị cưa chân. Do đó, ông gửi đơn
khiếu kiện bệnh viện, yêu cầu Sở Y tế Cà Mau xác minh làm rõ để xử lý
nghiêm những thầy thuốc không làm tròn trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Trao
đổi với VnExpress.net, ông Lưu Anh Tài - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Cà Mau - cho rằng bệnh viện không có máy chụp động mạch cản quang
và siêu âm mạch máu ngoại biên nên việc không phát hiện anh Triều bị
chấn thương động mạch kheo là nguyên nhân khách quan, bệnh viện không có
lỗi. Theo ông Tài, gia đình bệnh nhân quen biết rất nhiều người trong
ngành y tế nên được gửi gắm rất kỹ, không hề có việc bệnh viện thiếu
quan tâm hoặc không cho chuyển viện.
Cũng theo người đứng đầu
bệnh viện này, gia đình anh Triều tự ý trốn viện lên tuyến trên nên
không rõ các bệnh viện ở TP HCM xử trí thế nào. Do đó cần thiết phải họp
hội đồng khoa học để đánh giá lại toàn bộ vụ việc mới khách quan và sớm
có kết quả trả lời chính thức cho gia đình bệnh nhân.
“Theo tôi,
nếu tổn thương động mạch kheo phía sau nhượng gây hoại tử chân thì phải
tháo luôn khớp gối nhưng không hiểu sao anh Triều chỉ bị cưa 1/3 chân.
Ngoài ra, bệnh nhân vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM là nơi
đủ điều kiện điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương động mạch kheo, nhưng
lại chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để cưa chân là điều khó hiểu cần được
làm rõ”, ông Tài nói.
Thiên Phước