DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Nhà cách mạng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Nhà cách mạng Empty Nhà cách mạng 2011-05-11, 11:07 pm

Duy Đen

Duy Đen
Thành Viên Cấp 9
Thành Viên Cấp 9

"Trong suốt cuộc chiến tranh Việt-Pháp 1945-54, cơ sở trường Khải Định Huế bị lính Nhảy Dù Tây chiếm làm doanh trại. Thời kỳ đó, sau khi khai giảng trở lại năm 1949, dãy nhà bên phải của trường Đồng Khánh được cho trường Khải Định mượn tạm để làm trường sở. Cuối niên khóa 1954-55, Tây trả cơ sở lại cho trường Khải Định. Lúc đó, ông Nguyễn Văn H. mới lên làm hiệu trưởng. Sợ bị "mất trường", ông hiệu trưởng ra lệnh cho học sinh, nam cũng như nữ, cứ mấy trò thì chung một cái bàn hay một cái ghế học trò, khiêng từ cơ sở bên trường Đồng Khánh "trở về tổ ấm" bên trường Khải Định. "Cuộc hành quân giành trường chiếm sân" ấy thiệt là vui! Tau là một trong những thằng tích cực nhất trong cái công việc nữa làm nửa chơi như thế." Lê Phúc Lư kể lại cho mấy đứa bạn đang ngồi chỏng tai nghe một cách thích thú.

- "Rứa tại răng ông H. đuổi mày khỏi trường?" Tôi hỏi.

- "Tại tao! Tại tao chớ không phải tại ông ấy." Lê Phúc Lư tự nhận lỗi ở mình.

Năm học Đệ Tam, bỗng Lê Phúc Lư như bị bệnh tâm thần, bị điện chạm, bị "mát" giây, bị "mad", nếu nói theo tiếng Tây, hoặc điện "xăng đít" lên "đơ xăng vanh" một cách bất tử, như theo cách diễu của Thanh Hoài. Anh ta hay bỏ học, đi lang thang. Giờ học chính thức ở trường thì không học nhưng lại ghi tên học một "cour part." (*) của Tr. M tại nhà cô ở Hàng Mẹ Lúc ấy Tr. M. cũng đang học lớp đệ nhất, chờ đám cưới xong là qua Pháp theo chồng. Lê Phúc Lư đến nhà cô, thay vì vào phòng ngồi học với cô thì anh ta lang thang ngoài vườn, tìm ổi hay mãng cầu ăn chơi. Ngôi vườn rộng, có nhiều cây trái, trồng từ trước 1945, khi ông gia đình Đào Duy Anh còn ở ngôi nhà nầy. Cô giáo gọi Lư vào hỏi:

- "Tới giờ học thì em phải học. Tại sao lang thang ngoài vườn kêu mãi không chịu vô lớp."

Thay vì trả lời cô giáo câu hỏi đó, Lư nhìn cô và cười ngỏn ngoẻn nói:

- "Cô đẹp quá!"

Cô giáo cũng phì cười. Việc cô ta không những đẹp mà cả mấy chị em cô đều đẹp, cả thành phố Huế nầy ai chẳng biết.

Còn Lư, năm ấy bị đuổi vì "vắng mặt thường xuyên" ở lớp!

Niên khóa sau đó, sau khi khai giảng được mấy tuần thì Lư đi cùng vài người nữa, vào lớp tôi, tay ôm một cuốn sổ dày. Anh ta đứng trên bục giảng, trước bảng đen, hô hào bạn học ký tên vào bản kiến nghị, xin hủy bỏ tên "Trường Khải Định" và đổi thành "Trường Quốc Học Ngô Đình Diệm" (*).Anh ta nêu lý do Khải Định là ông vua chẳng tài cán chi, cũng chẳng có lòng yêu nước, thương dân, chỉ lo ham chơi, ấm thân phì da v.v. còn "chí sĩ" Ngô Đình Diệm là người yêu nước, bao năm bôn ba nơi xứ người để mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân, cho nước v.v..

Anh ta nói nghe hùng hồn và hấp dẫn lắm. Lại hấp dẫn thêm nữa vì lúc đó tình hình chính trị miền Nam dầu sôi lửa bỏng. Tướng Hinh là tay sai của Pháp, cùng với Bình Xuyên, Ba Cụt chống lại "chí sĩ" Ngô Đình Diệm để ủng hộ Tây tiếp tục cai trị miền Nam VN. Do những sự kiện như thế, nên khi Lư nói xong, cả lớp Đệ Tam B/3 của tôi vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Tràng pháo tay vừa dứt, bỗng Lê Hữu Nam, một tay nghịch nổi tiếng và hay đùa, ngồi bàn gần cuối lớp, sát cạnh tôi, đứng dậy, la to lên: "Hoan hô nhà cách mạng Lê Phúc Lư". Cả lớp cười ầm. Ai chẳng biết Lê Phúc Lư là thằng bạn chạm dây điện, bị đuổi học vì không chịu đi học, nay Nam hoan hô nó là nhà cách mạng, ai không cười được? Chính Lư cũng toác cái miệng rộng của anh ta ra mà cười, huống gì ai?

Rồi Lư và những người trong toán chìa cuốn sổ ra, đi từng bàn để học sinh ghi tên và ký vào đó. Hết lớp nầy, Lê Phúc Lư cùng các bạn trong nhóm qua lớp khác. Khi anh ta chào chia tay, bấy giờ không riêng gì Nam mà cả lớp đều hoa tay và lớn tiếng "Chào nhà cách mạng Lê Phúc Lư", có đứa còn nghịch gọi là "nhà cách mạng Lê Phúc Lừa." (Tiếng Hán Việt Lư là Lừa) hoặc trắng trợn hơn: Lê Phúc "Khùng" v.v..

Suốt mấy năm sau, tôi vẫn cứ thắc mắc, không hiểu tại sao "anh chàng khùng, bị đuổi học" biến thành "nhà cách mạng" như thế?

Năm đệ nhất, tôi và Lư học chung một lớp và lại là bạn thân "văn nghệ, văn gừng", ngày nào cũng gặp nhau. Lúc đó thì tôi đã có truyện ngắn, truyện dài đăng trên báo "Mùa Lúa Mới", còn Lư thì thỉnh thoảng cầm tờ báo "Phụ Nữ Diễn Đàn" của bà Bút Trà, khoe với tôi bài thơ của anh ta đăng trên báo ấy. Thơ thì lâu lâu mới đăng, nhưng tuần nào anh cũng phải mua báo để coi thơ mình có đăng trong kỳ nầy hay không. Thành ra, Lư trở thành "một độc giả nghèo mà trung thành với quí báo".

Cho tới giờ, những truyện tôi viết tôi cũng đã quên mất cả đầu đề, làm sao tôi có thể nhớ được thơ anh ta nói cái gì?

Một hôm tôi hỏi Lư:

- "Tại sao mi trở thành nhà cách mạng?"

Lư chưng hửng:

- "Tau làm cách mạng khi mổ"

Tôi nhắc chuyện Lê Hữu Nam la to ngày xưa, khi Lư đem cuốn sổ đến lớp tôi, anh ta à một tiếng, cười vui vẻ thuật lại:

"Khi tụi mày đi học rồi, tên tao không có ở lớp mô hết. Tao lo lắm, xin học lại đệ tam, ông H. cũng không cho. Buồn tình, ngày nào tau cũng tới ngồi trước cửa văn phòng, xin ông hiệu trưởng xét lại. Tau bỏ học thì tau không được lên lớp đệ nhị, chớ tại răng không cho tau học lại đệ tam?

"Một hôm, khi tau đang ngồi chờ thì ông H. tới. Ông biểu: "Vô đây! vô đây!" Thấy ông vui, tao khấp khởi hy vọng. Ông ta nói:

- "Đây là lời kêu gọi xin đổi tên trường. Người khác đã viết sẵn. Anh học thuộc, cứ vô từng lớp kêu gọi học sinh ký tên vào đây (ông đưa ra cuốn sổ dày). Công việc xong xuôi tốt đẹp, tôi cho anh vào học lại."

"Tau hỏi:

- "Thưa thầy, chỉ có mình con?"

- "Còn mấy người ngoài sân, anh kêu họ đi theo. Xong việc, anh đề nghị ai, tôi cho họ vào học."

- "Mày nhớ năm đó, mấy đứa đậu trung học, xin vào ban B thì được xếp thành 5 lớp. từ B/1 tới B/5. Khoảng hai tuần sau, mấy đứa học trường công, hỏng trung học, nhưng điểm lục cá nguyệt trung bình từ 5/10 trở lên thì được vào học lớp B/6. Mấy thằng đứng ngoài sân điểm xấp xỉ 5/10 đang chờ xin ông hiệu trưởng cứu xét. Ra sân, tau kêu tụi nó lại hết, thuật lại lời ông H. rồi kêu hết cả bọn đi với tau. Tụi nó tôn tau lên làm lãnh tụ, như Đinh Bộ Lĩnh khi còn chăn trâu. Chuyện tau làm cách mạng là vậy."

*

Năm năm sau, sau khi xuất thân Đại Học Sư Phạm, ban Vạn Vật, đi dạy ít lâu, Lư cưới vợ. Vợ anh ta là con một giáo sư ở trường NTP và là học trò của người bạn tôi.

Đám cưới khá vui, nhưng đến khi ra về thì ai cũng đói bụng tại vì nhà gái đãi khách (cha mẹ Lư ở dưới làng quê, không thấy lên) theo cách mới, hơi lạ. Khách khứa ngồi vòng quanh phòng khách, không có bàn. Các cô em gái của cô dâu khi thì bưng một cái dĩa bánh mặn, khi bánh ngọt, đi vòng vòng mời khách mỗi người nhón một cái.

Vì vậy mà không ai no. Chín giờ tối, khách đi ăn cưới nhiều người lại gặp nhau tại quán bún bò Mai Lợi ở Ngã Giữa. Trong số đó có vợ chồng tôi. Kiến bò bụng quá, không về ngủ được. Thấy bạn bè đi ăn cưới về gặp nhau ở đây cười nói còn vui hơn trong đám cưới, vợ tôi là người rất tin dị đoan, nói:

- "Đám cưới mà cho ăn không no là không nên đâu."

Tôi cười, nói:

- "Xui thì nói là xui. Còn tránh né, nói là " không nên. ."

Vợ tôi không cãi lại, nói:

- "Em chỉ sợ rứa thôi!"

Được hơn nửa năm, sau vụ "Bàn thờ ra đường" (*), một hôm Lư lững thững dến nhà tôi. Trông anh ta thì vẫn vậy. Ốm và cao lêu nghêu như "cây tre miễu", hai tay dài, luôn luôn đòng đưa, tưởng như thừa, không biết dấu vào đâu, cổ dài và hơi vươn tới, ngực đồng hồ Oméga. Thầy bói Khánh Sơn nói với tôi những người có cái tướng cổ cao và ngực lép như thế là yểu. Tôi cũng hơi lo cho bạn! Và tôi thắc mắc: Về mặt y học, có phải như thế là thân thể phát triển không bình thường. Không biết mấy ông bác sĩ nghĩ sao?! Sau khi cưới vợ, mặt mày anh ta hốc hác và bơ phờ hơn. Cái miệng đã rộng nay hình như rộng hơn vì hai cái má hóp lại. Vừa ngồi vào ghế, Lư nói ngay:

- "Vợ chồng mi tới khuyên vợ tau đi theo tau đi!"

ủa!? Cái chi mà lạ rỉ Té ra hai vợ chồng không ở với nhau mà tôi không hay. Chắc là có chuyện gì. Tôi hỏi:

- "Đầu đuôi ra răng?"

Lư kể:

- "Tau bị đổi vào Vĩnh Long. Ở trong đó, tau lo nhà cửa xong xuôi rồi, về đem vợ vô. Cô ấy không chịu vô."

- "Mi nói rứa, cô ta không chịu vô là phải rồi. Ai lại nói đem vợ vô. Phải nói là rước. Tau đi chơi với vợ, cũng phải đưa với rước. Mấy "mệ" Huế, rắc rối lắm! Biết không?" Tôi cười nói đùa.

Lư chỉ cười gượng. Có lẽ anh ta không hào hứng lắm với câu nói đùa vô duyên của tôi. Cũng có thể anh ta đang lo lắng hoặc nôn nóng vì chuyện vợ con. Nhìn anh bạn, tôi thông cảm và hỏi lại nghiêm chỉnh hơn: "Tại sao mày xin đổi vô Vĩnh Long?"

- "Tau đâu có xin. Mi không biết tau bị Thiệu Kỳ trù dập à?" Lư nói, giọng có vẻ tức tối.

Tôi hỏi, vừa đùa:

- "Rứa mi có làm " cách mạng xin đổi tên trường. không?

Có tham gia " Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. không?"

Tôi hỏi như vậy vì sau vụ "Quân Thiệu-Kỳ" ra dẹp bàn thờ ở miền Trung năm 1966, nhiều quân nhân công chức tham gia tranh đấu (*) bị bắt, ai nặng tội thì bị đưa ra tòa, cho giải nhiệm, giải ngũ, hoặc đổi vào Nam, có người bị đổi vào tận Phú Quốc, Rạch Giá.

- "Không, tau không có trong "Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc" nhưng tau ở trong ban tham mưu của Thượng Tọa Đôn Hậu." Lư trả lời.

- "Rứa là mi làm "quân sư quạt mo"? Tôi cười hỏi.

- "Xếp sòng trong ban tham mưu, tau không xuất đầu lộ diện công khai, không có chức phận chi hết, nhưng quyền hành lớn, khắp cả miền Trung." Lư giải thích. Vốn dĩ, ngay từ đầu, không ưa "Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc" nên tôi nói ngay:

- "Mi biết, " Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. là hình thức một kiểu " Ba-Lê Công Xã. người Huế họ tinh tế lắm. Hồi chống chế độ Ngô Đình Diệm, người Huế hết sức tích cực, hy sinh nhiều lắm, có người còn liều cả tài sản và tính mạng cho phong trào đấu tranh. Ngay cả những người có đạo ở Phú Cam, không ưa chế độ Diệm, cũng tham gia đấu tranh. Đấu tranh để sống còn nên người Huế theo. Sau nầy đấu tranh để giành chính quyền, người Huế rất hờ hững với việc đấu tranh nầy, ngoại trừ những người có tham vọng hoặc nhẹ dạ. Mi mà cũng có tham vọng rứa?"

- "Tau cũng không biết nói làm răng?! Tau biết chớ. Tau đâu phải như tụi thằng Bàng, thằng Sang, thằng Tường, thằng Xuân. Nhưng mình đã lỡ chui vào cái guồng máy nó đang chạy, có chạy lui cũng không được."

- "Hồi đi học với mi, tau không nghĩ mi có tham vọng chi. Nếu mi tham gia phong trào chống Ngô Đình Diệm, tau còn hiểu được. Cả miền Nam, không nơi nào hoan hô ông Diệm bằng Huế; cũng không nơi nào chống ông Diệm bằng Huế. Ai cũng chống, cũng tham gia hết, ít hoặc nhiều. Còn như cái "Hội Đồng Nhăn Răng Cứu Cuốc" nầy... " Tôi bỏ dở câu nói.

- "Với mi, tau nói thiệt. Đầu tiên tau tham gia Việt Quốc. Ông thân tau và chú ruột tau ngày trước là đảng viên VN Quốc Dân Đảng. Chú tau bị Việt Minh giết, ông thân tau chạy thoát. Từ chỗ đi theo con đường của gia đình, tau được cử vào làm việc ở chỗ ông Đôn Hậu. Có hai lý do để Việt Quốc đi với Phật Giáo. Một là quần chúng Phật Giáo rất đông, cần tìm chỗ dựa ở quần chúng đó; hai là vì Đại Việt đi với Thiên Chúa Giáo thì anh em tau phải đi bên nầy."

- "Mi có biết tôn giáo hóa chính trị là một việc hết sức nguy hiểm, sẽ gây hậu quả chia rẽ dân tộc nghiêm trọng về sau không? Cái ni chỉ có lợi cho cộng sản." Tôi góp ý kiến.

- "Thôi bỏ qua chuyện ruồi bu đó đị" Lư muốn cắt đứt việc tranh luận. "Tau muốn nói chuyện gia đình tau để vợ chồng mi qua khuyên vợ tau. Có lẽ cô ấy nghe lời mi vì cô ta là học trò anh Văn, bạn thân của mị Hai là vợ tau không hiểu sao lại thích vợ mi lắm, cứ nhắc hoài."

- "Nhưng tau phải biết là tại sao vợ mi không chịu đi theo chồng?" Tôi hỏi.

- "Chuyện rất dễ hiểu. Tụi " tranh đấu. thì hô hào " GIs go home. . Từ khi tụi nó đốt Phòng Thông Tin Hoa Kỳ và đòi đuổi Mỹ về nước thì gia đình vợ tao chống giữ dội, thiếu đường tau không dám đến nhà vợ vì họ biết tau theo " tranh đấu. . Mi biết, gia đình vợ tau đông anh chị em, suốt mấy năm sống thiếu thốn vì tất cả chỉ trông nhờ vào đồng lương ông bố vợ. Con cái càng ngày càng lớn, cần chi tiêu nhiều, vật giá leo thang mà lương tiền không leo theo. Do đó bà mẹ cô ta phải đi làm sở Mỹ, lương cao, con cái được no ấm đầy đủ hơn. Bỗng nay tao theo tụi " GI go homẹ thì có khác chi tao đem nồi cơm nhà vợ mà đập bể không? Vợ tau không lấy tau thì lấy người khác. Cô ấy đẹp, lo gì, chớ ai đi theo thằng rễ đập bể nồi cơm nhà vợ được?!" Lư nói giọng buồn và có vẻ hối hận.

- "Rứa không ở đây, xin đổi vô Vĩnh Long làm chỉ"

- "Đâu có. Khi "Quân Thiệu Kỳ" ra dẹp bàn thờ, núm đầu hết. Tau không bị bắt vì tau có giữ chức vụ chi mổ Cũng không thể lấy lý do tau ở trong ban tham mưu của ông Đôn Hậu mà bắt tau được. Nhưng sau đó tau có lệnh thuyên chuyển vô Vĩnh Long. Vớt con cá ra khỏi nước là xong. Tau cũng muốn yên thân nên đi trước, lo hết mọi chuyện xong xuôi, về "rước bà" thì bà chẳng chịu ddi."

- "Thôi được. Tụi mình đi uống cà-phệ Chiều chiều, tau với vợ tau qua bên đó nói chuyện."

*

Khi tôi kể lại chuyện vợ chồng Lư với vợ tôi thì vợ tôi nhớ lại chuyện cũ, nói với vẻ nghiêm trọng:

- "Anh thấy chưa? Em nói không có sai. Đám cưới mà cho ăn không no là xui lắm."

Mà xui thật. Gần ba giờ đồng hồ, vợ chồng tôi hết sức thuyết phục Phượng, tên vợ của Lư, đi theo chồng nhưng cô ta nhất quyết từ chối. Khuyên nhủ cách chi cũng không được. Hễ nói tới tên chồng là vợ Lư xổ ra một tràng tội lớn, tội nhỏ của Lư mà vì không biết đầu đuôi ra làm sao nên chúng tôi không biện minh, bênh vực được. Nói tới chuyện tham gia phong trào thì Phượng cứ nhất quyết cho là Lư ích kỷ, vì ham danh vọng mà chà đạp lên hạnh phúc gia đình vợ. Tôi chỉ có thể nói được với Phượng một câu là tôi không bênh gì Lư trong việc nầy. Tôi biết anh ta có lỗi với vợ, với gia đình vợ, một lần lầm là một lần lỡ, hãy cho anh ta cơ hội chuộc lại lỗi lầm.

Trên đường về, tôi nói với vợ tôi:

- "Không hy vọng chi vợ chồng nó sum họp. Cô ta thương gia đình ghê lắm, thương mẹ ghê lắm. Định kiến nặng nề như thế giết chết lòng thương chồng."

Vậy mà một năm sau, trước Tết Mậu Thân, hai vợ chồng Lư từ Vĩnh Long về ăn Tết, ghé lại thăm chúng tôi, còn bồng theo một đứa con nhỏ rất khaù khỉnh.

Tôi lại chưng hửng:

- "Trời ơi! Theo nhau hồi mô mà vợ chồng tui không biết chi hết."

Thì ra, sau khi thất vọng việc về Huế "rước" vợ vô Vĩnh Long không được, Lư buồn tình ra đi một mình, tưởng thế là chuyện vợ chồng chấm dứt. Ai ngờ chỉ nửa tháng sau, khi đang dạy ở trường thì anh ta được thông báo lên văn phòng Hiệu Trưởng đón vợ vào thăm. Không chỉ vào thăm, cô ta ở lại với chồng rồi sinh một chú bé khaù khỉnh. Họ đến thăm vợ chồng tôi để cám ơn việc chúng tôi ra công hàn gắn ngày trước. Tôi nhớ tập truyện ngắn Nằm Vạ của Bùi Hiển, nói đùa với Lư: "Ấy vợ mi có tên trong " gí. đó" (*).Lư biết cái truyện ngắn đó, toét miệng ra cười.

Sau "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, Lư xin đổi về Huế vì lý do gia đình. Bộ Giáo Dục không thuận nhưng anh ta cứ đến trường Nguyễn Tri Phương ở Huế, trường cũ anh đã dạy ở đó trước khi bị đổi vào Vĩnh Long, xin với ông hiệu trưởng, một bạn cũ của anh, để nhờ can thiệp.

Cuối cùng, sau mấy tháng chờ đợi, anh ta được Bộ Giáo Dục chấp thuận.

Sau 1975, "chính quyền Cách Mạng" cho anh nghỉ dạy vì có nhiều "quan hệ" với "chế độ cũ". Tôi không thể định nghĩa chữ "quan hệ" nầy như thế nào, là "theo" hay "chống" chế độ cũ. Trong tù, tôi nghe tin anh ta qua đời sau một cơn đau tim. Anh ta đau tim mà qua đời vì "cơ thể phát triển không bình thường" như tôi thắc mắc hồi xưa khi thầy tướng số Khánh Sơn luận về tướng mạo của anh hay vì chính sách của chế độ mới làm anh lên cơn đau tim mà chết?

Sau khi ra tù, vợ chồng tôi về Huế, tìm lại nhà cũ của anh cũng như gia đình vợ anh để thăm Phượng và con cái của họ nhưng toàn bộ gia đình vợ anh đã chạy vào Nam, không ai biết tin tức gì của họ cả.

Chú thích :

(*) Tên đầu tiên của trường là Quốc Học. Tôi không rõ vào lúc nào nó có tên là Trường Khải Định. Khi ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng (7-7-1954) và sau đó là tổng thống (26-10-1955), Ông Nguyễn Văn Hai, chống lại ý kiến của các đồng chí cũ của ông Ngô Đình Diệm như ông Võ Như Nguyện, Ngô Ganh, Huỳnh Hữu Hiến v.v. muốn đặt tên trường là Trường Quốc Học Ngô Đình Khả, người đầu tiên có ý kiến sử dụng trại lính thủy cũ của Nam Triều để thành lập Trường Quốc Học. Mục đích chính của ông Ngô Đình Khả là buộc sĩ tử tốt nghiệp trường Hậu Bổ, những người chỉ biết chữ Nho và chữ Nôm, phải học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Pháp để tiện làm việc dưới quyền bảo bộ của Pháp. Các ông nói trên cho rằng lấy tên Ngô Đình Khả là để tưởng niệm người đã có công sáng lập ngôi trường ấy. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hai, hiệu trưởng vào thời kỳ đó, lại muốn trường chỉ lấy lại tên "Quốc Học" mà thôi. Vì vậy thay vì trường có tên là "Quốc Học Ngô Đình Khả" thì lại có tên là "Quốc Học Ngô Đình Diệm". Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Trường Quốc Học, ngày 26 tháng 12/1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm về tham dự lễ kỷ niệm nầy. Khi thấy có một tấm băng vải giăng ngang cổng trường đề là "Trường Quốc Học Ngô Đình Diệm", Tổng Thống Ngô Đình Diệm quay lại hỏi ông Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Hai: "Tui còn sống đây, răng lấy tên tui mà đặt cho trường?" Theo phong tục của người Pháp, họ kiêng cử tránh lấy tên người còn sống mà đặt cho một cơ sở nào đó để làm kỷ niệm. Vì vậy, sau lễ kỷ niệm 60 năm "Trường Quốc Học Ngô Đình Diệm", trường chỉ còn lại tên "Trường Quốc Học" mà thôi.

(*) Năm 1966, Phật Giáo đồ miền Trung nổi lên chống "Thiệu-Kỳ". Nguyễn Cao Kỳ lúc đó là chủ tịch ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đem quân ra đánh dẹp. Không lực Hoa Kỳ giúp chở nguyên một trung đoàn thiết giáp mới thành lập xong (Thiết Đoàn 7/Kỵ Binh) từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Ngoài Thiết Giáp còn có Thủy Quân Lục Chiến giữ an ninh vòng ngoài và Cảnh Sát Dã Chiến của Thiếu Tá Phạm Huy Sảnh giữ nhiệm vụ dẹp bàn thờ trên các đường phố vì Phật Giáo Đồ, nghe lệnh Thượng Tọa Trí Quang lập bàn thờ Phật ngay giữa đường phố để cản đường tiến của "Quân Thiệu Kỳ". Ngày 15 tháng 5/ 1966 đánh dẹp bàn thờ ở Đà Nẵng, ngày 15 tháng 6/1966 đánh dẹp ở Huế. Những người tham gia tranh đấu kẻ bị đưa ra tòa, kẻ bị bãi chức, giải nhiệm, giải ngũ, rất nhiều người bị thuyên chuyển vào miền Nam.

(*) Truyện ngắn "Ma Đậu" trong quyển tiểu thuyết "Nằm Vạ" của Bùi Hiển thuật lại một câu chuyện khá buồn cười. Chị kia lấy chồng nhưng nhất định không chịu nằm chung với chồng. Anh chồng nằm trong buồng còn chị treo võng nằm ở nhà ngoài. Anh ta than thở với bạn. Nhân lúc ấy trong làng có nhiều người chết vì bị bệnh đậu mùa. Người ta đồn rằng mỗi đêm "ma đậu" đi từng nhà bắt người. Hai người bạn anh chồng nảy ra một mẹo. Đêm ấy, hai người giả làm "ma đậu" đến trước nhà vợ chồng người bạn, gây nên những tiếng động nho nhỏ và thì thầm với nhau "vào nhà bắt con vợ thằng nầy" vì "con ấy có tên trong gí" (giấy). Chị vợ tưởng là "ma đậu" đến bắt mình thật, hoảng quá, chạy trốn vào buồng, nằm chung với chồng. Chưa đầy một năm sau chị vợ sinh một đứa con.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết