DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Truyện ma:căn đường trên nhà An Địa

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ToAnyØne

ToAnyØne
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Âm Ly là một thị xã nhỏ, khuất nẻo mà một du khách bình thường sẽ không
bao giờ để ý đến. Vài năm trước đây còn có con lộ chánh chạy ngang qua,
nhưng bây giờ một xa lộ bốn "lanes" đã được xây thêm cho xe chạy với vận
tốc nhanh hơn. Con lộ cũ trở nên hoang vắng, hầu như không còn xe nào
lui tới con đường nhỏ có tấm bảng phai nhạt vì sương gió đề tên "Lối rẽ
vào thị xã Âm Ly".

Ông bạn Huỳnh Hắc mà tôi quen biết vì cùng
là hội viên của một câu lạc bộ, đã giới thiệu với tôi về cái địa danh
này. Ông ta sau khi chộp được một "cú áp phe" lớn tại thị trường
chứng khoán Wall Street mấy năm trước, trở thành giầu có, dư giả tiền
bạc nên đã quyết định về hưu non, sống một cuộc đời nhàn tản. Lúc đó tôi
còn là một nhà văn vô danh nghèo kiết xác so với ông bạn họ Huỳnh,
nhưng không hiểu vì lý do đặc biệt nào đó ông ta tỏ vẻ rất ưa thích và
muốn kết thân với tôi.

Chúng tôi thường gặp nhau trong các
buổi ăn chiều, đôi lúc ngồi nhâm nhi uống rượu đánh cờ và tán dóc với
nhau. Một hôm trong câu chuyện tôi nói về ý định muốn đi nghỉ hè mà
không biết đi đâu, ông Huỳnh nêu ý kiến bảo tôi nên đến thị xã Âm Ly thử
xem sao. Ông nói một cách lơ đãng, như không để ý đến điều mình nói cho
lắm:

- Âm Ly thật ra cũng chẳng có gì đặc biệt cả, tẻ nữa là
đằng khác. Nếu ông muốn đi nghỉ hè ở xa thì chỗ này không thích hợp mấy
vì nó chỉ cách đây trên 40 dặm nhưng thật yên tĩnh và thanh bình. Tìm
chỗ trọ không khó. Nếu ông không để ý phiền hà thì có thể nhập bọn với
tôi trong khi chờ đợi đi tìm chỗ trọ. Tôi có một căn nhà nhỏ ở đó. Hơi
chật một tí, nhưng cũng có phòng dành riêng cho khách. Ông và tôi có thể
ở tạm trong thời gian chờ ông tìm được chỗ vừa ý.

Hai tuần
sau, tôi lái xe theo con đường cũ hoang sơ, quẹo vào nơi có tấm bảng đề
chữ "Lối rẽ vào thị xã Âm Ly", đi thêm vài dặm nữa thì đến một tỉnh lỵ
nhỏ kiểu như một tỉnh miền Tân Anh Cát Lợi, xinh
xắn và mơ màng như cô gái còn trong cơn ngái ngủ. Thị xã này đã may mắn
tránh khỏi cái nạn bị đám người "nghỉ hè hằng niên" thường rất ồn ào
đến quấy nhiễu.

Cái "căn nhà nhỏ chật chội" của ông Huỳnh thật ra là một căn nhà kiểu Georgian tuyệt đẹp, có cổng vào xây bằng cột kiểu Doric.

Khoảng một giờ sau tôi đã tắm rửa sạch sẽ,ra ngồi với chủ nhân ở sân
sau ngó xuốn vườn kiểu Anh-Cát-Lợi có rào che kín chung quanh.

Tôi ngồi xuống, yên vị trong cái ghế bành êm ái, nhâm nhi ly rượu mạnh
pha sodạ Chỉ một lúc sau cái cảm giác êm đềm dễ chịu từ từ lan ra khắp
cơ thể, xâm chiếm từng tế bào trong da thịt, tôi cảm thấy muốn buông
xuôi mọi ý chí năng động, thả mình hưởng thụ cái nhàn hạ này. Tôi thấy
không còn cần phải đi đâu xa nữa, không cần phải kiếm chỗ trọ nào khác
và không còn có ý định vùi đầu vào viết như đã định trước nữa.

Ông Huỳnh như đoán biết cái tâm ý của tôi, bèn nói:

- Tôi nghĩ rằng, nếu ông chịu được chật chội thì không cần phải đi đâu
nữa. Cứ ở đây. Tôi có một bà giúp việc mỗi ngày đến lo cơm nước buổi
sáng và buổi trưa, còn buổi chiều thì chúng ta dùng bữa tại quán Hắc Sự
Quán này tuy là nhà hàng duy nhất ở Âm Ly nhưng làm đồ ăn khá lắm.

Tôi thật cảm động trước tấm thạnh tình của ông, vì dù nằm mơ đi nữa tôi
cũng không dám nghĩ đến việc ông có thể chấp nhận một việc nhiều phiền
hà như vậy. Nhưng một lần nữa như biết được ý nghĩ của tôi, ông nói một
cách quả quyết làm tôi yên tâm:

- Không có gì phiền hà đâu.
Trái lại chính ông là người sẽ giúp tôi đấy chứ. Bây giờ tôi chẳng có gì
phải lo nghĩ cả, lúc nào cũng dư thì giờ, thành ra cuộc sống đôi lúc
cũng không có gì thú vị lắm. Ông ở đây thì tuyệt, chúng ta có thể ngồi
đánh với nhau vài ván cờ thật hứng thú mà không phải lo canh đồng hồ!

Rót thêm rượu vào ly cho tôi, ông tiếp:

- Lẽ dĩ nhiên lúc nào ông muốn ngồi vào bàn viết thì xin cứ tùy nghị Tôi là người rất tôn trọng nghề văn.

Thế là xong. Tôi hiểu ông sẽ tổn thương tự ái nếu tôi bàn thêm về vấn
đề tiền bạc trả cho việc ăn ở này. Tôi nghĩ ra một cách là khi đến ăn
tại quán Hắc Sư tôi sẽ dành trả tiền để bù vào đó.

Mùa hè qua
thật êm đềm. Thường ngày tôi ngồi viết vài giờ đồng hồ vào buổi sáng sớm
và dạo quanh tỉnh vào buổi chiều. Tới giờ, về tắm rửa, ngồi uống một
vài ly rượu khai vị, tán gẫu với ông Huỳnh trước khi đi ăn chiều tại
quán Hắc Sư.

Sau bữa ăn trưa, tôi thường lang thang đi dạo dọc
theo những đường phố nhỏ đầy tàng cây bóng mát của thị xã Âm Lỵ Ở đây,
cái cảnh sắc an bình, cái không khí trong lành, cái cảm giác bền vững
toát ra từ những ngôi nhà cổ lâu đời làm tôi thấy như đang sống đắm mình
trong một thế giới mộng ảo nào khác.

Việc viết lách của tôi
cũng tiến triển đúng theo chương trình đã ấn định. Da thịt tôi trở nên
hồng hào, và tôi thường thắng nhiều hơn trước trong những bàn cờ đánh
với ông Huỳnh. May mắn cho tôi, ông ta là người có tinh thần thể thao,
tuy thua nhưng không bao giờ nổi tánh xấu. Sự tiến bộ trong các nước cờ
tướng của tôi được ông coi như một thách thức mới đầy thú vị, và tôi
nhận thấy cả hai chúng tôi đều đạt kỹ thuật cao hơn xưa. Đến bây giờ
nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm thấy cái thích thú khi nhớ tới những ván cờ
sôi nổi kỳ phùng địch thủ này.

Một buổi trưa trời gắt nắng,
đang lang thang đi dưới hàng cây rợp bóng mát, tôi bỗng chú ý đến một
tấm bảng ghi: Đường An Địa. Cái tên đường là lạ khêu gợi lòng hiếu kỳ
của tôi#. Tôi quẹo vào. Con đường này hoàn toàn không giống các đường
khác tại Âm Lỵ Dọc theo hai bên đường toàn là những ngôi nhà cổ thật yên
tĩnh,chung quanh có vườn cây rợp mát với hai hàng cây cổ thụ cành lá
xum xệ Con đường vắng lặng, không một bóng người qua lại. Đi gần đến
cuối đường, mới thấy đó là một con đường cụt, muốn về, tôi phải quay trở
ngược lại. Tôi đi tới cuối đường, băng ngang qua lề bên kia để đi trở
về. Đó là lần đầu tiên tôi để ý đến ngôi nhà ở cuối đường. Bề ngoài
trông cũng bình thường, chỉ là một ngôi nhà gạch hai tầng, nhưng điều
khác là chung quanh nhà mọc lan tràn những loài thảo mộc đủ loại lớn
nhỏ, hình dáng ngoại lai xa lạ, không thấy có dấu hiệu được một bàn tay
nào chăm sóc cả.

Tôi đặc biệt chú ý đến một loại cây leo
trường xuân có cành giây lớn bao phủ gần như toàn diện mặt tiền ngôi
nhà, lấp cả cửa sổ . Tất cả như bị phủ kín, chỉ thấy được cửa ra vào.
Tôi biết nhiều giống cây leo nhưng chưa bao giờ bao giờ lại thấy có cây
leo to như vậy. Lá cây xanh tốt, phản chiếu ánh nắng mặt trời rọi xuống
xuyên qua kẽ lá, ánh lên mầu tim tím.

Ngay lúc đứng ngắm nghía
cái cây leo bất thường này, tôi chợt thấy khuôn mặt một người đàn ông
đầu tóc bạc trắng, từ bên trong khung cửa sổ ở trên lầu đang đưa mắt
nhìn ra ngoài. Khung cửa sổ cũng bị dây leo che khuất, trong tích tắc
khi tôi nhìn lại, thì khuôn mặt ấy đã biến đâu mất không để một dấu vết
nào cả. Tôi bỏ về và đi ngược trở lại ngược theo đường An Địa ra trung
tâm Âm Ly.

Buổi chiều vào giờ uống rượu khai vị , tôi nhắc đến chuyện trên thì được ông Huỳnh cho biết:

- Đó là căn nhà của ông Phạm Minh, một nhà thảo mộc học có tiếng. Ông
ta thường đi du hành khắp thế giới mang về các loại cây hiếm. Ông ta có
một khu vườn cho khách thăm viếng, nhưng mấy năm gần đây ông bị bịnh và
bây giờ như ở ẩn vậy. Ít người gặp ông tạ Ông đóng cửa ở trong nhà để kệ
cây cối mọc tùm lum. Tiếc thật.

Ông Huỳnh ngừng nói, nhấp một ngụm martini, một lúc sau như để đắn đo rồi mới tiếp:

- Ông ấy có họ xa với tôi, cho tôi giữ chìa khóa để vào nhà đó nữa.
Nhưng tôi không hề nghĩ đến việc dùng nó. Tôi thích được để yên nên tôi
cũng trọng sự riêng tư của người khác.

- Ông nói đúng, tôi bàn
góp, nhưng ông có nghĩ rằng ông ấy đã bỏ bê nhà cửa một cách quá đáng
không? Căn nhà này chả mấy chốc sẽ biến mất trong đám rừng cây leo.

Ông Huỳnh nhún vai:

- Tôi chủ trương là ai cũng có cái quyền điên khùng theo ý riêng của
mình, miễn là đừng đụng đến quyền của người khác. Nếu me-sừ Minh muốn
sống trong cái rừng của ông ta thì đó là quyền của ông ta.

Tôi
biết ý, không đề cập đến vấn đề này nữa, nhưng cứ một hoặc hai ngày tôi
lại thấy mình đi lơ vơ về hướng đường An Địa, tôi cũng nghĩ rằng có lẽ
cái ông Phạm Minh già đáng thương kia đang nguyền rủa sự phá quấy của
tôi, như ruồi thấy mật bu lại, làm phiền rộn ông. Nhưng căn nhà kỳ bí
đầy cây phủ kia có hấp lực lôi cuốn tôi như nam châm hút sắt vậy.

Mùa hè nóng bức năm ấy không làm cho cây leo giảm cường độ mọc mạnh
thêm. Loại cây leo trường xuân thường kỵ nắng, nhưng vì căn nhà luôn
được bóng mát của hai hàng cây du to lớn trồng hai bên đường, nên cây
leo này không phải chịu nắng rọi trực tiếp. Các lá cây năm nhánh ngày
càng rậm ra, che kín cửa sổ, nên sau lần đầu, tôi chỉ thấy cái bóng đầu
bạc trắng một hai lần nữa mà thôi. Tôi rất thích thú theo dõi cây cối
thảo mộc tăng trưởng, tôi càng kỳ thú hơn khi thấy một người tự cho phép
để mặc cho cây cỏ mọc tự do che khuất nơi mình ở.

Mùa hè đã
trôi qua, Ông Huỳnh càng trở nên khó tính hơn, tôi thấy hình như có cái
gì làm bận tâm ông. Một đôi lúc tôi bắt gặp ông bẳn gắt và tài nghệ chơi
cờ của ông xuống dốc thấy rõ. Cuối cùng một hôm ngồi uống rượu mùi với
tôi, ông lại đề cập đến vấn đề:

- Phiền nhiễu quá sức, ông
biết không, tôi hơi lo cho ông Minh này. Mấy người giao hàng chưa gặp
ông ấy cả tuần nay rồi. Thơ từ chất cả đống bên ngoài.

Rồi quay sang phía tôi ông hỏi:

- Ông có dịp đi ngang đường An Địa lúc gần đây không?

Tôi biết rõ là ông cũng biết tôi thường đi xuống phía đó, nên trả lời:

- Cứ vài ngày là tôi thả bộ ngang. Cửa sổ bị cây leo phủ kín mít, và tôi không thấy bên trong có động tĩnh gì.

Tôi nhấp một hơi rượu rồi tiếp:

- Lẽ dĩ nhiên là không ai có thể thấy gì trong đó được. Cửa sổ với đám
giây leo mọc một cách tham lam che phủ kín mít như vậy thì dù cho bên
trong có tiệc tùng đông đảo cả trăm người đi nữa thì bên ngoài cũng
chẳng có ai biết đâu.

- Chữ ông dùng lạ nhỉ.

- Chữ nào?

- Chữ tham lam ấy mà.

Ông ngừng ở đó, một lúc sau với tay lấy thêm rượu rót vào ly cho tôi rồi nói:

- Tôi nghĩ tôi phải làm một cái gì đây.

Tôi gật đầu đồng ý:

- Tôi cũng nghĩ thế, tôi biết cái ý tưởng xâm phạm đời tư người khác
ông không ưa tý nào, nhưng nếu chỉ đến coi ông lão có làm sao không thì
có gì là tai hại đâu.

Ông Huỳnh ngả người sau ra miệng ầm ừ:

Vậy thì ngày mai Ông và tôi đến đó,tôi sẽ gọi cửa, nếu không ai trả lời thì tôi sẽ dùng đến cái chìa khóa mà tôi có đây.

Ngày hôm sau, trời vẫn nóng nực như cũ. Sau bữa ăn trưa nhẹ, chúng tôi kéo nhau đến nhà ông Phạm Minh trên đường An Địa.

Mới một ngày qua đi mà tôi có cảm tưởng những lá mầu xanh tím to lớn đã
mọc dài thêm ra. Chúng bò tràn lan khắp nơi. Leo theo máng xối, bò lên
nóc. Các rễ nhỏ bám chặt vào ống máng, dính vào vách tường gạch, chui
vào khung cửa sổ. Cả căn nhà như được gói trong cái bọc dây leo dầy cộm.


Ông Huỳnh nhấn chuông nhưng không ai trả lời. Sau khi đợi mươi phút, ông rút chiếc chìa khóa ra, miệng lầm bầm:

- Ông biết đấy, tôi không ưa làm như thế này chút nào.

Chiếc cửa kêu lên răng rắc khi bị đẩy vào. Rễ cây leo đã luồn qua khe
cửa bít chặt ngay cả các khe nhỏ giữa khung cửa và cánh cửa.


Lối vào xông lên một mùi ẩm mốc rêu phong. Ông Huỳnh gọi lớn: "Minh
ơi!". rồi lại tiếp tục gọi sau mỗi lần chờ trả lời, nhưng vẫn im lìm.
Ông Huỳnh đưa tay đóng cánh cửa chính lại, bỏ chìa khóa vào túi quần ông
bảo:

- Có lẽ mình phải lên lầu thôi.

Tôi theo sau
ông Huỳnh đi lên cầu thang. Một mùi hôi nồng nặc xông lên.Đến tầng trên,
ông Huỳnh ngó quanh quất, có vẻ như người lạc đường:

- Mấy năm rồi chưa đặt chân đến đây. Quên mất cái phòng mà ông Minh ở rồi.

Sau cùng ông chọn căn phòng cuối phía bên phải, nằm ngó ra đường. Ông
ta gõ cửa, nhưng vẫn không có ai trả lời. Ông đập cửa đùng đùng kêu lớn
tiếng: "Minh! Huỳnh Hắc đây". Im lặng.

Ông vặn nắm cửa, cửa
khóa: "Phải phá cửa ra, chứ tôi không có chìa khóa các phòng này!". Sau
một phút ngần ngại, ông lùi ra sau lấy trớn, dùng cái vai khổng lồ húc
vào cánh cửa. Cánh cửa mở bung ra sau tiếng gỗ và kim khí gẫy bể. Chúng
tôi bước vào trong căn phòng nửa sáng nửa tối, không ai thốt lên được
lời nào.

Trong đám mầu xanh lục, mờ mờ tranh tối tranh sáng là
hình thù một người lọt thỏn trong cái ghế bành cách cửa sổ khoảng một
thước tây. Cái hình thù này bị lá cây leo năm cánh khổng lồ bao trùm lấy
chỉ thấy lờ mờ cái hình người. Khoảng một phút hay hơn nữa, tôi như bị
mọc rễ đứng cứng đơ tại chỗ vì khiếp đảm, cái hình thù đó cũng không
nhúc nhích. Rồi tôi thấy nó cử động. Nó đứng lên với một tiếng rít nhỏ
thoát ra từ miệng nó.

Các lá cây leo mầu tím xanh giống như
mầu da thịt lập tức hướng về phía chúng tôi như bị nam châm hút. Rồi cái
hình thù ấy rơi trở lại ghế ngồi, nhưng cái tiếng rít lanh lảnh, không
giống tiếng người kia vẫn phát ra không ngừng. Các lá cây leo tiếp tục
lao xao. Có thể do đầu óc tôi tưởng tượng, nhưng tôi có cái cảm giác
thật rõ rệt là nhánh cây leo rời khỏi ghế, bò xuống dưới sàn, và bắt đầu
trườn về phía chúng tôi.

Ông Huỳnh chợt htỉnh, lấy tay xô tôi về phía cửa và hét lên:

- Đi ra nhanh lên! Chạy ra cửa mau!

Tôi đâm bổ ra cầu thang, ông Huỳnh chạy sát theo sau. Kỳ lạ là ngay
trong tình cảnh này, tôi chợt thấy đây không phải là con người ông Huỳnh
tôi thường biết, hay nghĩ rằng mình đã biết. Khi ra tới ngoài rồi, tôi
quay lại bảo ông:

- Trời đất ơi, ông Huỳnh ! Ông sắp làm cái quái quỉ gì thế?

- Rồi ông sẽ thấy.

Tôi đi theo ông vòng ra sau nhà, chật vật với đám lá cây rậm rạp. Ông
Huỳnh vừa đi vừa chửi thề, khua tay chân vạch đám lá cây mở đường đi tới
một căn nhà nhỏ chứa đồ gì đó . Căn nhà nhỏ bé này cũng bị cây phủ kín
chung quanh trông như một hang động. Ông Huỳnh mở cửa lách vào trong.
Tôi đứng chờ, ngạt thở trong đám cây cỏ dầy đặc. Một lát sau ông Huỳnh
trở ra trong tay cầm cái rìu nặng, tuy lưỡi đã rỉ sét nhưng cái cán
trông còn chắc lắm. Chúng tôi vạch đám lá cây trở ra phía trước . Tôi có
cảm tưởng như cái đám cây leo xum xê ấy phủ chùm lên chúng tôi. Đến khi
trở lại trước cửa nhà, tôi mới hiểu ý của ông Huỳnh. Ông len vào trong,
xục xạo tìm cho ra cái thân chính của cây leo. Tôi biết là vô lý nhưng
có cảm tưởng cái cây leo như biết được ý đồ của ông Huỳnh. Những lá cây
leo to bản như những cái quạt phất vào mặt ông tạ Tôi nhìn thấy rõ ràng
một hoặc hai nhánh giây vươn ra cuốn chặt vào vai áo ông Huỳnh. Lập tức
ông vung rìu lê chém mạnh vào thân cây. Tôi thấy ông giật bắn người lên,
bước lùi ra sau,ông ngó chừng chừng vào cái thân cây bị chém sâu qúa
nửa.Chùi mồ hôi đọng trên mắt, tôi nhìn chăm chú hơn vào thân cây. Một
giòng chất lỏng đỏ thẫm như máu ứa ra từ thân cây leo Ông Huỳnh tiếp tục
vung rìu lên chém tới tấp không ngừng tay.

***

Ở Âm
Ly, ông Huỳnh là người quen biết nhiều nên đã dàn xếp tránh hết báo chí
phỏng vấn, nhà chức trách , điều tra phiền nhiễu. Chỉ có một mẩu tin
ngắn thông báo về cái chết của ông Phạm Minh vì bệnh tim. Đám ma cũng
rất đơn giản, chỉ có ít thân nhân tham dự, và nắp quan tài được đóng
kín. Ông Huỳnh là người thừa kế gia tài, ông đã thuê người chặt hết cây
cỏ quanh nhà cho sạch tận gốc.

Mãi về sau, khi gặp lại tôi tại hội quán, ông Huỳnh mới trở lại đề tài:

- Ông biết không, mẫu các loại trường xuân khổng lồ đó đã được gửi tới
các phòng thí nghiệm thảo mộc học khắp nơi trong nước, nhưng không chỗ
nào biết rõ xuất xứ! Có lẽ Phạm Minh đã lấy được nó từ chỗ rừng sâu nước
độc nào đó không ai biết. Trông nó giống loại trường xuân bình thường
Hedera canariensis, nhưng lại có những cái khác biệt rùng rợn mà chúng
ta đã được chứng kiến. Nhánh rễ giây leo chui qua các khe cửa sổ phòng
ông Minh. Tôi chỉ đoán vì không biết rõ thứ tự những gì đã xẩy ra. Có lẽ
ông ta bị lên cơn đau tim bất thình lình, ngồi sụm ngay vào chiếc ghế
bành gần đó, rồi ngồi luôn không đứng dậy được nữa. Cây trường xuân khi
len vào trong nhà đã bò về phía ông Minh ngồi và những nhánh giây leo đã
bám vào người ông, các rễ giây leo nhỏ như sợi tóc bắt đầu len vào da
thịt ông. Lúc đó ông vẫn còn sống,chắc là phải đau đớn lắm.

Ông Huỳnh ngừng nói rót rượu vào ly, nhấm nháp một tý rồi nói tiếp:

- Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sự đau đớn này cũng không kéo dài lâu. Ngay
cả những cái chính mắt mình nhìn thấy cũng có thể bị sai lầm đi nữa. Lúc
chúng ta bước vào thì ông Phạm Minh đã chết rồi.

Tôi lên tiếng phản đối:

- Nhưng tôi thấy rõ ràng là ông ta đứng dậy từ chiếc ghế bành mà.

Ông Huỳnh nhíu mày lại vẻ mặt không đồng ý:

- Vâng, tôi có thấy. Nhưng... đúng đấy... Ông phải hiểu đó là một loại
cộng sinh. Nói khác đi, trên phương diện y học thì Phạm Minh đã chết khi
chúng ta đến nơi. Các rễ cây trường xuân đã bò vào tới trong não bộ Ông
ta, kích thích các giây thần kinh, làm giây thần kinh như sống lại. Nói
khác đi, ông ta như một xác chết biết đi, bị điều khiển từ bên ngoài.

Tôi lắc đầu chưa chịu thua:

- Khó tin những điều ông đang giải thích. Thế còn tiếng kêu rít lên đó... thì sao?

Ông Huỳnh gật đầu chấp nhận sự kiện tôi nêu ra:

- Tôi biết. Nhưng ngay cả điều này cũng có thể giải thích được. Cuộc
giảo nghiệm tử thi cho thấy các nhánh rễ nhỏ như sợi tóc đã ăn vào tới
óc ông ta và có thể kích thích trung tâm phát âm ở đó, mặc dù ông ta đã
chết rồi.

-Thế còn cái chất lỏng đỏ như máu ứa ra từ rễ cây?

Ông Huỳnh nhăn mặt :

- Biết thế nào ông cũng nêu câu hỏi đó. Chúng tôi đã nhờ phòng thí
nghiệm phân tích. Vâng, đó là máu, có một phần máu người trong đó.

Tôi biết không thể tiếp tục bàn cãi thêm được nữa. Ông Huỳnh, theo tôi
nhận xét, đã kết thúc đề tài này sau câu giải thích vừa rồi.


Tới bây giờ, mỗi lần đến nhà một người quen nào có giây trường xuân leo
trên bờ tường,tôi tức khắc thúc chủ nhân phải nhổ bỏ đi. Có lẽ tôi vẫn
còn bị ám ảnh về chuyện này quá nhiều. Một số người quen biết đã coi tôi
là một người có đầu óc bỡn cợt bất bình thường.

http://me.zing.vn/khoacm09

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết