TT - Qua các đề thi trắc nghiệm vật lý THPT, CĐ và ĐH
từ năm 2007 đến nay, có thể tạm đúc kết cách làm bài thi vật lý nhanh và
hợp lý.
Trước hết phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn
những câu lý thuyết mà biết chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai
thì tô lên chữ sai để sau đó coi lại cho chắc. Sau đó nên làm lý thuyết
trước (chiếm trên 40%). Những câu nào chưa suy luận được thì ghi chú
lại ngoài rìa đề thi để làm lại sau.
Phần bài tập vì có nhiều mã đề nên không như thi tự
luận thường cho câu dễ trước, câu đúng sau. Do đó câu nào làm nhanh,
chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính toán qua
2-3 giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh thần khi gặp 2-3 câu đầu tiên
khó. Toán vật lý cần đơn vị, nhưng nếu nhìn thấy bốn đáp án có số hạng
đầu khác nhau và tính toán chỉ có nhân chia (không lấy căn hay lũy thừa)
thì đa số trường hợp đều không cần đổi đơn vị làm mất thì giờ.
Về cấu trúc đề thi, phần nhiều câu nhất là phần dao
động cơ học và phần dòng điện xoay chiều. Với phần dao động cơ học, học
sinh thường vướng ở vấn đề thời gian đi từ điểm này đến điểm kia. Trừ
một số trường hợp đặc biệt có thể học thuộc, nên chú ý phương pháp giải
tổng quát dựa vào mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn
đều.
Với phần dòng điện xoay chiều, một số câu hơi khó có
thể vẽ giản đồ và dùng kiến thức hình học đơn giản để giải. Các phần
sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử, từ vi mô đến vĩ mô
thường cho lý thuyết khá nhiều, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ sâu sắc
các kiến thức trong sách giáo khoa.
Phần bài tập sóng ánh sáng thường là giao thoa ánh sáng
với những kiến thức quen thuộc như tìm số vân, vị trí vân trùng... Phần
bài tập hạt nhân nguyên tử chú ý đến năng lượng liên kết riêng, số hạt
nhân phân rã trong hiện tượng phóng xạ, năng lượng phản ứng...
TRẦN QUANG PHÚ
(giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM)
từ năm 2007 đến nay, có thể tạm đúc kết cách làm bài thi vật lý nhanh và
hợp lý.
Trước hết phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn
những câu lý thuyết mà biết chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai
thì tô lên chữ sai để sau đó coi lại cho chắc. Sau đó nên làm lý thuyết
trước (chiếm trên 40%). Những câu nào chưa suy luận được thì ghi chú
lại ngoài rìa đề thi để làm lại sau.
Phần bài tập vì có nhiều mã đề nên không như thi tự
luận thường cho câu dễ trước, câu đúng sau. Do đó câu nào làm nhanh,
chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính toán qua
2-3 giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh thần khi gặp 2-3 câu đầu tiên
khó. Toán vật lý cần đơn vị, nhưng nếu nhìn thấy bốn đáp án có số hạng
đầu khác nhau và tính toán chỉ có nhân chia (không lấy căn hay lũy thừa)
thì đa số trường hợp đều không cần đổi đơn vị làm mất thì giờ.
Về cấu trúc đề thi, phần nhiều câu nhất là phần dao
động cơ học và phần dòng điện xoay chiều. Với phần dao động cơ học, học
sinh thường vướng ở vấn đề thời gian đi từ điểm này đến điểm kia. Trừ
một số trường hợp đặc biệt có thể học thuộc, nên chú ý phương pháp giải
tổng quát dựa vào mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn
đều.
Với phần dòng điện xoay chiều, một số câu hơi khó có
thể vẽ giản đồ và dùng kiến thức hình học đơn giản để giải. Các phần
sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử, từ vi mô đến vĩ mô
thường cho lý thuyết khá nhiều, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ sâu sắc
các kiến thức trong sách giáo khoa.
Phần bài tập sóng ánh sáng thường là giao thoa ánh sáng
với những kiến thức quen thuộc như tìm số vân, vị trí vân trùng... Phần
bài tập hạt nhân nguyên tử chú ý đến năng lượng liên kết riêng, số hạt
nhân phân rã trong hiện tượng phóng xạ, năng lượng phản ứng...
TRẦN QUANG PHÚ
(giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM)