DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-05-31, 3:54 pm

» CHỔI THAN CÔNG NGHIỆP CHO CẦU TRỤC, BĂNG CHUYỀN
by tramanh09 2024-05-28, 10:48 am

» Điện cực Graphite , Hồ điện cực, điện cực EDM, điện cực than chì, bột Graphite
by tramanh09 2024-05-23, 3:41 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-05-20, 3:18 pm

» CHỔI THAN CÔNG NGHIỆP CHO CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN, NHIỆT ĐIỆN.
by tramanh09 2024-05-15, 11:08 am

» Dây Curoa, dây đai, dây đai băng tải, dây Curoa Megadyne
by tramanh09 2024-05-10, 2:25 pm

» Thanh gia nhiệt, điện trở nhiệt, điện trở khô, điện trở đun hóa chất, điện trở lò nung
by tramanh09 2024-05-03, 11:55 am

» Tấm Graphite, Gioăng Graphite, Graphite bôi trơn, Graphite chịu nhiệt độ cao, bột Graphite
by tramanh09 2024-04-23, 4:32 pm

» Tổng đại lý nhập khẩu và phân phối dây đai băng tải, dây Curoa các loại
by tramanh09 2024-04-17, 3:11 pm

» Cầu chì công nghiệp , cầu chì động cơ, cầu chì tủ điện, cầu chì trạm biến áp
by tramanh09 2024-04-12, 8:31 am

» Tấm Graphite bôi trơn, Bột than chì, Tấm Graphite chặn đầu lò , Gioăng Graphite,
by tramanh09 2024-04-09, 9:46 am

» Cung cấp cầu chì trung thế , cầu chì cao thế , cầu chì tự rơi,
by tramanh09 2024-04-04, 10:04 am


You are not connected. Please login or register

anh trai em gái[part 3]

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1anh trai em gái[part 3] Empty anh trai em gái[part 3] 2011-12-10, 11:47 pm

Songhyeri

Songhyeri
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6

Khi Mai Mai dùng tay ra hiệu bảo tôi nhất định sẽ bị cảm, tôi thấy mình chẳng hề hấn gì. Nhưng trước thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của em, tôi đành nói: "Để đấy, lát nữa anh uống."

Chẳng có bệnh, tại sao phải uống thuốc? Tôi thầm nghĩ, nhân lúc Mai Mai đi ra sẽ lén đổ bát thuốc vào nhà vệ sinh.

Thuốc nam vừa đen vừa đắng. Khi tôi đổ bát thuốc đặc quánh, đen sì vào bồn vệ sinh cũng là lúc tôi bắt đầu thấy hơi choáng váng. Tôi kêu lạnh. Mai Mai vội chạy đi lấy áo len cho tôi.

Mặc thêm áo, vẫn lạnh. Đắp thêm một cái chăn bông to sụ, ngồi trên đi văng, người tôi run bắn lên. Toàn thân nóng như lửa.

An An từ trường về, vào nhà thấy ông anh vĩ đại quấn cái chăn to sụ ngồi trên đi văng không ngừng kêu rét, nó hoảng hốt đưa tay sờ trán tôi, rồi nói, giọng ráo hoảnh: "Ái chà, mặt trời rơi xuống Bắc Cực rồi." Nó còn nháy mắt với tôi, có vẻ chẳng bận tâm tới chuyện tôi bị sốt. Con bé vô tâm quá thể!

Tôi thầm nghĩ, mình thương yêu nó để làm gì kia chứ, nó đâu thèm quan tâm đến mình? Nhưng quả thực, tôi không còn tâm trí nghĩ về sự vô tâm của nó. Tôi cảm thấy trời sụp đến nơi rồi, người chơi vơi như không trọng lượng.

Uống xong bát thuốc của Mai Mai, tôi không muốn ăn cơm nữa. Mai Mai ép uống sữa; vừa ngửi thấy mùi sữa tôi đã buồn nôn. Toàn thân rã rời, tôi đi nằm. Khi bước vào phòng ngủ, tôi còn lờ mờ nhìn thấy An An đang ngồi trước máy vi tính cười ngặt nghẽo, chắc lại đang lên mạng chat !

Nằm trên giường, tôi lại nghĩ đến An An. Càng nghĩ càng thấy nó vô tâm, đợi khỏe lại sẽ cho nó một trận, nhất định phải cắt tiền tiêu vặt của nó. Tiền sinh hoạt của mấy anh em do mẹ đều đặn gởi lên hàng tháng. Thỉnh thoảng tôi có đi làm gia sư, kiếm được ít nhiều. Tranh của Mai Mai cũng được một số người mua, lừa bán cho du khách nước ngoài.

Còn An An, suốt ngày cười nói vô tư, chẳng làm gì ngoài ăn, ngủ, đi học, đàn đúm với mấy đứa bạn; không khác gì đứa trẻ hoang dã. Việc duy nhất nó làm là luôn mồm kêu: "Mệt quá!"

Vậy là cái thằng làm anh như tôi đành phải áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc: cắt giảm nguồn tài chính của nó. Nhưng nếu cắt tiền tiêu vặt của An An thì sẽ dùng tiền đó vào việc gì?

Mai Mai đi vào, nhắc tôi đắp chăn cẩn thận. Em nhẹ nhàng giúp tôi vuốt lại chăn cho phẳng, thấy tôi vẫn kêu rét, em lại lấy thêm cái nữa đắp cho tôi.

Mai Mai rất ân cần, chu đáo. Tôi ngắm nhìn cô em gái xinh đẹp của mình, bỗng nhớ đến Hồ Khả, nàng cũng đẹp không kém.

"Đúng rồi, tiền này nên để mua điện thoại di động mới." – Khấu trừ sinh hoạt phí của An An để phục vụ nhân dân! Mình thực là sáng suốt! Lòng thanh thản, tôi ngủ thiếp đi.

Vừa tỉnh giấc, tôi nhận ra ngay là bệnh của mình đã rất tồi tệ. Một cốc nước trắng để đầu giường. Khỏi nói cũng biết là Mai Mai làm. Tôi loạng choạng bước ra khỏi phòng ngủ, thấy Mai Mai đang đun thuốc dưới bếp.

Tôi nói: "Khỏi phải sắc thuốc, anh không chịu nổi nữa rồi. phải đi bệnh viện thôi."

Mai Mai cau đôi mày thanh tú nhìn tôi, rồi vội vã đi chuẩn bị. Lúc đó, không biết con nhỏ An An đã chạy biến đằng nào.

Làm thủ tục nhập viện là việc rất khó khăn đối với một người không nói được.

Tôi ngồi ở phòng đợi, người rất yếu, đầu nhức như búa bổ. Khi tôi nhăn nhó ngẩng đầu thì thấy cô em gái câm của mình đang dùng tay ra hiệu với bác sỹ, mồ hôi túa ra, đã mất hết vẻ điềm tĩnh thường ngày. Có lẽ bác sĩ không hiểu, Mai Mai lại dùng tay ra hiệu lần nữa, mặt đỏ gay, tay luống cuống chỉ trỏ, cố gắng phát ra tiếng nói; vậy là cái xấu đã xuất hiện: những tiếng ú ớ của người câm.

Nếu nhìn bộ dạng Mai Mai bây giờ chắc chẳng thể nào hình dung vẻ đẹp thánh thiện của em khi ngồi vẽ trên ban công trong một buổi hoàng hôn. Đây là lần đầu tiên tôi nhận thấy Mai Mai không phải là nàng tiên hoàn mỹ; em cũng chỉ là một đứa trẻ yếu ớt cần che chở.

Em gái đáng thương!

Lần đó tôi sốt tới 39,5 độ, bác sỹ nói tôi bị viêm phổi, amidan sưng to, phải nằm viện theo dõi.

Tôi nằm trên giường bệnh, bắt đầu thấy thèm sức khỏe của những người bình thường. Khi chân tay rã rời, cổ họng đau rát mới nhận ra cuộc sống không đau không ốm ngày trước đáng quý biết bao. Tôi vừa cố uống hết bát thuốc của Mai Mai vừa nhẩm tính sau khi khỏi bệnh sẽ phải kiên trì tập luyện thể thao. Nhưng nghĩ thế thôi chứ tôi biết chắc sau khi khỏi bệnh, tôi sẽ vẫn dậy muộn như thường.

Phải nằm viện, được em gái chăm sóc, tôi lại nghĩ: nếu bình phục thì chắc chắn là do ân huệ của Thượng đế; còn giờ đây, dường như tôi sắp chết rồi.

Tôi bị ốm. Đau ốm thật đáng ghét!

Tôi nhìn Mai Mai ngồi bên đang lặng lẽ gọt cam, không hình dung nổi nó đã làm thế nào để giao tiếp với người lạ, làm thủ tục nhập viện, lấy thuốc cho tôi. Tôi nhìn Mai Mai, ngón tay trắng muốt, nhỏ nhắn, gọt những trái cam to vàng một cách thành thạo, rồi tách từng múi bón cho tôi. Được em gái chăm sóc, tôi hết sức cảm động.

Tôi lại nghĩ đến An An, một cô em khác, bây giờ không biết nó còn lang thang ở đâu? Tôi nặng nề khép mi mắt, thầm nghĩ bây giờ vấn đề không còn là chuyện có nên cắt sinh hoạt phí của An An hay không mà phải nói cho nó hiểu những đều tối thiểu trong cuộc sống nó cần phải biết.

Tôi nhìn vào mắt Mai Mai, nói: "Cảm ơn em!" Giọng tôi khản đặc nhưng chân thật, xuất phát từ đáy lòng.

Mai Mai cười, mím môi. Em dùng khăn mùi soa lau nước cam rớt quanh miệng cho tôi. Tôi nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán em, nhìn cặp mắt đen tròn, thầm nghĩ cả đời tôi làm việc tốt, hôm nay có được cô em gái tuyệt vời thế này, coi như được đền đáp!

"Ai lấy được em thì thật là có phúc!" Tôi cười, nói đùa.

Không ngờ sắc mặt Mai Mai đột nhiên biến đổi, mắt mở to, lòng đen như hòn bi đen láy chuyển động, vẻ kinh ngạc, môi tái nhợt, đoạn quay ngoắt sang bên rót nước cho tôi. Tôi ngỡ ngàng liếc nhìn khuôn mặt trông nghiêng rất mực thanh tú nhưng tái mét như bị mất máu của nó, cảm thấy có điều khác thường; vừa rồi tôi đâu nói gì xúc phạm đến nó?

Buổi tối, Mai Mai về nhà tắm giặt và chuẩn bị thức ăn. Tôi nằm trên giường sát cửa sổ. Tiếng bước chân và lời nói chuyện rầm rì của những người vào thăm bệnh nhân khiến tôi càng ý thức sự cô đơn của mình.

Bình thường không sao, lúc nằm một chỗ mới thấy hết tầm quan trọng của tình thân. Bây giờ nằm trên giường bệnh, lòng chợt thấy ngao ngán, muốn được ở bên mẹ, làm nũng mẹ, muốn được bàn tay mẹ chăm sóc, mặc dù tôi đã là một gã trai tráng hai mươi hai tuổi. Không kìm chế được, tôi gọi điện về nhà, muốn nghe tiếng nói của mẹ, đợi khi mẹ hỏi dạo này thế nào mới làm như buột miệng lộ ra là đang nằm viện.

Nằm một mình trên giường bệnh, qua ô cửa sổ, tôi ngơ ngẩn nhìn cảnh vật bên ngoài. Sau cơn mưa, con đường sạch bóng, không khí thoáng đãng nhưng quá yên tĩnh, vì vậy càng thêm cô quạnh.

Ngày hôm sau A Thụ đến thăm, mang theo mấy đứa bạn cùng lớp và một túi hoa quả. Mấy đứa quên cả nội quy bệnh viện, vẫn pha trò, cười đùa ầm ĩ. Tôi gượng cười, thỉnh thoảng xen lời, Mai Mai ngồi im lặng sau lưng tôi. Lát sau A Thụ lại gần giúp Mai Mai gọt cam. Gã nhìn Mai Mai, khẩn khoản: "Dương Mai, để anh gọt giúp!"

Lóng ngóng một hồi, cuối cùng hắn cũng gọt xong quả cam, trông chẳng ra hình thù gì. Gã cầm một miếng đưa cho Mai Mai. "Ăn đi, con gái nên ăn nhiều hoa quả thì da dẻ mới đẹp."

Tôi nói: "Không ngờ A Thụ lại hiểu biết nhiều về phụ nữ như vậy." Gã vụng về gãi tai, cười.

Trong lúc mọi người tán chuyện, có một kẻ lặng lẽ len lén đi vào. Tôi nhìn thấy, mặt sa sầm không nói.

"Anh…" An An thấy tôi nhìn, cười bẽn lẽn: "Sao, anh vẫn bị chìm ở Bắc Cực chưa được vớt lên hả?"

Tôi nhìn cô em bất trị. An An lúc này giống như đứa trẻ làm sai nhưng không biết sai ở đâu, ánh mắt lo sợ ngước nhìn tôi, lát sau mới lên tiếng, giọng có vẻ xót xa: "Anh đã đỡ chưa? Anh đừng giận em nhé!"

Mọi người nhìn tôi, lại nhìn An An, vẻ ngạc nhiên. Tôi cố ho vài tiếng che giấu sự bối rối. An An rất láu cá, liếc thấy tôi có vẻ xuôi xuôi, lập tức xán đến bên, nịnh bợ: "Anh à, em gọt lê cho anh ăn nhé?" Không đợi tôi mở miệng, nó chạy tót ra bàn chọn quả lê to nhất vừa gọt vừa liến thoắng: "Ăn lê em gọt là bệnh sợ khiếp vía, chạy bán xới." Thấy thái độ thành khẩn của nó, lại nghĩ đó là do nó được nuông chiều, tôi cảm thấy nguôi nguôi.

An An khác hẳn Mai Mai. Nó không thể ngồi yên lấy một phút. Nó làm quen ngay với mấy đứa bạn của tôi, nói cười như thân thiết lắm. Tôi định khi bạn bè về hết sẽ chỉnh cho nó một trận ra trò. Ai ngờ khi mọi người chuẩn bị về, An An cũng đứng dậy nói, chiều còn có việc phải làm; vậy là nó thản nhiên đi ra cùng A thụ và mấy đứa bạn của tôi.

Đúng là con chạch, lẩn như chạch!

Xa nhà, ốm đau, lòng trống trải, quả là rất muốn dựa vào ai đó. Mai Mai ngày nào cũng ở bên, lặng lẽ chăm sóc tôi. Nhưng thấy những người xung quanh có rất nhiều người chăm nom, tôi không khỏi cảm thấy tủi thân.

Thỉnh thoảng mấy đứa bạn đến thăm, bất luận ngày thường có thân hay không, tôi đều hết sức cảm động. Thời gian đó thực cô đơn, lại thêm Mai Mai không nói được nên chẳng biết chia sẻ cùng ai. Vì vậy, khi hoa khôi Hồ Khả bước vào phòng mang theo ánh mắt trời thì tôi xiết bao sung sướng.

Hết chương 9
Khi Liêu Văn Đạo tỉnh giấc, nhìn khăn trải giường xô lệch, anh hiểu rằng Kẹo Đắng đã đi.

Cô gái giống như con sâu đổi màu, đầy bí hiểm ấy đã đi rồi, hoặc là đã chạy trốn; dù sao cô cũng không còn bên anh nữa.

Liêu phát hiện mấy sợi tóc dài vương trên gối. Nhớ đến lời than thở như một nguyện cầu của cô về ngọn đèn và ngôi nhà của riêng mình, anh cảm thấy như một giấc mơ. Đêm qua có một cô gái với bờm tóc dày trước trán, đứng trên ban công phòng anh nói như cầu nguyện: "Bao giờ em mới có ngôi nhà của riêng mình?"

Liêu nghĩ, một cô gái xinh đẹp, mạnh bạo, tự tin, vui vẻ , tung tăng như con cá nhỏ, chắc phải có tâm sự thế nào mới bộc lộ ước mơ hiện thực mà giọng bi ai như vậy?

Lại còn vết sẹo khủng khiếp trên trán nữa?

Đêm qua, thiếu chút nữa anh đã cưỡng đoạt cô như một con dã thú. Anh đổ lỗi cho đêm tối. Đúng vậy, bóng đêm trùm lên hết thảy, khiến cho mọi thứ trở nên mơ hồ, đầu óc không tỉnh táo; thế nhưng anh vẫn cảm thấy day dứt. Muốn điện hỏi thăm, vừa bấm số, nghĩ thế nào lại thôi. Thực sự không còn mặt mũi nào đối diện với cô ấy.

Chủ nhân của số điện thoại là Kẹo Đắng. Kẹo Đắng là Dương An. Đó là cô gái đầy sắc màu, huyền bí như một cánh rừng nguyên sinh, nhất là đôi mắt, lúc nào cũng lấp lánh như cười, nhưng khi dõi nhìn xa xăm lại u ẩn như một thiếu phụ từng trải.

Trong mỗi người dường như đều có một cung điện bí mật, chìm sâu tận đáy lòng, ánh mặt trời cũng không soi rọi tới. Người ngoài chỉ nhìn thấy biển cả mênh mông, lóng lánh bao bọc xung quanh. Thực ra nơi đó cất giấu nhiều điều. Nó sâu khôn cùng, không thể chạm tới, dường như bị tuyết phủ, bị băng giá bao bọc, như lâu đài kim cương bị lãng quên. Ngay đến cô gái hồn nhiên, vui tươi như Dương An cũng không ngoại lệ. Liêu biết, cung điện trong lòng Dương An chìm rất sâu.

"Có một loại kẹo, tỏa hương thơm phức, rất đắng nhưng đích thực là kẹo, vì thế có tên Kẹo Đắng." Liêu không biết cô có tâm sự gì. Ra khỏi phòng, thấy Chàng Béo đang nghe nhạc – đĩa nhạc hai người hợp tác thực hiện. Cả hai đều hiểu rằng, muốn làm cho quán Địa Đàng phất lên, phải có những bản nhạc hay; chắc chắn sẽ phải cố gắng học hỏi rất nhiều.

Chàng Béo nhìn thấy Liêu Văn Đạo, bèn gọi lại bàn công việc.

Chàng Béo hơn Liêu hai tuổi, là một chàng trai kín đáo, ít lời. Anh ta không hỏi đến cô gái cùng về với Liêu Văn Đạo đêm qua; dường như cô ta chưa từng tồn tại.

Đang nói, Chàng Béo bỗng dừng lại, nhìn mặt Liêu, thản nhiên nói: "Bây giờ cậu không nên bàn công việc. Gọi cho cô ấy đi! Cậu ngơ ngơ ngác ngác như vậy, làm sao bàn công việc được đây?" Nói đoạn anh ta dứt khoát quay đi, tiếp tục nghe nhạc, vừa nghe vừa ghi chép gì đó trên tờ giấy màu xanh nhạt.

Liêu Văn Đạo bỗng thấy xấu hổ. Anh và chàng Béo lớn lên cùng nhau. Chàng Béo cũng chỉ hơn anh hai tuổi nhưng chín chắn, trưởng thành hơn anh rất nhiều. Liêu lấy điện thoại ra, nhắn tin. "Địa Đàng vẫn còn". Hai phút sau, hai người lại bắt tay bàn công việc.

Suốt đêm qua không ngủ, Dương An cảm thấy rất khó chịu. Cô gục trên bàn thiếp đi, điện thoại rung làm cô giật mình.

Tin nhắn của Hà Tặc.

Hà Tặc là bạn của ông anh Dương Dương. Nể mặt trai, An An cũng gọi gã là anh, vậy là gã được thể, tìm mọi cách tiếp cận cô. An An không biết nên nói thế nào để từ chối gã.

Cô ngẩng đầu, thấy ông giáo sư già đang nói chuyện sang sảng trên bục giảng, cảm thấy may mắn vì ông giáo sư đeo kính cận quá dày, hơn nữa mình lại có một chỗ ngồi lý tưởng, mãi gần cuối lớp, cách xa bục giảng.

An An chợt nhớ, đêm qua cô cũng gọi một người đàn ông là anh trai.

An An xóa mẫu tin nhắn, cô biết lại vẫn là những câu nhạt thếch đã nói nát trên mạng; đại loại, bên A: "Gió đang thổi, mưa đang rơi, tôi đang chờ điện thoại của bạn"; bên B: "Sống vì bạn, chết vì bạn, suốt đời bên nhau. Ghi chú: gởi nhầm địa chỉ rồi." Những kiểu tán tỉnh vớ vẩn như vậy An An thấy vô vị hết sức. Thực ra, lúc đầu cô cũng kiên nhẫn đọc hết, còn trả lời một cách hài hước và lịch sự cảm ơn. Về sau, những câu vô vị quá nhiều, cô xóa ngay mà không đọc.

Hà Tặc là người Cát Lâm, không giống người vùng Đông Bắc. Anh chàng có đôi mắt to đen đặc trưng của người miền Nam, đôi mày thanh như vẽ khiến các thiếu nữ, kể cả An An cũng thấy ghen tỵ. Môi mỏng nhưng đường viền rất nét, rất đẹp và gợi cảm; tóm lại: một gã bảnh trai. Chỉ có điều giọng nói ồm ồm như đàn ông miền Bắc.

Song An An lại thích giọng nói pha lẫn tiếng địa phương hoặc âm cuốn lưỡi của gã khi nói tiếng phổ thông và cái thói hay bắt chước của gã. Ngay từ cảm thán "Chao!" An An thường dùng, gã cũng bắt chước.

"Đẹp! Chao, đẹp lắm!" Gã thốt lên.

Tuy nhiên, gã không thích lặp lại. Những từ giới sinh viên hay dùng, một thời gian đã thấy chán – bỏ. Thấy An An vẫn dùng, hắn nói: "An An, em đừng nói vậy nữa, cái đó cũ quá rồi!" An An cự lại: "Em không sửa được, quen rồi!"

Các nữ sinh ngày nay thích những người đàn ông cứng tuổi, điềm đạm; vậy là bọn con trai trong trường cố tỏ ra chín chắn, nhưng càng làm thế trông càng ấu trĩ, nực cười.

Hà Tặc chỉ là một cậu bé con giả làm người lớn, An An nghĩ.

MP3 đột nhiên hết pin, An An bỏ tai nghe, cố chịu đựng tiếng nói rành rọt, oang oang của ông giáo sư. Cô không biết đây là tiết học thứ mấy, cũng không biết hôm nay học môn gì. An An nhìn quanh một lượt. Lan Lan, cô bạn kế bên đang say sưa đọc tạp chí Người đẹp. Vậy là gục xuống bàn ngủ tiếp. Còn chưa kịp khép mắt thì điện thoại lại rung, giống như có con nhặng nhốt bên trong. An An cau mày mở máy: "Địa Đàng vẫn còn". Tin nhắn của Liêu Văn Đạo.

Bạn trai trên mạng của cô, chàng nhạc công Liêu Văn Đạo nhắn tin, nói: "Địa đàng vẫn còn", vậy anh chàng Seven chơi nhạc ở quán Địa Đàng cũng vẫn còn. An An hiểu hàm ý của anh ta. Nghĩ tới chuyện xảy ra đêm qua, cô thấy anh cũng không đến nỗi tệ lắm.

Nhớ lại hình ảnh anh ta lặng lẽ hút thuốc trên phố, cả cái cách cầm điếu thuốc của anh ta nữa, trông rất điệu nghệ; có lẽ không ai bắt chước được. Liêu Văn Đạo có vẻ là người từng trải. Còn Hà Tặc chỉ là một đứa trẻ. Đứa trẻ Hà Tặc không bao giờ hiểu được Kẹo Đắng.

Mẹ nói: "Kẹo đắng dù đắng nhưng vẫn là kẹo."

An An giơ tay vén tóc, chạm vào vết sẹo trên trán, ở đó có vết thương không bao giờ lành, lại nghĩ đến chị gái và mùa hè đổ máu đó.

Trời tối rất nhanh, rồi mưa sập xuống. An An nhìn ra màn mưa, thấy lo lắng cho anh trai. Buổi sáng, nhân lúc Mai Mai không để ý, anh đã lén giấu cái ô lên giá, còn giơ ngón trỏ lên miệng ra hiệu cho cô phải giữ kín không được tiết lộ với Mai Mai. Vậy trưa nay nhất định anh ấy đội mưa về nhà. Buổi chiều anh ấy không phải lên lớp.

An An bắt đầu sốt ruột. Cố gắng đợi đến lúc thầy điểm danh, sau đó cô lặng lẽ chuồn khỏi lớp. Về đến nhà, thấy một đống chăn lù lù, run lập cập trên đi văng, quả nhiên anh đã bị cảm.

Chị gái Mai Mai bê bát thuốc đứng ở góc phòng như một bà hoàng quyền uy, lạnh lùng nhìn An An. An An không nói gì, đi đến bên anh trai.

An An thấy anh sốt cao thì rất thương. Mai Mai đến, ngay lúc bận rộn, đôi mắt đẹp vẫn hay liếc An An, cái nhìn thù địch.

An An nói đùa, bảo anh bị rơi xuống Bắc Cực. Lúc đó, hình như anh rất bực. Sau đó, Mai Mai đến bón thuốc cho anh. An An lặng lẽ chui ra.

An An lên mạng một lát, thấy anh trai đã ngủ, nhân lúc chị gái còn đang dưới bếp, cô lẳng lặng đi lấy một cốc nước ấm để đầu giường cho anh. Hồi nhỏ, khi cô bị sốt, mẹ thường bảo phải uống nhiều nước.

An An rất ít khi bước chân vào phòng anh trai, mọi việc dọn dẹp đều do chị cô đảm nhận. Chợt thấy trên giá sách của anh có một bức ảnh ba anh em chụp chung trước hiên nhà từ bốn năm trước. Một dạo chẳng thấy đâu, thì ra anh đã mang theo khi đi học đại học. Cũng lạ, chẳng thấy chàng trai nào để ảnh em gái trên giá sách, vị trí đó lẽ ra là ảnh của Hồ Khả, người trong mộng của anh ấy mới phải.

Trong ảnh, anh đứng giữa trời, cười mãn nguyện, mình đứng bên phải nhăn mặt chun mũi làm xấu; An An bất giác bật cười. Còn chị nữa, chị đứng phía bên kia anh trai, ngay từ ngày đó rã rất đẹp, nhất là vầng trán tinh khiết, cao quý như hoa bách hợp.

Trong ảnh, Mai Mai khoác tay anh rất chặt.

Chợt linh cảm có người ở phía sau, quay đầu lại, bắt gặp khuôn mặt lạnh tanh của chị, đột nhiên thấy lạnh sống lưng.

Chị gái đứng sau lưng, im lặng, đôi mắt tuyệt đẹp, hai lòng đen trắng rõ ràng, mở to, mái tóc sóng dài đổ sau lưng làm An An giật mình, tự dưng lúng túng: "Ồ, hóa ra là chị, sao lại đứng sau lưng em thế, làm em giật mình…" Cô chợt im bặt, nghĩ: Sao mình lắm lời thế? Thấy chị vẫn nhìn chằm chằm, An An bối rối, lát sau nói: "Em có chút việc, một người bạn hẹn đi ăn, em đi nhé!"

Nhưng người chị câm đáng thương của cô làm sao có thể lên tiếng?

Trước lúc ra khỏi nhà, nhìn vào trong, thấy Mai Mai đang đắp lại chăn cho anh, cử chỉ đặc biệt dịu dàng. Cô yên tâm, chị gái biết mình không có nhà, nhất định sẽ chăm sóc anh chu đáo.

Đường phố sau cơn mưa sạch bóng, thoáng đãng, An An chợt nhận ra, không biết mình sẽ đi đâu.

Bao nhiêu ngọn đèn là bấy nhiêu gia đình. Bao giờ mới có một ngọn đèn thuộc về mình?

Cô ngồi trên đường nhìn bà lao công đang thu gom những lá cây dính đầy đất bẩn bằng một cái chổi lớn. Bà lao công khoảng năm mươi tuổi, An An không hiểu bà làm thế nào mà điều khiển nổi cái chổi to như vậy, ngày nào cũng lặp lại đúng một động tác, rốt cuộc kiếm được bao nhiêu tiền?

An An nghĩ đến mẹ. Mẹ là trụ cột gia đình. Mẹ cũng có đôi bàn tay thô ráp. Lúc An An còn nhỏ, mẹ thường kéo cô vào lòng, nói: "Con và chị như hai bàn tay, phải thương nhau, giúp đỡ nhau, hiểu không?" An An gật đầu.

Chị bị câm, chị rất đáng thương. Chị đáng thương, phải nghỉ học giữa chừng. An An rất khỏe mạnh. Cô học một mạch lên đại học. Khi An An nói với mẹ nụ cười đáng sợ của chị mùa hè năm đó, mẹ không tin, về sau bà khóc. Lúc đó An An chưa đầy sáu tuổi, thấy mẹ úp mặt vào lòng bàn tay khóc, mẹ có bàn tay nứt nẻ, An An nói: "Mẹ đừng khóc nữa!"

Sau đó, mẹ kể cô nghe câu chuyện của kẹo đắng. Đắng chát, tỏa hương nồng nàn, nhưng vẫn là kẹo. Lúc đó An An không hiểu, bây giờ thì hiểu rất rõ. Mẹ hoàn toàn bất lực!

An An ngồi ở góc phố. Cô biết mình giống một kẻ lang thang không nhà. Bỗng dưng nhớ da diết, muốn nghe tiếng nói của mẹ, chỉ vài câu cũng được. Con gái ở ngoài, gặp chuyện buồn, đầu tiên thường nghĩ đến cha mẹ. Cô lục tìm điện thoại gọi về nhà, nhưng không có ai cầm máy.

"Mẹ ơi, con nhớ mẹ! Con muốn về nhà!"

An An gục vào đầu gối, thầm thì.

Điện thoại bỗng đổ chuông. Tin nhắn của Liêu Văn Đạo: "Bọ Con, anh sẽ tìm ngọn đèn cho em!"

Hết chương 10
Liêu Văn Đạo, hai mươi tư tuổi, nhạc công quán Địa Đàng; vẻ điển trai của anh ta đủ khiến nhiều thiếu nữ tình nguyện cùng anh diễn cuộc tình một đêm.

An An khao khát một mái nhà, có người chồng biết cảm thông chia sẻ, sống cuộc sống bình thường của tầng lớp công chức. Cô chưa bao giờ nghĩ bạn trai của mình lại làm việc trong quán bar. Trong xã hội hiện nay, quán bar thường gắn với cuộc sống ban đêm, mà cuộc sống bán đem có nghĩa là du đãng, tiền bạc, xác thịt và trụy lạc. Vậy thì chàng nhạc công trong quán bar, đêm qua suýt xảy ra cuộc tình một đêm với An An, lấy gì để cô tin tưởng? An An đọc mẫu tin, do dự, cố kìm nén cảm xúc, bỏ điện thoại vào túi.

Vừa mới sẩm tối, người dân đã đổ ra đường tận hưởng không khí mát mẻ, thoáng đãng sau nửa tháng trời chịu đựng cái nắng nóng oi ả. An An cảm thấy vô vị, bèn đi đến cửa hàng bán đồ ăn nhanh.

Vừa mút sữa cô vừa đưa mắt nhìn quanh xem có bao nhiêu người dến hiệu ăn một mình như mình. Đảo mắt hồi lâu, cuối cùng nhận ra: chỉ có mỗi mình cô.

An An không thích ăn rau sống, cô thận trọng gắp những cọng xà lách, rau mùi kẹp trong bánh bỏ ra ngoài, thong thả cắn từng miếng. Chẳng có vị gì !

An An quan sát đôi tình nhân ngồi bàn bên. Cô gái nũng nịu dẩu môi để bạn trai bón cho từng miếng, nét mặt hớn hở, vẻ thoả mãn. An An chợt nghĩ, nếu bà mẹ chàng trai mà chứng kiến cảnh này, chắc chắn bà sẽ ghen tỵ với con gái.

Mấy cái bàn sát cửa sổ phía xa đã bị đám thanh niên có vẻ là sinh viên chiếm cứ. Trước mặt họ chỉ là những cốc nước khoáng; họ đang chăm chú viết lách gì đó. An An nghĩ, có lẽ họ học cùng trường với anh trai mình cũng nên (bởi cách đó không xa là trường Đại học Trùng Khánh).

Quán ăn có điều hòa, cảnh trí và ánh sáng phảng phất như trong thần thoại, mùi bánh mỳ nướng và thịt gà quay. Dù có hơi đông đúc nhưng là thế giới khác biệt. Liệu có một nơi mát mẻ, yên tĩnh, lý tưởng nào hơn để học bài, chiếm chỗ mà không cần gọi đồ ăn? Chỉ có sinh viên mới nghĩ ra chiêu đó.

Gần An An nhất là đôi tình nhân sinh viên. Họ ngồi đối diện nhau, cùng chăm chú đọc sách. Cô chú ý đến phía dưới gầm bàn; hai chân họ đang quắp vào nhau. Bàn chân cô gái thon dài, trắng trẻo. Bàn chân chàng trai màu tiểu mạch, rắn chắc, khoẻ mạnh. Chân cô gái dịu dàng gác lên chân chàng trai. Đôi chân cứng cáp và bình ổn cho chàng trai khoẻ mạnh là chỗ dựa vững chắc cho cô gái. An An thấy xúc động trước cảnh đó: đen trăng đan xen, cùng dựa vào nhau, như dính vào nhau không thể tách rời. Trông giống cây thân leo quấn quanh cây thân một.

Còn nhớ hồi nhỏ, gần nhà có một cây đại thụ, ngọn cao tưởng chừng chấm vào mây, tán xum xuê, lá ken dày. Về sau, những dây leo không biết từ đâu đeo quấn lấy thân cây, vươn lên cao, càng lên càng xanh tốt, dần dần tất cả các cành, chạc, tay đều bị dây leo phủ kín. Cha nói, sớm muộn cây đó cũng bị dây leo chèn chết. Quả nhiên, hai năm sau, cây đại thụ cao lớn ấy bỗng đổ gục chỉ sau một trận mưa bão. Những dây leo chằng chịt xanh tốt cũng khô héo sau đó mấy ngày. Nhưng chúng vẫn quấn chặt thân cây, như một cô gái ôm riết người tình. Thì ra, tình cảm dù đằm thắm đến mấy vẫn có thể gây tai hoạ!

Đương nhiên, đôi tình nhân đáng yêu này không giống như cây đại thụ và dây leo. Họ đang chăm chỉ học hành. Họ là tương lai của đất nước. Đôi chân họ vẫn có thể bình tĩnh đọc sách. An An bỗng thấy khâm phục. Cô nghển đầu, liếc nhìn cuốn sách trong tay cô gái. Trên đó là những hình vẽ hình học không gian.

An An vội trở về tư thế cũ, cố gắng không nghĩ đến cô gái với cuốn sách hình học không gian trên tay. Chợt nghĩ, bản thân cô đã dành được bao nhiêu thời gian cho học tập? Vào trường đại học gần như đồng nghĩa với vào chốn buông thả, trụy lạc - nơi ấy cứ việc phung phí thời gian thoải mái, không phải lo miếng ăn hằng ngày. Rồi cô bỗng nhớ tới mẹ, tháng tháng phải gom góp, gửi tiền lên đúng ngày, chỉ mong con thành tài.

Đây là lần thứ n cô thầm hứa: Phải cố gắng học!

An An hấp tấp lấy giấy bút trong túi lên kế hoạch học tập, mỗi ngày đọc bao nhiêu trang sách, ôn bài vào lúc nào, chuẩn bị bài trước bao nhiêu lâu. Sau khi lập ra kế hoạch chi tiết như vậy, cô thấy lòng nhẹ nhõm; coi như thành công một nửa. Cô như nhìn thấy khoản tiền học bổng đầu tiên, nhìn thấy công văn xin người của những công ty lớn. Lập tức, cảm giác hối hận lúc trước bỗng tiêu tan. An An vui vẻ ăn hết suất bánh đã gọi, bước ra khỏi cửa hiệu cô nghĩ, phải về nhà học thôi.

Ngoài đường bắt đầu có gió, khi gió mang theo bụi táo vào mặt An An thì quyết tâm học hành của cô đã giảm một nửa. An An nhìn dòng chữ cuối cùng trên bảng kế hoạch vừa rồi: "Kiên trì đến cùng, quyết không bỏ dỡ", bỗng động lực học tập không còn mạnh mẽ như một phút nữa. An An biết cô đã dao động và kế hoạch học tập chi tiết kia cuối cùng vẫn chỉ nằm trong sổ tay thôi. Mà suy cho cùng, học tập là công việc tẻ ngắt, chơi thích hơn nhiều.

Rốt cuộc, An An cũng chỉ là một cô gái bình thường, khó kiểm soát cái đầu bướng bỉnh và những cảm xúc nhất thời của mình. Khi cảm xúc qua đi, lý trí cũng tiêu tan.

Đang lúc An An đang phân vân có nên về nhà học bài như kế hoạch không thì có tin nhắn – tin của Liêu Văn Đạo. Chàng nhạc công hỏi: "Bọ Con, em đang ở đâu?". Khi cô nói địa điểm, chỉ năm phút sau anh ta đã xuất hiện, trang phục và phong thái khoẻ khoắn như một vận động viên, cố ý nháy mắt với cô, vẻ thân mật.

An An hỏi: "Anh bay đến hả?"

"Anh có việc đi qua đây." Anh ta nói nhưng thấy ánh mắt nghi hoặc của An An mới ngưọng nghịu chữa lại: "Được rồi, đúng là anh cố tình đi tìm em, thật đấy! Chẳng lẽ em không cho anh một cơ hội ư?"

An An cười đắc ý. Khi An An cười, mái đầu nghiêng nghiêng, mắt khép hờ rất dễ thương, hàng răng trắng bóng, đều tăm tắp như những hạt ngô nếp.

"Phải nói như vậy mới đúng. Ha ha!"

Liêu Văn Đạo để ý thấy An An có một chiếc răng khểnh. Thấy cô cười thoải mái như vậy Liêu rất vui. "Bọ Con, bây giờ em có rỗi không?"

An An trả lời có. Giờ thì cô đã quên hẳn cái kế hoạch học tập nằm trong túi.

"Tốt quá! Anh sẽ đưa em đi tham quan làng gốm".

"Bọ Con, đừng từ chối anh! Anh đã phải xin nghỉ phép một ngày vì em đấy. Em phải biết bọn anh chỉ có bảy ngày phép cho ba tháng." Chàng nhạc công khẩn khoản, giọng thiểu não.

Sau đó An An để cho chàng nhạc công kéo tay lên xe buýt. Trên xe, An An tỏ ra rất vui, hỏi luôn miệng.

"À, mà làng gốm ấy ở đâu?"

"Đó là một thị trấn cổ. Đến khắc biết, nhất định em sẽ thích." Biết An An chưa bao giờ đến chỗ ấy, Liêu Văn Đạo tỏ vẻ bí mật.

Nhận thấy anh chàng nhạc công vẫn nắm chặt tay mình, An An vột rút tay về.

"Có phải anh em thì có thể thân mật như vậy?"

Liêu Văn Đạo cười phá lên: "Nhưng anh chưa bao giờ nhận em là em gái." Rồi anh ta chăm chắm nhìn cô với ánh mắt ngây dại khác lạ, đến tận khi cô xấu hổ, đỏ bừng mặt.

Làng gốm là một thị trấn cổ ven sông Gia Lăng. An An vừa nhìn thấy đã thích ngay. Những ngôi nhà cũ kỹ, những cái cổng cổ kính, con đường làng lát đá tảng xanh nhẵn lỳ, những món quà quê khỏi cần rao cũng thấy hấp dẫn, hoàn toàn yên tĩnh trong buổi chiều tà. Gần tắt nắng, cảnh vật càng trở nên trang nghiêm, trầm mặc.

An An rất đỗi kinh ngạc. Từ khi bước chân vào làng, cô bỗng ít nói hơn, có lẽ là sợ tiếng nói của mình làm khuấy động sự yên tĩnh nơi này. Mấy lần cô lẩm bẩm: "Tại sao trước đây em không hề biết nơi này? Em đến Trùng Khánh đã gần một năm kia mà."

Cô thích những cái vòng tay thô sơ, những cái bình mộc mạc, xinh xắn nhưng đúng là tác phẩm nghệ thuật đích thực. Cô thích những nghệ sỹ biểu diễn Kinh kịch trong các ngôi nhà cổ, thích những ông già chơi đàn bên đường.

An An nhảy nhót như con chim sẻ trên những tảng đá lát đường màu xanh, phẳng lỳ, ngưỡng mộ nhìn những sinh viên trường Mỹ thuật miệt mài bên giá vẽ. Cô tò mò ngắm nhìn tác phẩm còn dang dở của họ. An An nghĩ, hôm nào phải đưa Mai Mai đến đây, chắc chắn chị ấy vẽ đẹp hơn họ.

Liêu Văn Đạo hiếu kỳ quan sát cô bạn cá tính. Anh muốn túm lấy lọn tóc cột cao sau gáy của cô, kéo cô vào lòng.

"Ha ha! ở đây sao nhiều đồ ăn thế!" An An tiến lên vài bước, đi giật lùi trước mặt Liêu Văn Đạo, miệng liến thoắng. Vẻ trầm tư lúc cô ngắm nghía những món đồ cổ đã tiêu tan, cô trở lại là một An An láu lỉnh như con cá nhỏ. Nhìn đôi môi cong lên, phụng phịu của cô, Liêu Văn Đạo bật cười: "Bọ Con muốn ăn rồi hả? Cứ thoải mái, anh chiêu đãi".

Chỉ đợi có thế, An An lập tức không làm khách nữa. Tôm nướng, thịt dê xiên tẩm vừng nướng, thịt gà trộn rau…Món nào cô cũng thử. Đây là quà vặt, không đắt mà lại rất ngon, cách chế biến, bày biện và hương vị đậm chất dân dã. An An ăn từ đầu làng đến cuối làng. Khi không thể nào ăn thêm được nữa, cô lại có yêu cầu mới.

"Này, em chợt nhớ ra, năm phút trước khi anh xuất hiện, em đã chén no một suất hamburger ở nhà hàng. Làm thế nào bây giờ?".

Liêu Văn Đạo muốn té xỉu. Họ vội đi tìm nhà vệ sinh.

Làng gốm nằm ven sông Gia Lăng.

Mặt trời đã lặn, đêm xuống rất nhanh.

Hai người ngồi bên bờ sông.

Mới vào mùa mưa, nước sông đã lên khá cao. Liêu Văn Đạo nhìn những con sóng lô nhô nhuộm ánh đèn lan trên mặt sông, đầu óc quay cuồng. Dòng sông ban đêm càng trở nên huyền hoặc.

An An có lẽ ăn quá no, nằm dài trên bãi cỏ, đầu gối lên tảng đá, ngước nhìn trời sao, tuy hơi thưa nhưng rất sáng. Tiếng sóng rất gần, ngay sát bên tai. Phía đầu cô là thị trấn cổ, phía chân cô là sông Gia Lăng, trước mắt là bầu trời, dưới thân là mặt đất. An An cảm thấy mình quá nhỏ bé. Cô thầm nghĩ, thì ra cuộc sống có thể như thế, ngoan ngoãn thừa nhận sự yếu đuối nhỏ bé của mình.

Liêu Văn Đạo liếc nhìn cô gái. An An khép hờ mi mắt, thật đáng yêu, hai tay để lên trán, nửa người dưới bó gọn trong chiếc quần bò, một chân duổi thẳng, một chân co rất tự nhiên. Do cô nằm ngửa, bờm tóc không che hết trán, vết sẹo xấu xí lại lộ ra. Anh bất giác đưa tay sờ sờ lên đó.

An An rất nhạy cảm với vết sẹo nơi vầng trán, cô bật dậy, hai tay anh ra, trợn mắt hét: "Anh làm gì vậy?". Mặt cô biến sắc trông thật dữ tợn.

"An An, em nhìn kìa!" Liêu Văn Đạo không phật ý trước thái độ của An An. Anh mỉm cười, dịu dàng vẽ tay về phía bờ sông đối diện, bên đó có một biển đèn rực rỡ: "Em muốn có một ngôi nhà của riêng em không?".

An An nhìn theo phía tay Liêu chỉ. Biển đèn quả là tráng lệ, lung linh muôn màu, phản chiếu xuống mặt sông nhấp nhô, lấp lánh, đẹp thật! Ý nghĩ của cô lập tức trở về nhà. Cô vốn có một gia đình, có bố mẹ, anh trai và chị gái.

Chị rất đáng thương. Chị bị câm từ nhỏ. Mười bốn năm trước chị đã cười, nụ cười đầy thù hận. Trong ảnh, tay chị nắm chặt cánh tay anh trai, như muốn dựa vào anh.

An An im lặng, Liêu nói khẽ: "Anh giúp em tìm ngọn đèn của em nhé?" Anh nắm chặt tay cô trong bàn tay mình. "Dù cũng chỉ là một trong những ngàn vạn ngọn đèn, anh vẫn muốn nó thuộc về chúng ta, thuộc về anh và em".

An An ngước mắt lên. Trông Liêu lúc này rất thành tâm, giống như đang cầu nguyện. "Có lúc thấy em cười…". Liêu vuốt ve vết sẹo, An An muốn tránh ra nhưng anh vẫn giữ chặt, tiếp tục nói: "anh vừa vui vừa buồn…".

An An chớp mắt, một giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống tay Liêu.

"Trước hết, cho anh xin lỗi về chuyện tối qua". Liêu ôm chặt An An không để cho nước mắt cô tiếp tục rơi. "Hơn nữa, anh rất thực lòng. Bởi vì mấy năm trước anh cũng từng nhìn những ngôi nhà sáng đèn và cũng thầm ước về ngôi nhà của mình".

An An kinh ngạc ngẩng đầu, cô tưởng Liêu cũng như hầu hết bọn đàn ông bây giờ chỉ thích tự do, thích những mối tình mạo hiểm. An An đột nhiên cau mày: "Vớ vẩn!". Cô bật dậy hét vào mặt anh: "Ra vẻ quá nhỉ? Đừng quá tưởng bở!".

Liêu ngớ người, anh tưởng sau câu đó, An An sẽ ngã vào lòng anh bật khác, không ngờ cô ta chế nhạo anh không thương tiếc. Anh giơ tay giả bộ đánh cô. An An co giằng chạy, vừa chạy vừa cười rất to, rất sảng khoái. Từ bao đời nay, trai gái yêu nhau vẫn thường đùa giỡn, chạy đuổi nhau; và bây giờ họ cũng thế. Thật thú vị, thật lãng mạn, chỉ có những người trải qua mới cảm nhận được.

"Bọ Con, đừng cười nữa!"

"Vì sao?"

"Em cứ cười sẽ làm mặt trời thức giấc, Trùng Khánh lại nóng chết đi mất."

"Ha ha!..."

* * *
Nằm viện
Một người khi đang gặp thời thường có nhiều người cầu cạnh, nịnh bợ, và anh ta tiếp nhận sự nịnh bợ của người khác như một lẽ đương nhiên. Nhưng lúc thất bại vẫn có người quan tâm, tình cảm đớ mới thật đáng quý. Vì vậy, khi những người bạn cùng lớp ngày thường chỉ gật đầu chào nay lại đến thăm tôi, tôi thực sự cảm kích.

Lúc ốm đau, tôi cảm thấy mình như rơi xuống vực.

Khi thành công, người ta hay coi thường người khác, chỉ khi ốm đau mới thấy thực sự cần tình thân.

Xa nhà, ốm đau lại càng nghĩ ngợi nhiều. Tôi ngước nhìn lên trời, nhận thấy trăng Trùng Khánh không tròn bằng trăng thị xã quê mình.

Mai Mai về nhà lấy đồ, tôi càng thấy cô đơn. Cho nên khi Hồ Khả xinh đẹp xuất hiện trước mặt, tôi mừng như hoá điên. Theo sau Hồ Khả là Hà Tặc. Hắn ta vừa vào đã kêu lên: "Không ổn, sắc mặt cậu rất kém!".

Ngồi lên giường, thân hình to lớn của hắn dường như muốn đẩy tôi ra mép giường. "Đi đi, dậy đi đá bóng thôi. Tớ vừa từ quê lên, vừa về trường đã vào thăm cậu đấy. Này, không tiếc sao, thời giờ quý báu đã bị cậu lãng phí ở đây rồi. Nói đi, cậu ốm thế nào? Sao không nói, bị câm rồi hả?".

Mười phút sau, một nữ y tá xuất hiện nơi ngưỡng cửa cắt ngang câu nói của Hà Tặc, nghiêm khắc nhắc hắn không được làm ồn.

Cô y tá đi khỏi, Hà Tặc phẫn nộ nói: "Đắc ý cái gì? Chỉ là y tá mà cũng làm bộ? Trông như quỷ ấy. Chân vòng kiềng, ngực lép, mông tóp, khác nào bọ ngựa…". Cậu ta nói một thôi một hồi, đương nhiên chỉ có mấy chúng tôi nghe, thực ra cũng chỉ là muốn giữ sỹ diện trước mặt tôi và Hồ Khả.

Hồ Khả đã cười nhiều đến nỗi bật ho. Cô nói làm người phải nhân hậu.

"Nhân hậu cái con khỉ, dựa vào đâu mà phải nhân hậu với cô ta?". Sau đó cậu ta lại luyên thuyên đủ thứ chuyện với cái kiểu uốn lưỡi đặc sệt khẩu âm Đông Bắc của mình.

Tôi mặc kệ, tập trung chú ý vào Hồ Khả. Tôi nói: "Hồ Khả, không phải bạn đến đòi tôi cái ô chứ?".

Hồ Khả ngớ người, rồi cũng đùa theo: "Đúng thế, ô của tôi đâu?".

"Rất tiếc, tôi không mang đi, tôi cất ở nhà."

Hồ Khả cười, bảo tôi ngay lúc ốm cũng không thật thà.

Đúng thế, tôi ốm. Khi tôi ốm, cơ thể chỗ nào cũng có vấn đề. Nước mũi nhân lúc giao thông ách tắc cứ chảy ra. Tôi chỉ cho Hồ Khả đống giấy lau mũi to đùng.

Thấy nước mũi chảy, tôi luống cuống lục ngăn bàn tìm giấy lau, sợ Hồ Khả nhìn thấy. Hồ Khả mỉm cười: "Không sao", đoạn lấy trong túi ra một tập khăn giấy tự tay lau mũi cho tôi. (Tôi không hiểu tại sao trong túi các cô gái lúc nào cũng có khăn giấy.). Tôi hơi xấu hổ từ chối: "Cứ để tôi". Hồ Khả nhẹ nhàng nói. Tôi đành ngồi yên, ngoan ngoãn để nàng lau mũi cho.

Người Hồ Khả rất thơm, tôi ngửi hương thơm từ tấm thân thanh nhã của nàng, tay nàng cầm giấy nhẹ nhàng lau trên môi tôi. Khăn giấy của nàng thơm biết mấy. Mấy sợi tóc mai của nàng vờn trên má tôi, tôi ngồi thẳng đơ, không dám động đậy.

Tôi lập tức cảm thấy bị hương thơm của nàng bao bọc, toàn thân tê cứng; cảm giác này khiến tôi lúng túng nhưng vẫn rất thích. Lúc đó, bàn tay trái cắm ống truyền nước của tôi để dưới người nàng.

Hôm nay Hồ Khả mặc váy, trước ngực in hình khuôn mặt một cô gái đang cười rất tươi, cũng đẹp và đáng yêu như Hồ Khả. Phía trái, khuôn mặt còn có hình một con mèo màu đen trông dữ tợn, mắt tròn vo, thật ngộ. Tôi thấy thích con mèo, bất chợt cánh tay đang truyền nước sờ vào đầu con mèo, tôi thề là lúc đó tôi hoàn toàn không có ý xấu. Khi tay tôi chạm vào vật gì mềm mềm thì ngực tôi hứng trọn một cú đấm: "Làm gì thế, đồ lang sói!".

Hồ Khả phản ứng, tôi xấu hổ ôm ngực, thầm trách con gái Trùng Khánh buồn vui bất thường. Tôi xin lỗi nàng, nhưng thầm nghĩ thực ra tôi đâu có lỗi.

Hà Tặc đứng bên cười ngặt nghẽo. Hồ Khả đỏ mặt. Tôi rầu rĩ nhìn kỳ, thì ra vị trí của con mèo ở đúng ngực Hồ Khả. Tôi bất giác đỏ mặt, quay đi, không dám nhìn vào mắt nàng. Nhưng cảm giác lúc tay tôi chạm vào ngực nàng vẫn còn nguyên vẹn.

Hồ Khả mắng tôi là đồ lang sói. Tôi đúng là con sói.

Hà Tặc vẫn cười. Hồ Khả tức giận đánh hắn. Tôi vội giấu mặt vào gối, đành làm con sói trong hang. Nhưng ánh mắt vẫn cứ liếc vào nơi không nên nhìn - chỗ có "đoá hoa" thiếu nữ. Đoá hoa của Hồ Khả có một con mèo dữ trông chừng, tôi ghen với nó. Từ đó, mèo là kẻ thù của tôi; cả con Sbin của An An cũng bị vạ lây.

Tiếc là Hồ Khả chỉ ngồi một lát rồi bỏ đi, tôi năn nỉ nàng nán lại một chút nữa. Nàng không chịu, đứng dậy ra về, để tôi lại với cái mặt nhăn nhở của Hà Tặc. Hai phút sau Hồ Khả lại xuất hiện nàng thò đầu qua cửa. Tôi sung sướng reo lên: "Hồ Khả! Bạn không nỡ về phải không?".

"Lần sau nhớ trả cái ô cho tôi!". Nói xong nàng đi, lần này là đi thật. Tôi thất vọng hơn cả lúc trước khi nàng ra về.

Hà Tặc nhìn quanh, lẩm bẩm: "Tớ thấy phòng bệnh của cậu hình như thiếu cái gì ấy." Cậu ta nói, giọng nghiêm trang hiếm thấy, mắt vẫn đảo khắp phòng.

"Cậu còn nhin cái gì? Chẳng phải cậu thấy thiếu cô em An An của tôi sao?". Con lỏi này thật vô lương tâm, từ khi tôi nằm viện nó mới đến thăm có một lần. Tôi phẫn nộ, định bụng lần này nó đến nhất định sẽ mắng cho một trận. Nhưng An An bao giờ cũng giở trò gì đó. chỉ cần nhìn thấy đôi mắt nó là tôi lại xuống thang.

"Ừ, đúng là thiếu cô ấy. À mà không có cô ấy thì tớ ở đây làm gì?". Nói xong, mặt hắn trở nên tư lự.

Ngày hôm sau A Thụ đến, cũng nói phòng tôi thiếu gì đó. Rồi hắn đi thẳng, hai tiếng sau quay lại, mướt mã mồ hôi; tôi tưởng vừa có con trâu vào phòng. Hắn cầm cái túi nylon không biết bên trong đựng gì.

Tôi nói: "Quà gì vậy? Đàn ông đàn ang với nhau cả, cần gì phải khách sáo thế?". Đoạn quay sang bảo Mai Mai nhận.

A Thụ đắc ý, bảo phòng tôi thiếu cái gì đó, cao nhân thường thích những thú chơi tao nhã nên cậu ta có mấy con cá vàng tặng tôi để trong phòng cho vui mắt.

Tôi nhìn mấy con cá bơi trong bình, không biết loại cá gì, nhưng vẫn nói: "Cá chúa, nhất định rất đắt, cậu cạn túi vì tớ chắc?".

"Không, một chút lòng thôi. Tớ cũng định để trong phòng một cái bình như thế này, bỏ tý tiền có gì đâu!". Sau đó cậu ta còn nói: "À không phải cảm ơn! Mai Mai, em cũng thích nuôi cá phải không?". Hắn nhìn Mai Mai cười nịnh.

"Con mèo của An An có lẽ cũng thích.". Tôi nghĩ.

A Thụ cung kính để cái bình cá cạnh đầu giường tôi, thận trọng rắc vài hạt thức ăn, như sợ làm tổn thương con cá cao quý. Không ngờ anh chàng cũng có lúc tinh tế vậy.

Sau đó A Thụ dặn tôi hằng ngày thay nước, cho cá ăn theo giờ. Rồi lại dặn Mai Mai vẫn nội dung đó.

Mấy con cá không chịu nổi giày vò, hai ngày sau, chúng lần lượt phơi bụng trên mặt nước. Sáng hôm đó, vừa tỉnh dậy tôi đã thấy năm cái bụng trắng nôit lềnh phềnh, cảnh tượng thật bi tráng. Khi A Thụ đến thăm, thấy thế có vẻ xót xa nên càng yêu quý hai con còn lại, chỉ thiếu nước chưa đo nhiệt độ cho chúng. Nhưng phúc hoạ khôn lường, tuổi thọ của hai con cá còn lại cũng không cao, cuối cùng, chúng đã ra đi sau một buổi chiều không mưa không gió. Thực ra, tôi có lòng tốt thay nước chúng, ai ngờ một con nhảy lên rớt xuống cống, một đi không trở lại. Sợ con còn lại cô đơn, tôi đổ nốt xuống cống cho chúng có bạn.

A Thụ đến, nhìn thấy cái bể cá trống không, đứng ngây như trời trồng, lát sau mới lên tiếng: "Cậu ăn chúng rồi sao?".

Tôi đang phân vân về sự ra đi của hai con cá thì Mai Mai dẫn mẹ vào.

"Mẹ!". Tôi hét to, ngạc nhiên, sung sướng.

A Thụ đứng sau lưng tôi cũng tươi tỉnh trở lại, ngập ngừng: "Cháu chào bác ạ!".

* * *
13. NHỮNG LỜI PHÀN NÀN CỦA MẸ
"Dương Dương!". Mẹ vừa gọi tên tôi vừa lao đến bên giường: "Làm sao phải nằm viện? Sao không chú ý, thảo nào mẹ sốt ruột quá!". Sau đó mẹ xoa mặt tôi, lẩm bẩm: "Con gầy quá!". Bà ngắm nghía tôi rồi rút ra kết luận: "Có phải con kém ăn không?". Mẹ tôi là người hay nói, mẹ có thể nói liền mấy tiếng đồng hồ. Đương nhiên, đấy là chuyện hồi ở quê, tôi và An An đã có lần dùng đồng hồ theo dõi. Không ngờ đến bây giờ khả năng nói của mẹ vẫn không thuyên giảm.

Tôi nhớ, mẹ đã thích vuốt ve khuôn mặt tôi. Mẹ nói chỉ cần sờ là biết tôi béo hay gầy.

Ba năm tôi không về nhà, ba năm không nhìn thấy mẹ, vậy mà lần đầu gặp lại, cử chỉ đầu tiên của mẹ vẫn là sờ mặt tôi, nước mắt tôi trào ra.

"Mẹ!". Tôi ôm lấy mẹ, bây giờ mẹ đã béo hơn. Giọng tự nhiên nghẹn ngào, tôi không ngờ mẹ lặn lội đến thăm chúng tôi, đúng vào lúc tôi ốm đau, chán nản.

"Ôi dào, lớn thế này mà vẫn làm nũng! Không sợ các bạn cười ư?". Mẹ mắng yêu nhưng lại ôm tôi chặt hơn, giọng mẹ cũng lạc đi như sắp khóc. "Con cũng tệ lắm, ba năm không về nhà, làm mẹ…làm mẹ mong quá. Chắc đến khi mẹ nằm xuống con cũng không biết! Rồi lúc ấy con về quê gọi ai bằng mẹ đây?". Nói đoạn mẹ ôm tôi khóc hu hu.

"Mẹ, mẹ nói những chuyện ấy làm gì!". Không kìm nổi nước mắt, tôi vùi mặt vào cổ mẹ, đó là bến cảng an toàn, quen thuộc nhất của tôi thuở nhỏ, đến giờ trong trí nhớ của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh đó. "Mẹ, mẹ sẽ sống trăm tuổi!". Thực ra tôi không phải là đứa trẻ hay làm nũng, từ nhỏ tính tôi đã thích độc lập, thích tự do, đây cũng là nguyên nhân tôi chọn một nơi xa như Trùng Khánh để học đại học. Trước đây, hồi ở nhà, mẹ không lúc nào để cho tai tôi được yên. Mẹ nói luôn mồm, như đọc kinh. Tôi gầy, mẹ phàn nàn bảo tôi ăn; tôi béo, mẹ giục tôi giảm béo. Mẹ nghĩ gì trong đầu lập tức nói ra miệng, chính mẹ cũng không ngờ là miệng mình cứ tự hoạt động như thế. Con nhớ, lúc xem Tây du đại thoai, tôi và An An bỏ phiếu thông qua, chúng tôi sẽ không nói gì, cứ để mẹ là phiên bản của Đường Tăng. Câu cửa miệng của mẹ là : "Nếu mày còn thế tao không nói nữa! Tao nói cho mày biết, mày…". Tôi không biết làm thế nào, đeo tai nghe lên, một tiếng đồng hồ sau bỏ ra thấy mẹ đang nói. Có lúc mẹ nói như hát, bản lĩnh này nếu không được rèn luyện suốt năm, mười năm thì nhất định không thể cao cường đến vậy.

Thực ra ba anh em tôi đều rất quý mẹ, chỉ có cái bệnh nói nhiều của mẹ làm chúng tôi không chịu nổi. Về sau, mỗi lần thấy mẹ bắt đầu nói là tôi trốn, trốn không được thì bỏ chạy. Bây giờ lâu lâu không được "nghe ca nhạc", quả là có nhớ, nhất là lúc tôi bị ốm.

Nghe giọng phàn nàn đã lâu không được nghe của mẹ, tôi xúc động, sống mũi cay cay. Đã bao năm không biết nước mắt là gì, bây giờ không kìm được, nước mắt tôi cứ trào ra. Mẹ cũng gục lên vai tôi, nước mắt chan hoà. Mẹ vừa khóc vừa kể lể:

"Con thật là…ngần ấy năm không thèm về nhà nhìn mặt mẹ lấy một lần, có biết mẹ cô quạnh, buồn tủi lắm không!...".

"Con thấy chưa, con không biết tự chăm sóc, lại ốm nữa…làm sao mẹ yên tâm được!".

"Ô, chúng mày lớn rồi, sắp bay được rồi, làm gì còn nhớ đến mẹ? Làm gì còn nhớ mẹ nửa đêm thay tã lót, pha sữa, miếng cơm miếng cháo nuôi ba anh em chúng mày…".

Mẹ càng nói càng buồn, khóc càng to.

Cô y tá lại xuất hiện. "Không được khóc to ở bệnh viện. Bệnh nhân cần được yên tĩnh.". Lúc đó mẹ tôi mới thôi khóc, xin lỗi cô y tá. "Xin lôi, xin lỗi cô y tá, cô không biết chứ, tôi đến thăm con, nó là con tôi". Mẹ xoa đầu tôi. "Chúng nó đều học đại học ở Trùng Khánh của các cô đấy, nó học năm thứ ba rồi. Vào đại học những tưởng chững chạc hơn, ai ngờ lại không biết tự chăm sóc, không đúng thế sao? Thằng bé này tệ lắm, ba năm không về nhà….". Mẹ lại bắt chuyện với cô y tá.

Tôi ra hiệu cho mẹ. Cô y tá không có cách nào thoát ra được, thấy mẹ không có dấu hiệu dừng lại, đành ngắt lời: "À, xin lỗi bác, tôi phải đi trực bây giờ". Lúc đó mẹ mới thôi nói, dúi hai quả táo vào tay cô y tá. "Vâng, cô đang bận, tôi không quấy rầy nữa. Đây là con tôi, sau này nhờ cô quan tâm đến cháu. Lớn thế này nhưng ở bên ngoài, xe mẹ, không ai chăm nom, ốm nặng thế này mà không biết. Nếu ở nhà, tôi đã chẳng để nó ốm lâu như vậy, đã sớm đưa đến bệnh viện chữa trị rồi".

"Xin lỗi bác, tôi phải đi làm việc". Cô y tá cầm quả táo, không thể không nhắc mẹ lần nữa.

"Vâng, nhất định là cô rất bận, cô đi làm việc đi".

Sau đó cô y tá đáng yêu chuồn thẳng, nhanh như tránh bệnh dịch. Tôi dám chắc nếu bây giờ phòng tôi có mở tiệc cô ta cũng không dám đến nhắc nhở.

Tôi nằm trên giường, nhìn mẹ, tôi thấy mẹ thật đáng yêu. Trước đây tôi không nhận thấy mẹ càu nhàu mà lại thân thiết như vậy. Đây là mẹ tôi, người đã sinh ra tôi.

Mẹ nhìn tôi, lại bắt đầu: "Con xem, con lớn như vậy, tự dung sao lại cười? Đi ra ngoài phải học cách sống, mọi người đâu có như con, không thích giao thiệp, sau này sẽ bị thiệt thòi! Bây giờ mẹ không nói con nữa, nói nhiều con lại giận. Con lớn thế này, thầy giáo cũ của con gặp mẹ còn nói con ít nói…". Phần sau mẹ còn nói những gì tôi không chú ý, không nghe cũng không biết mẹ nói gì, nhưng tôi chăm chú nhìn mẹ, mảng tóc bên tai mẹ đã bạc thêm nhiều, nếp nhăn bên khoé mắt sâu hơn. Mẹ già nhanh quá. Hoá ra mẹ cũng già. Trước đây tôi không quan tâm đến điều đó. Thì ra, được nằm nghe những lời phàn nàn của mẹ thật là hạnh phúc!

Mẹ nói rất nhiều. Nhưng lại rất đáng yêu.

Tôi thấy mắt Mai Mai đỏ, rõ ràng khi đi đón mẹ em đã khóc. Bây giờ em đứng im nhìn mẹ. A Thụ đi lại quanh em, đưa giấy lau và nói lời an ủi vô tác dụng.

Ăn cơm xong, mẹ kê cái ghế dài cạnh giường tôi rồi ngồi xuống. Tôi biết mẹ lại sắp nói. Quả nhiên trong lúc pha sữa cho tôi, mẹ lại bắt đầu bài ca.

Tất cả những gì cần nói mẹ đã nói hết, có điều mẹ nói đi nói lại đến ba bốn lần, nói đến lúc không thể nghĩ ra cái gì để nói, lại nhắc chuyện ngày xưa của mấy anh em chúng tôi, từ khi tôi ra đời cho đến lúc Mai Mai, An An lớn lên. Mẹ nói một mạch đến mười một giờ.

A Thụ đã trở về trường. Mẹ cũng giục Mai Mai về nhà. Mẹ nhất định đòi ở lại bệnh viện chăm sóc tôi. Mẹ bảo: "Dương Dương đang ốm, cần có người ở bên". Bất chấp sự phản đối của tôi, mẹ kiên quyết ở lại.

Bệnh viện về đêm rất yên tĩnh, giọng mẹ lên bổng xuống trầm, ngọn đèn đầu giường hắt ánh sáng màu vàng nhạt lên mặt mẹ, nhìn thật thân thiết. Nghe mẹ nói về sự bướng bỉnh của mình thời nhỏ, chốc chốc tôi lại cười, có lúc chảy cả nước mắt. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ chăm chú nghe từng lời mẹ nói như vậy. Mẹ nói, dù lẩm cẩm nhưng chan chứa yêu thương.

Bây giờ xa nhà, tìm được một người phàn nàn, ca cẩm về mình thực không dễ. Phàn nàn chứng tỏ quan tâm nhiều. Mẹ không nói: "Mẹ yêu con". Tôi cũng không nói: "Con nhớ mẹ". Trong lúc này nói yêu là thừa, là khách sáo. Yêu, không lời; kính, để trong lòng.

Mặt mẹ không tốt, bình thường mẹ không đeo kính, chỉ lúc khâu vá mới đeo cái kính kiểu cũ.

Bây giờ mẹ lại đeo cái kính cũ ấy pha sữa cho tôi dưới ánh đèn, miệng vẫn nói liên hồi: "Thấy bảo là bú sữa mẹ thì thông minh, con từ nhỏ chỉ dùng sữa bò mà cũng đỗ đại học!". Nói đến đây mẹ có vẻ đắc ý lắm; có lẽ bà cho rằng con mình đỗ đại học rồi thì rất có tương lai. Tôi nhìn vẻ thoả mãn của mẹ, hối hận đã không cố gắng hơn để mẹ được tự hào về tôi. "Có biết vì sao sau này con không uống sữa bò nữa không? Lúc con ba tuổi, chẳng biết nghe ai bỗng một hôm quẳng bình sữa đi, nói như người lớn: "Mẹ, từ nay con không uống sữa bò nữa". Quả nhiên sau đó con không uống, dỗ thế nào cũng không được, không biết tại sao hồi nhỏ con lại ương như thế chứ!".

Mẹ vừa nói vừa lấy thìa quấy sữa, làn hơi bốc lên thoảng qua mặt mẹ, tôi thấy mắt mẹ đục hơn. Tôi còn nhớ trước đây mắt mẹ rất sáng, bất kể tôi làm gì mẹ cũng biết. Lúc nhỏ tôi rất sợ đôi mắt to, nghiêm khắc của mẹ. Khi ấy tôi chẳng thể tưởng tượng sẽ có lúc mắt mẹ lại đục mờ như vậy. Mẹ già thật rồi!

"Mẹ không mệt sao?". Tôi ngắt lời mẹ, hỏi.

"Mệt? Có gì mà mệt? Không mệt tý nào! Ngày xưa phục vụ mấy anh em nhà anh còn chịu được, một tý thế này có thấm vào đâu, nhớ ngày xưa cơm không dủ ăn…". Sau đó mẹ có thể nói nửa ngày trời về chuyện "ngày xưa".

"Mẹ, bố có khoẻ không?". Tôi lại ngắt lời.

"Ôi dào, đừng nhắc đến ông lão lẩm cẩm ấy, suốt ngày nốc rượu, đã biết huyết áp thấp, vậy mà cứ tối ngày rượu chè, để xem bao giờ ông ấy bỏ được rượu! Say khướt lại về nhà gây phàn nàn về bố. Tôi bịt tai, nghĩ sao trên đời lại có người phụ nữ lắm lời đáng yêu như mẹ.

Mẹ thổi sữa cho nguội bớt rồi đưa cho tôi, bảo cẩn thận kẻo nóng. Tôi không nói không rằng ngửa cổ uống hết cốc sữa. Ngọt, sánh, thơm…hoà quyện cả tình mẹ.

"Mẹ, sau này có tiền, con sẽ xây cho mẹ cái nha thật to!". Đây là lời hứa đầu tiên của tôi với mẹ. Rõ ràng mẹ rất phấn khởi nhưng vẫn nói: "Xây nhà làm gì, chỉ cần anh kiếm được tiền đủ nuôi vợ con là tốt rồi. Mẹ không định lấy một đồng của anh, chỉ cần Tết đến anh về ăn bữa bánh do mẹ làm là mẹ vui lắm rồi". Mẹ nói vậy nhưng rõ ràng bà rất vui, cuối cùng bà đã được nghe những lời hiếu nghĩa của đứa con trai.

"Mặc dù mới chỉ hứa, nhưng mẹ vẫn tin con là đứa có hiếu, ngoan, học được, không hút thuốc, không rượu, khá hơn ông lão nhiều".

Mẹ nói một hồi, bỗng nhớ ra điều gì, liền hỏi tôi, vẻ bí mật: "Con đã có bạn gái chưa?".

Tôi cười, nói: "Mẹ lo hão gì thế?".

Nhưng mẹ không chịu, thấy tôi lảng, mẹ giống như trẻ con nhằng nhẵng hỏi bằng được.

Tôi nói chưa có. Mà chưa có thật. Chỉ có điều khi nói như vậy, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của Hồ Khả.

"Thật chứ, con không dối mẹ chứ?’.

"Thật, chưa có thật".

Mẹ có vẻ vẫn chưa tin, chăm chú nhìn vào mặt tôi, tôi mạnh dạn nhìn lại. Tôi chưa có thật, việc gì phải giấu, mẹ ngẫm nghĩ một lát, rồi nhìn tôi mỉm cười, có lẽ bà đã tin.

Nếu mẹ biết tôi có bạn gái, chắc chắn sẽ lại giáo huấn, nào là bây giờ hãy còn sớm, phải tập trung học hành, sau này công thành danh toại tìm đâu chẳng được vợ, vân vân và vân vân. Nhưng thấy tôi chưa có bạn gái mẹ cũng không vui: "Sao con gái Trùng Khánh làm cao thế, con tôi có gì không tốt? Sao lại coi thường người ta thế! Dương Dương, đừng sốt ruột, con đâu có kém ai!".

Tôi cười sự đáng yêu của mẹ, tôi bảo không phải họ làm cao mà là con trai mẹ làm cao. Im lặng một lát, tôi nói tiếp: "Bây giờ chưa có nhưng sau chưa biết thế nào.". Trong lòng tôi vang lên cái tên Hồ Khả - cô gái tràn ngập ánh mặt trời nhưng vẫn toát ra hơi lạnh.

Mẹ đã quên chuyện đó, lại bắt đầu bài ca của bà, nghĩ gì nói nấy.

Đêm đó tôi ngủ thiếp trong tiếng phàn nàn của mẹ, thật lạ là tôi ngủ rất say. Mẹ tốt quá, tuy nói hơi nhiều. Những lời phàn nàn của mẹ làm tiêu tan nỗi nhớ nhà bấy lâu của tôi.

Tôi nghĩ mình đã là chàng thanh niên hai mươi hai tuổi, có sự nghiệp và suy nghĩ riêng. Nhưng trước mặt mẹ, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ.

* * *
14. PHỤ NỮ VÀ BÓNG ĐÁ
Nằm viện một tuần, tôi cơ hồ quên đường về nhà. An An bảo tôi mắc bệnh lú lẩn tuổi già.

Con bé An An cuối cùng cũng thể hiện bản lĩnh khi tôi xuất viện; điều kỳ lạ là mẹ hầu như không mắng nó. Mẹ chỉ nhắc con gái ở ngoài phải cẩn thận, An An trang nghiêm gật đầu.

Ra khỏi viện, nghĩ đến cảnh ngồi xe về nhà, tôi nói với em gái là tôi không thể ngồi nổi nữa, dù trên xe có chỗ ngồi thì tôi vẫn đứng!

"Khi người ta biết nằm lại ngồi suốt một tuần liền mới nhận thấy việc đi lại thật là thú vị".

Ra đến bến xe, mẹ nói: "Dương Dương vừa xuất viện, không thể chen trên xe buýt được, gọi tắc xi thôi.".

……

Về nhà, mẹ đích

2anh trai em gái[part 3] Empty Re: anh trai em gái[part 3] 2012-01-04, 7:56 pm

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Up…

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết